đậu tương đen hữu cơ

GĐPT & CLB Trẻ

11:03 11/10/2011

Phần II: Vấn đáp ký lục (HT.Tuyên Hóa)

(TG&DT) - Lấy khổ làm vui, lấy phải làm quấy, lấy vô thường làm thường. Cũng có thể nói là tâm tư không an định, ý niệm lộn xộn, loạn xạ, và thấy việc nghĩa không làm, thấy lợi thì ham. Tóm lại, đen trắng không phân biệt được, thật giả cũng không biết thì đó đều là điên đảo.

Hỏi:Xin hỏi Sư Phụ, Ngài có thể đánh lên đầu con thêm vài cái nữa không ạ!


Đáp:Không được tham lam!


Hỏi:Khổng Tử có ba ngàn đệ tử và 72 người có sáu tài nghệ (lục nghệ). Vậy trong xã hội ngày nay, nên có tài năng gì mới là người toàn diện?


Đáp:Có đạo đức thì thật là phú quý, không đức là bần cùng nhất. Người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu - tức là người hoàn hảo.


Hỏi:Tại sao học Phật pháp lại phải tọa thiền?


Đáp:Tức là phải học tập vô lượng kinh điển, vô lượng trí huệ trong tự tánh của chúng ta. Trong nhân tánh vốn có vô lượng pháp môn nhưng con người cứ bỏ gốc để chạy theo ngọn, rồi hướng ra ngoài truy cầu chớ không biết hồi quang phản chiếu.


Hỏi: Tại sao người tu đạo không nên có tình cảm?


Đáp:Tại vì tình cảm rất là ích kỷ. Nếu để thất tình lục dục làm chủ thì chúng ta sẽ phạm lỗi ích kỷ và sẽ rời xa đại đạo - bởi đại đạo là đại công vô tư.


Hỏi:Khi ngủ nằm mộng, việc làm trong mộng có tính là tạo nghiệp không?


Đáp:Những chuyện làm trong giấc mơ thì không kể là nghiệp. Chủ yếu lúc tỉnh mà không tạo nghiệp là được rồi. Nhưng cũng không thể nói một cách chung chung. Chẳng hạn như bảo là:


Tôi muốn nằm mơ để trong mơ tôi sẽ tạo nhiều nghiệp, vì như thế là không có tội. Nếu như quý vị không có cái vọng tưởng là muốn tạo nghiệp trong giấc mơ thì không sao. Còn như trong lúc bình thường tỉnh táo mà có ý niệm tạo nghiệp, nhưng lại không làm, thì đó là vì mê hoặc chớ không phải là nghiệp.


Hỏi: Đệ tử làm sao tu trí huệ?


Đáp:Không ngu si tức là tu huệ, bỏ ngu si đi tức là trí huệ, phá vỡ vô minh rồi thì pháp tánh sẽ xuất hiện. Đây, dễ như là trở bàn tay!


Hỏi:Kinh A Di Đà nói là chúng ta nên phát nguyện sanh về thế giới Cực Lạc bởi vì nơi đó không có ba đường ác. Nếu như mọi người đều sanh về thế giới Cực Lạc hết thì không có ai cứu độ chúng sanh ở ba đường ác, tức chúng ta không màng gì đến họ sao?


Đáp:Nếu chú không màng đến họ, thì sẽ có người khác lo. Chú ở trên đó tu thành Phật rồi thì cũng có thể trở về để lo cho họ. Đức Phật A Di Đà tức là như thế đấy.


Hỏi:Đa số người ta nói là: Muốn có phong thủy tốt thì nên treo một tấm gương ở trước cửa chánh. Phía bên trái căn nhà nên đặt một chậu kiểng màu xanh. Phía trên đầu giường của chủ nhà nên treo hai thanh kiếm, và dọc theo lối đi thì nên treo cái chuông gió. Làm vậy có phải không?


Đáp:


1) Tấm gương biểu thị cho sự thanh tịnh, là thân tướng chúng ta được trong sạch khi ra khỏi nhà. Quét nhà là quét rác ra khỏi cửa, khiến cho chúng ta được sạch sẽ. Gương cũng là sự sáng tỏ, hiểu rõ sự và lý, biết - chấp nhận theo định mạng tri túc, biết - không tham, không cầu. Vậy mà có một số người không biết, lại tin vào tà thuyết. Họ nghĩ rằng treo gương chiếu yêu ma thì tà ma không dám xâm phạm vào nhà. Nếu có ý nghĩ như vậy, thì tà ma đã nhập vào thân thể họ rồi.


2) Cây kiểng màu xanh chỉ là một cách trang trí trong nhà.


3) Kiếm trí huệ cắt dây tình ái để chúng ta đừng lạng quạng. Hai thanh kiếm chỉ là biểu tượng cho nam và nữ, mỗi người cầm giữ một kiếm. Không treo kiếm thì tà ma không đến, một khi treo lên thì tà ma sẽ tới chiến đấu với quý vị, bao lần ai thắng, ai bại không thể nào biết được.


4) Chuông gió tượng trưng cho sự điêu linh, tàn tạ. Ý nói trong gia đạo suy bại, mỗi ngày một lụng bại dần.


Tóm lại, phong thủy thì không ngoài tự tâm. Tâm địa tốt, quang minh chánh đại thì mọi việc đều tốt - không tốt cũng sẽ tốt. Còn nếu tâm địa không lương thiện, thì mỗi mỗi đều không tốt. Lúc đó việc tốt cũng biến thành không tốt. Vì vậy đức Phật nói: “Tất cả đều do tâm tạo.” Người xưa cũng nói: “Người đời cho rằng huyệt mạch ở trong núi, nhưng nào ai biết huyệt ở tại trong tâm.” Những kẻ giang hồ thuật sĩ hay cãi bướng, tự chế ra các lý luận không chính đáng để lừa gạt người ngu. Thật đáng thương! Đáng thương thay!


Hỏi:Khi an vị tượng Bồ Tát, chúng con có phải lựa ngày và chọn phương hướng hay không?


Đáp:Không cần phải chọn ngày và lựa chỗ. Quý vị nên đặt tượng Bồ Tát ở chỗ cao, cao khoảng nửa thân phía trên của mình là được. Coi ngày, xem hướng đều là tư tưởng của bọn yêu ma quỷ quái.


Hỏi:Có một vị Pháp sư bảo rằng: Người học Phật không cần phải tụng công phu khuya và chiều, như vậy có đúng không?


Đáp:Đó là vấn đề của chính ổng. Theo Sư, không tụng công phu khuya và chiều, cũng được, tức là không làm các công việc khác, cũng được luôn. Thế thì không ăn cơm, không uống nước, không ngủ nghỉ cũng được nốt.


Chắc có lẽ ông ta đã đạt tới mức “vô tu vô chứng” rồi phải không? Nếu đã đạt tới mức độ đó thì mới có thể nói vậy. Còn nếu chưa đạt tới trình độ vô tu vô chứng thì không thể nói như thế được.


Hỏi:Nghe nói công đức phóng sanh là lớn nhất. Xin hỏi, có chính xác là như vậy không?


Đáp: Trong Phật giáo, tất cả công đức đều là bình đẳng như nhau. Phóng sanh thì phải là vì lòng từ bi. Nếu có tâm cầu mong công đức mới làm thì khỏi bàn chi tới công đức. Còn nói, phóng sanh có công đức lớn nhất là cách nói không chánh xác, chẳng qua chỉ là cách để khuyến dụ mà thôi.


Hỏi:Cái gì là điên đảo?


Đáp:Lấy khổ làm vui, lấy phải làm quấy, lấy vô thường làm thường. Cũng có thể nói là tâm tư không an định, ý niệm lộn xộn, loạn xạ, và thấy việc nghĩa không làm, thấy lợi thì ham. Tóm lại, đen trắng không phân biệt được, thật giả cũng không biết thì đó đều là điên đảo.


Hỏi:Tu hành như thế nào mới có thể liễu sanh thoát tử?


Đáp:Ăn cơm, mặc áo, đi ngủ.


Hỏi:Xin hỏi cư sĩ tại gia vào những ngày ăn chay, con có thể giúp gia đình nấu mặn không?


Đáp:Nếu con muốn may áo cưới cho người ta kết hôn, thì đó là chuyện riêng của con.


Hỏi: Có một vị Pháp sư bảo các đệ tử của ông rằng: không được trì chú Lăng Nghiêm và chú Đại Bi bởi vì khi trì chú sẽ khiến cho thiên ma ngoại đạo phát sợ đến thất kinh, như vậy là trái với lòng từ bi. Cho nên, vị Pháp Sư đó dạy tín đồ ông không được đọc cũng không được xem bất cứ kinh điển nào, bởi vì không cần thiết để đọc, mà chỉ cần, nhất tâm niệm “A Di Đà Phật” là được rồi.


Đáp:Nếu nói người niệm chú không có lòng từ bi thì Phật cũng đã không nói ra chú Lăng Nghiêm và chú Đại Bi để làm giảm bớt tâm từ bi của các đệ tử Ngài.


HT. Tuyên Hóa

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp