đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

14:34 16/04/2014

Lịch sử Phật giáo và dân tộc Việt Nam (P.3)

(TG&DT) - Trước những biến động nguy ngập của thời đại, sự xuất hiện của Vạn Hạnh như một vị cứu tinh vĩ đại cho dân tộc, Vạn Hạnh là linh hồn của công cuộc cách mạng đưa Lý Công Uẩn lên ngôi
CON NGƯỜI ĐỘC DỊ CỦA NGÀN NĂM TRƯỚC VÀ SAU

1. Con người Vạn Hạnh và công cuộc cách mạng

Cuộc cách mạng mà Vạn Hạnh thực hiện là xoay chuyển vận nước và dân tộc bước vào thời huy hoàng, và tạo dựng nền triết lý thực dụng cho giống nòi.

2. Sự nghiệp chính trị 

Khả năng này Vạn Hạnh còn sử dụng tuyệt diệu hơn trong việc tạo dựng nên một Lý Công Uẩn, sau này trở thành một vị minh quân, một vĩ nhân của dân tộc. 

Trước những biến động nguy ngập của thời đại, sự xuất hiện của Vạn Hạnh như một vị cứu tinh vĩ đại cho dân tộc, Vạn Hạnh là linh hồn của công cuộc cách mạng đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Ngài đã đào tạo Lý Công Uẩn ngay từ lúc còn làm chú tiểu ở chùa làng Cổ Pháp, để sau này trở thành một vị vua anh minh làm tròn sứ mạng cao cả cho dân tộc. Nhờ sự giáo dục tài tình của Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn đã huân tập được tinh thần từ bi, trí tuệ trong Phật giáo, đặt sự tồn tại của dân tộc lên trên, xây dựng một xã hội nhân bản, hưng thịnh, an lạc. Sử gia Hoàng Xuân Hãn viết “Triều đại nhà Lý là triều đại thuần từ nhất trong lịch sử nước ta. Đó là nhờ ảnh hưởng của Phật giáo”. 

3. Tư tưởng thiền 

Sự có mặt của Vạn Hạnh là làm sống lại sinh mệnh của dân tộc, và tiếp nối để đạt được thành công, những hoài bão của lớp thiền sư trước chưa thực hiện được. 

Bài kệ của Vạn Hạnh để lại: 

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô 
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô 
Nhậm vận thạnh suy vô bố uy 
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô. 

Dịch: 

Thân như bóng chớp chiều tà 
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời 
Sá chi suy thạnh việc đời 
Thạnh suy như hạt sương sa đầu cành.
 
Nhà Lý trải qua 9 đời vua trị vì 216 năm (1009-1225)

Thái Tổ • Thái Tông • Thánh Tông • Nhân Tông • Thần Tông • Anh Tông • Cao Tông • Lý Thẩm • Huệ Tông • Nguyên Vương • Chiêu Hoàng (nữ hoàng)

Quốc Sư VIÊN THÔNG
(1080 - 1151)- (Đời thứ 18, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư tục danh Nguyễn Nguyên Ức, quê làng Cổ Hiền sau dời về phường Thái Bạch, kinh đô Thăng Long, lập nghiệp luôn tại đây. Sư tư chất thông minh, học hiểu đến chỗ tinh diệu, xuất gia lúc còn nhỏ. Thọ học với thiền sư Viên Học ở chùa An Quốc, huyện Cổ Hiền, Sư được thầy truyền tâm ấn.

Năm thứ sáu niên hiệu Hội Phong (1097), Sư đậu thủ khoa kỳ thi Tam giáo, sung chức Đại Văn. Đến năm thứ tám niên hiệu Long Phù Nguyên Hóa (1108) Sư lại đứng đầu kỳ tuyển khoa hoằng tài để bổ khuyết tăng đạo. Nhà vua quá quí kính muốn đem chính sự giao phó cho sư, sư cố từ chối chẳng dám nhận. Vua bèn tiến chức Nội Cung Phụng Truyền Giảng Pháp Sư. Bấy giờ, sư tùy cơ giảng giải giáo lư, khiến người giác ngộ, phá ngu giải hoặc không còn dư thừa. Những người thụ giáo nơi sư đều nổi tiếng sau này.

Năm thứ ba niên hiệu Hội Tường Đại Khánh (1112), sau khi trùng hưng ngôi chùa Diên Thọ, vua sắc sư làm bài văn bia. Vua mến phục tài, phong sư lên chức Tả Nhai Tăng Lục.Năm thứ ba niên hiệu Thiên Thuận (1130), vua Lý Thần Tông triệu sư vào cung để hỏi việc trị loạn, hưng vong của đất nước. Sư đáp:

- Thiên hạ ví như món đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì yên, đặt vào chỗ nguy thì nguy, chỉ ở đức vua thực hành khác nhau đó thôi. Đức hiếu sinh của vua nhuần thấm đến nhân dân thì nhân dân yêu vua như cha mẹ, tôn vua như mặt trời, mặt trăng, thế tức đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy.

Sư lại tiếp:

- Việc trị loạn còn ở các quan, được lòng người thì trị an, mất lòng người thì loạn lạc. Tôi trải xem các đế vương đời trước, chưa từng chẳng do dùng quân tử mà được hưng thạnh, vì dùng tiểu nhân mà bị nguy vong. Xét lý do như thế, không phải tại ngay một sớm một chiều, mà nguyên do của nó phát từ từ đã lâu lắm vậy.

Trời đất không thể làm nóng lạnh ngay, ắt phải dần dần từ xuân sang thu; nhân quân không thể làm trị loạn ngay, ắt phải dần dần từ thiện ác. Các thánh vương đời xưa biết thế, nên bắt chước trời tu đức sửa mình, bắt chước đất chăm tu đức để an dân. Sửa mình là cẩn thận bên trong, run sợ như dẫm đi trên lớp băng mỏng. Yêu dân là kính cẩn công chúng, nơm nớp như cầm roi nắm cương ngựa. Được như thế thì đâu mà chẳng hưng; nếu trái lại thì đâu mà chẳng vong. Lý do hưng vong từ từ như thế.

Năm thứ năm niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự (1137) vua sắp băng, sư có dự vào hàng cố mệnh thảo tờ di chiếu. Vua phó thác mọi việc cho sư.

Năm thứ nhất niên hiệu Thiệu Minh (1138), vua Lý Anh Tông lên ngôi, Thái Hậu xét thấy sư có công lớn nên rất trọng hậu.

Sau, sư về làng Cổ Hiền tỉnh Nam Định lập ngôi chùa hiệu Quốc Ân trụ trì đến già. Những thôn gần đây lấy thuế cung cấp mọi phí dụng cho sư.

Năm thứ tư niên hiệu Đại Định (1143) nhà vua vinh thăng sư chức Tả Hữu Nhai Tăng Thống, Nội Cung Phụng Tri Giáo Môn Công Sự, Truyền Giảng Tam Tạng Văn Chương, Ứng Chế Hộ Quốc Quốc Sư và ban tử y.

Ngày 21 tháng 4 năm Tân Mùi, niên hiệu Đại Định (1151), Sư họp chúng từ biệt, không bệnh mà tịch, thọ 72 tuổi.

Tác phẩm của sư:

1. Chư Phật Tích Duyên Sự, 30 quyển.
2. Hồng Chung Văn Bi Ký.
3. Tăng Gia Tạp Lục, hơn 50 quyển.
4. Viên Thông Tập, hơn một ngàn bài thơ.

Thiền Sư KHÁNH HỶ
(1066 - 1142)- (Đời thứ 14, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, Long Biên, vốn hạt giống tịnh hạnh. Thuở nhỏ, Sư đã không ăn thịt cá. Lớn lên theo thọ học với Thiền sư Bổn Tịch ở chùa Chúc Thánh.

Khoảng niên hiệu Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138), vua Lý Thần Tông mời Sư vào kinh. Sư ứng đối xứng hợp ý chỉ, vua bái phong chức Tăng Lục, lại thăng chức Tăng Thống.

Niên hiệu Đại Định năm thứ ba (1142) nhằm năm Nhâm Tuất, ngày 27 tháng giêng, sư thị hiện có chút bệnh rồi tịch, thọ 76 tuổi.

Sư có sáng tác “Ngộ Đạo Ca Thi Tập”, được lưu hành ở đời.

Theo Sử ký ghi Sư tịch vào năm Thiên Chương Bảo Tự thứ ba (1135).

Thiền Sư ĐA BẢO
(Đời thứ 5, dòng Vô Ngôn Thông)

Chẳng rõ Sư người ở đâu và họ gì. Chỉ biết, khi Khuông Việt đại sư mở trường giáo hóa ở chùa Khai Quốc, Sư đến tham học. Được Đại sư khen là bậc gặp cơ lãnh ngộ, xử sự rất đặc cách, riêng cho vào thất.

Sau khi đắc pháp, Sư chỉ một mình một bình bát tiêu dao ngoại vật.

Lúc Lý Thái Tổ còn nhỏ, Sư trông thấy dung nghi dị thường, bèn bảo: “Đứa bé này cốt tướng phi thường, sau này ắt làm chủ nước Nam.” 

Thái Tổ nghe nói thất kinh thưa: “Nay Thánh thượng anh minh còn tại vị, chốn hải nội đều trị yên, cớ sao Thầy lại nói lời phải tội tru di này?” 

Sư bảo: “Mệnh trời đã định, người dù muốn tránh cũng chẳng được nào.”

Đến khi Thái Tổ lên ngôi, thường thỉnh Sư vào cung thưa hỏi yếu chỉ Thiền và ân lễ Sư rất thâm hậu. Vua xuống chiếu trùng tu ngôi chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng là nơi Sư trụ trì.

Sau không rõ Sư tịch ở đâu và lúc nào. 

(Thiền tông VN)

*
*   *
NHÀ TRẦN

Mở đầu triều đại nhà Trần là Trần Thái Tông.(1225-1258), húy là Trần Cảnh, con của Trần Thừa, cũng là quan viên của triều Lý; chồng của bà Lý chiêu Hoàng; do Trần Thủ Độ mưu tính sắp đặt, được Lý chiêu Hoàng nhường ngôi, Trần Thái Tông khai sơn triều đại nhà Trần từ đó, và Lý Chiêu Hoàng là triều đại nhà Lý cuối cùng.

Sau khi Trần Thừa mất, Trần Thủ Độ trở thành nhiếp chính cho Thái Tông đến khi ông trưởng thành mà không hề có ý cướp ngôi dù quyền lực đang trong tay mình. Chính vì vậy mà được nhà vua sủng ái vì đã giúp vua lấy được lòng thiên hạ.

Do lấn quyền hoàng cung, Trần Thủ Độ đã phế Chiêu Hoàng xuống làm công chúa do không có con trai nối dõi tông đường, và ép Thái Tông lấy chị dâu đang có mang ba tháng, làm hoàng hậu; anh của Thái Tông và cũng là chồng của Thuận Thiên phu nhân bất bình, khởi binh dấy loạn. Thái Tông cũng phiền muộn, khó xử, tìm lên núi Yên Tử xuất gia, nhưng triều đình cùng Trần Thủ Độ đích thân tìm đến làm mất sự thanh tịnh chốn thiền môn, nên sư Phù Vân khuyên Thái Tông nên lấy ý dân làm gốc, là vua không tự làm theo ý mình.

Ảnh hưởng Phật giáo sâu đậm, vừa lên ngôi, Ngài đã ra sức xây dựng chùa miếu, tạo lập pháp khí, hộ trì Tam Bảo hết lòng. Chẳng những thế, thể hiện việc am tường nội điển và hành trì, Ngài trước tác các bộ sách: "Thiền tôn chỉ nam, Khóa Hư lục, lục thời sám hối khoa nghi, Trần Thái Tông ngự tập"; ngoài ra ông còn đề tựa kinh Kim Cang, một số bài luận về tọa thiền niệm Phật và khuyên răn tửu sắc.

Theo Gs.Trần Văn Giáp thì ông còn viết: Quốc triều thông chế, Kiến trung thường lễ.

Đối với xã tắc, Trần Thái Tông (Trần Cảnh) có nhiều đóng góp khiến sử sách phải ghi nhận là một vị “Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực là to lớn vậy”  (Đại Việt sử ký toàn thư)

Ông từng đánh thắng quân Mông và bắt nhốt các nhà ngoại giao Mông Cổ.

Ông ở ngôi được 32 năm, nhường ngôi cho thái tử Trần Hoàng, tức Trần Thánh Tông, lên làm Thái Thượng Hoàng được 19 năm; Tuy ở chốn Thiền lâm, ông vẫn quan tâm hướng dẫn vua Trần Thánh Tông về đạo đức, vương nghiệp và chính trị.

TRẦN THÁNH TÔNG:

Trần Thánh Tông (1240 – 1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông), ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 (sau khi Thượng hoàng Thái Tông mất. Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Dưới triều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên-Mông không sang xâm lược nữa. Không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục, ông đã thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, nhưng cương quyết, đề cao quyền lợi của Đại Việt chứ quyết không để cho người Nguyên sang thôn tính. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với vua con Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông.

Ông là vị Hoàng đế có lòng thương dân và thân thiết với anh em trong Hoàng gia. 
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Ông là vị vua thân thiện, hòa đồng với mọi người, ngoại trừ lúc lâm triều mới phân ngôi thứ, ông nói:

"Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung".

Ông cũng quan tâm tới giáo dục, quốc phòng và đời sống người dân, vì thế trong triều ra đến xã hội, đều an hòa, giặc không dám dòm ngó. Về quốc phòng, ông cũng rèn luyện tập trận, đúc súng đóng thuyền. Vua lệnh cho Lê Văn Hưu soạn bộ quốc sử từ thời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng gồm 30 quyển.

Nhà vua quan hệ ngoại giáo khá mềm mỏng, khôn khéo cho dù Nam Tống đang suy vi, mãi đến khi Nam Tống bị Nguyên Mông thôn tính, một số quan lại xin tỵ nạn, vua trọng dụng, ban chức tước phẩm trật mà vẫn cho người theo dõi quản lý. Quân Nguyên Mông dùng ngoại giao để khuất phục vua Thánh Tông không được, bèn dấy binh ứng chiến, nên đất nước một lần nữa đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

Năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông, lên làm Thái thượng hoàng, tuy ẩn tu, nhưng ngài vẫn quan tâm đến an nguy của đất nước. Năm 1284 chiến tranh xẩy ra giữa Đại Việt và Nguyên Mông, vua Nhân Tông và thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hỗ trợ đã đánh dẹp hai lần quân Nguyên Mông. Sau khi đất nước vắng bóng ngoại xâm, Trần Thánh Tông lui về ẩn cư, sáng tác thơ văn; tác phẩm lưu truyền là: "Hành cung Thiên Trường, Cung viên nhật hoài cực". Và:

* Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau)
* Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà)
* Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông)
* Phóng ngưu (Thả trâu)
* Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)
* Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông)

Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài). 

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông. “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”.

Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông:

Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.

Thánh Tông là vị hoàng đế hiền tài; đối với anh em họ hàng thân mật, không phân biệt chúa tôi, chỉ kể tình ruột thịt đối với dân trong nước mở mang kinh tế và việc học hành… Ông lại chỉnh đốn võ bị, chống ngoại xâm, biết ngoại giao mềm mỏng mà bảo vệ quyền lợi của đất nước, dùng kế hoãn binh trong nhiều năm. Khi chiến tranh nổ ra, ông cùng quân dân đồng cam cộng khổ để đi đến thắng lợi, có thể coi là vua tài đức toàn vẹn. (Bách khoa toàn thư)

TRẦN NHÂN TÔNG (1258 – 1308)
(Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử)
 
Ngài tên huý là Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh hoàng thái hậu, sanh ngày mười một tháng mười một năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở địa vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuởnhỏ.

Khi còn làm Thái tử Ngài đã tham học thiền với Thượng Sĩ Tuệ Trung, thâm đắc đến chỗ thiền tuỷ và kính lễ Thượng Sĩ làm thầy. Đến khi làm vua Ngài họp các thiền sư để bàn đạo lý.

Năm 21 tuổi Ngài lên ngôi hoàng đế (1279). Khi giặc Nguyên sang quấy rối, Ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết quân dân, Ngài đã hai lần (1285, 1288) đuổi được quân Nguyên, giữ gìn trọn vẹn đất nước. Dưới triều đại Ngài, hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là: hội nghị các tướng lãnh ở Bình Than, hội nghị những bô lão trong cả nước ở Diên Hồng để bàn kế, tỏ quyết tâm chống giặc.

Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi 1299, Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu đà (khổ hạnh), lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Sau đó Ngài lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng.

Vua Trần Nhân Tông viết trong bài phú nổi tiếng "Cư Trần Lạc Đạo": 

Đến năm 1304 Ngài dạo đi các nơi khuyên dân dẹp bỏ những miếu thờ thần không chánh đáng.
Đến ngày mùng một tháng mười một, trước khi viên tịch Ngài nói kệ:

Nhất thiết phápbất sanh,
Nhất thiết pháp bất diệt.
Nhược năng như thị giải,
Chư Phật thường hiện tiền.
Hà khứ lai chi liễu dã.

Dịch:

Tất cả pháp chẳng sanh,
Tất cả pháp chẳng diệt.
Nếu hay hiểu như thế,
Chư Phật thường hiện tiền.
Nào có đến đi ấy vậy.

Ngài còn lưu lại những tác phẩm:

1. Thiền Lâm Thiết Chuỷ Ngữ Lục
2. Đại Hương Hải Ấn thi tập
3. Tăng già toái sự
4. Thạch Thất Mị ngữ (do Pháp Loa soạn lại lời của Ngài)

"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, 
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. 
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, 
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền." 

Dịch: 

"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, 
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. 
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, 

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền."
Chư Phật thường hiện tiền.
Nào có đến đi ấy vậy.
(Trích thientongvietnam.net)

Công trạng đối với Phật giáo to lớn thì việc xã tắc không thể nói là nhỏ khi hai lần đánh đuổi quân Nguyên Mông. Bản chất của vua là nông dân, tục xâm mình thời bấy giờ từ cung đình đến dân dã đều nhất nhất. Vì thế vua rất được lòng dân. Nhân cách lãnh đạo đã thu phục được nhiều hiền nhân anh tài như: Thái sư Trần Quang Khải, danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật..., về văn học có các văn thi sĩ uyên bác như Nguyễn Thuyên, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Riêng Nguyễn Thuyên là người khởi đầu dùng chữ Nôm làm thơ phú, văn hay như Hàn Dũ bên Trung Quốc ngày xưa nên Nhân Tông cho đổi tên là họ Hàn. (danh nhân V.N-Nguyễn Đức Hiệp). 

Quân Mông "đốt phá hết chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp bóc dân gian, phá phách sản nghiệp trăm họ, mọi tàn ác không việc nào trừ.... đến độ hoàng thành cung điện tan hoang, vua phải tạm ngự ở Lăng thị vệ". Thế mà khi thắng giặc, vua vẫn giữ hòa khí, khiêm nhượng; lấy hoàng bào phủ đầu Toa Đô đem chôn cất cẩn thận. Sau chiến chinh, chính sách an dân áp dụng linh hoạt triệt để, miễn giảm thuế tô. 

Giảm thiểu cơ cấu hành chánh thật gọn nhẹ. Trần Nhân Tông lấy Trung hiếu làm đầu, khi về ngôi Thái thượng Hoàng, ngài vẫn khuyên nhũ Trần Anh Tông theo nề nếp đạo đức, nhưng rất nghiêm với việc ăn chơi say sưa của Anh Tông. Một hôm Anh Tông say khướt, bị Thái thượng Hoàng khiển trách. Vua bảo:

"Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được. Trẫm đang sống mà ngươi còn như thế, huống chi sau này?".

Vua dập đầu tạ tội.

Khi ông là Thượng hoàng, đối với con ông là Trần Anh Tông, ông để tự do nhưng đều khuyên bảo những điều nhân đức về phép trị dân. Sử sách chép rằng, Anh Tông là người có hiếu nhưng thường uống rượu và lẻn đi chơi đêm khắp kinh thành, đến gà gáy mới về. Vì thế có lúc Nhân Tông phải có thái độ cứng rắn.

Ngoài việc lãnh đạo đất nước chống ngoại xâm, quan tâm đến đời sống nhân dân, Ngài còn là một nhà thơ Thiền nổi tiếng, cũng là giáo chủ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cho quảng đời còn lại mà sách sử vẫn còn ghi nhận. Từ Yên Tử Sơn, lâu lâu Nhân Tông đi ngao du các nơi, thăm thắng cảnh thanh bình của quê hương mình. Lúc qua Thiên Trường vào một buổi chiều, trong cảnh tranh tối tranh sáng của đồng quê Việt Nam, dưới con mắt Thiền của mình, ông đã xúc cảm làm một bài thơ tựa đề "Thiên Trường vãn vọng"
 
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều dường có lại dường không
Mục đồng sáo vẵng trâu về hết
Cò trắng từng đôi hạ xuống đồng)

Trong đời Trần, vua Nhân Tông là một vị đế vương thừa hưởng tính nhân hậu, tài hoa và phóng khoáng của vua cha Trần Thái Tông, đem lại vẻ vang cho tổ quốc, tạo sự kính nể của bắc phương.

Chính vì thế mà hậu học không tiếc lời ngợi ca công đức của một vị vua hiển Thánh, một quôc vương hiển Phật qua các bài tham luận nhân ngày hội thảo khoa học về Phật hoàng Trần nhân Tông.

TRẦN ANH TÔNG (1293-1314): 

Trần Anh Tông là vị vua thứ tư của nhà Trần, kế vị vua Trần Nhân Tông. Ngài là đệ tử của Pháp-Loa tôn-sư, nên rất tinh thông về Phật-pháp. Noi gương phụ vương là vua Trần Nhân Tông, Ngài đã hăng hái truyền bá Phật Giáo trong nước. 

Cũng như vua cha Nhân Tông, ông là một vị vua anh minh. Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu,Đoàn Nhữ Hài; võ có Phạm Ngũ Lão, Lê Trung Hiển đều là những người tài giỏi. Thời đó vua hiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điều gì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình. Thời Anh Tông cai trị tiếp tục giai đoạn thịnh trị của nhà Trần 
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Sau khi thỉnh được đại tạng kinh ở Trung Hoa về, Ngài sắc in nhiều bản và dâng cho Phật Hoàng Trần-Nhân-Tôn, Ngài lại còn tuyên thiết những đàn tràng lớn để hành lễ và phát chẩn cho dân nghèo. 

Cũng như vua cha Nhân Tông, ông là một vị vua anh minh. Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hài; võ có Phạm Ngũ Lão, Lê Trung Hiển đều là những người tài giỏi. Thời đó vua hiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điều gì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình. Thời Anh Tông cai trị tiếp tục giai đoạn thịnh trị của nhà Trần. 
(Bách khoa toàn thư)

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư dù có khen nhưng vẫn phê phán ông là quá mộ đạo Phật: "Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi đến thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần. Song, tụ họp nhà sư trên núi Yên Tử, làm nhọc sức dân dựng gác Ánh Vân, thì chẳng phải tỳ vết nhỏ trong đức lớn đó sao?"

Tuy vậy, đến đời Anh Tông, đạo Phật không còn giữ được cái sắc thái rực-rỡ như đầu đời Trần nữa.
Nguồn: http://www.quehuong.org.vn.

Kể từ Trần Hiến Tông, đời vua thứ 6 của nhà Trần, Phật giáo bắt đầu suy vi do vua bê tha sa đọa, không lo việc nước, không được lòng dân, không trọng dụng các Thiền sư cao Tăng tham chính như các tiên đế, từ đó đất nước rối loạn, Phật giáo suy vi.

Triều Trần kể từ Trần Thái Tông Đến Trần Thiếu Đế là 12 đời vua, trị vì được 175 năm.

Nhà Trần là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý, trải qua 12 triều vua và chấm dứt đời vua Thiếu Đế, lúc đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly- tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175 năm. Như vậy qua 12 triều đại nhà Trần, chỉ có 3 triều vua đầu là Phật giáo hưng thịnh, 3 đời sau dần dần suy vi.

TÓM KẾT  LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM DƯỚI THỜI NHÀ TRẦN (1225-1400)

Trong đầu đời nhà Trần, có nhiều vị vua rất sùng mộ Phật-Pháp và đã có công lớn đối với việc truyền bá Ðạo Phật trong nước. Các vị vua nhà Trần có công với sự truyền bá Phật-Pháp:

1. VUA TRẦN THÁI TÔNG (1225-1258):

Trần Thái Tông tên húy là Trần-Cảnh, chồng bà Lý-Chiêu-Hoàng. Sau khi được vợ nhường ngôi, Trần Thái TônG trở thành vị vua khai nguyên đời Trần. Ngài là một vị quốc vương hiếu đạo rất sâu xa. Khi mới lên ngôi, Ngài đã lo việc truyền bá Ðạo Phật bằng cách lập chùa, đúc chuông và hộ trì Phật, Pháp, Tăng. Ngài lại còn soạn được hai tập sách rất có giá trị và gây ảnh hưởng quý báu cho việc truyền bá Phật-Pháp thời bấy giờ, là quyển: "Thiền-tôn chỉ Nam" và quyển "Khóa hư". Tập Thiền tông chí Nam nói rõ về đạo lý tu thiền; còn tập Khóa-hư giải rõ hành-tướng của cái khổ: sanh, lão, bệnh, tử. Hai tập ấy, ngày nay vẫn còn lưu truyền. 

2. VUA TRẦN NHÂN TÔNG (1278-1293): 

Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba đời Trần. Sau khi đã đánh bại quân Mông-Cổ một cách oai hùng, Ngài truyền ngôi lại cho con và vào tu ở núi Yên-Tử. Ngài thường đi khắp đó đây để bài trừ những hình thức mê-tín dị-đoan trong dân gian, thiết lập tu-viện, thuyết pháp-độ-sanh, mở rộng những trạm phát thuốc để cứu giúp người tật bệnh. Sau Ngài truyền pháp lại cho Tôn-Giả Pháp-Hoa và tịch ở am Ngọc-Vân trong lúc đang đi du hóa. Ngài chính là sư-tổ phái Trúc-Lâm. 

3. VUA TRẦN ANH TÔNG (1293-1314): 

Trần Anh Tông là vị vua thứ tư của nhà Trần, kế vị vua Trần Nhân Tông. Ngài là đệ tử của Pháp-Loa tôn-sư, nên rất tinh thông về Phật pháp. Noi  gương phụ vương là vua Trần Nhân Tông, Ngài đã hăng hái truyền bá Phật giáo trong nước.
 
Sau khi thỉnh được đại tạng kinh ở Trung Hoa về, Ngài sắc in nhiều bản và phát cho Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Ngài lại còn tuyền thiết những đàn tràng lớn để hành lễ và phát chẩn cho dân nghèo. 

Tuy vậy, đến đời Anh Tông, đạo Phật không còn giữ được cái sắc thái rực-rỡ như đầu đời Trần nữa.
(Tạng thư Phật Học- Thích Thiện Hoa)

Tuy nhà Trần có 12 vua, nhưng chỉ có 3 vị vừa có công với đất nước lại vừa xiển dương Phật giáo một cách xuất sắc, đã nêu như trên.

1. Trần Thái Tông (1226 - 1258)
2. Trần Thánh Tông (1258 - 1278)
3. Trần Nhân Tông (1278 - 1293)
4. Trần Anh Tông (1293 - 1314)
5. Trần Minh Tông (1314 - 1329)
6. Trần Hiến Tông (1329 - 1341)
7. Trần Dụ Tông (1341 - 1369)
8. Trần Nghệ Tông (1370 - 1372)
9. Trần Duệ Tông (1373 - 1377)
10. Trần Phế Đế (1377 - 1388)
11. Trần Thuận Tông (1388 - 1398)
12. Trần Thiếu Đế (1398 - 1400)

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (1230 - 1291) 

Tên thật là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung), là một thành viên trong hoàng tộc nhà Trần với tước hiệu Hưng Ninh Vương và là một thiền sư Việt Nam. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Tiểu sử:

Ông là người Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định. Ông là con trưởng của An Sinh vương Trần Liễu (nguyên tác chép An Ninh vương), anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm húy Thiều, vợ vua Trần Thánh Tông.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 (1285) và lần 3 (1287-1288), ông đều trực tiếp tham gia. Sử chép rằng ngày 10 tháng 6 năm 1285, ông cùng với Hưng Đạo Vương đem hơn hai vạn quân giao chiến với tướng nhà Nguyên là Lưu Thế Anh và đuổi Thoát Hoan chạy dài đến sông Như Nguyệt (sông Cầu). Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, ông còn được giao những nhiệm vụ ngoại giao quan trọng, từng đến đồn trại đối phương vờ ước hẹn trá hàng, làm cho họ mất cảnh giác, sau đó cho quân đến đánh phá.

Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) lập Dưỡng Chân trang để theo đuổi nghiệp thiền.

Năm 1291, Tuệ Trung thượng sĩ mất, thọ 61 tuổi.

Thiền:

Thời trẻ, ông không thích công danh, chỉ ham nghiên cứu về Thiền. Sau, ông học đạo với thiền sư Tiêu Dao, vừa thực hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình theo hình thức cư sĩ, vừa đảm trách các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Ông được vua Trần Thánh Tông nể vì do kiến thức uyên bác về nội ngoại điển, được vua tôn làm đạo huynh. Ông sáng tác nhiều thi, kệ; một số được kiết tập trong "Thượng sĩ ngữ lục" (Ngữ lục của Thượng sĩ) rất nổi tiếng.

Tư tưởng:

Do sinh ra trong một gia đình có nhiều nghịch cảnh, sớm được theo học thiền sư Tiêu Dao và lại trực tiếp tham dự vào những thời khắc quyết định vận mệnh đất nước nên ông nhận rõ chân tính cuộc đời và chọn lối sống hòa ái, tự tại. Tư tưởng chính của Tuệ Trung Thượng Sĩ thể hiện qua lời đáp dành cho câu hỏi tông chỉ thiền là gì của vua Trần Nhân Tông: "Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt được từ ai khác".

Còn nữa...
Minh Mẫn




Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp