đậu tương đen hữu cơ

Tôn giáo - Thời đại

12:28 10/10/2015

Đức Giáo hoàng Phanxicô nói chuyện về Phật giáo “Can đảm sống vượt Khổ để vào cuộc sống”

(TG&DT) - Có những điểm chung là đoàn kết lực lượng, có thể vượt qua những rào cản Chính trị, Tôn giáo và Văn hóa, đoàn kết thanh niên nam nữ, cùng chung lý tưởng và cương lĩnh Chính trị ổn định
Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, đức Giáo Hoàng Phanxicô có một bài phát biểu tại Đại hội, Ngài đề cập đến bốn nhân vật người Mỹ nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đó là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, lãnh tụ Dân chủ Abraham Lincoln (1809- 1865), Mục sư Martin Luther King (1929-1968), người lãnh  đạo cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền bình đẳng của tập thể người da đen trên nước Mỹ, Linh mục Thomas Merton (1915-1968), bà Dorothy Day, phóng viên và các nhà lãnh đạo phong trào xã hội nổi tiếng.  Kinh nghiệm cho thấy từ cuộc sống và hoạt động của 4 nhân vật ấy những ý tưởng có thể hướng dẫn hoạt động của chúng ta ngày nay.

Linh Mục Thomas Merton dòng Xitô Trappist ở Mỹ tiếp tục là một nguồn hứng tinh thần và là một nhà hướng dẫn cho nhiều người.  Linh Mục Thomas Merton cũng là người đối thoại và thăng tiến hòa bình giữa các dân tộc và tôn giáo.
 
Khi đức Giáo Hoàng đề cập đến Linh Mục Thomas Merton như là một phật tử, trên toàn thế giới ai cũng đều biết.
Giữa năm 1966 Thiền sư Thích Nhất Hạnh rời Việt Nam và đã trực tiếp gửi cho Chính quyền Hoa Kỳ Tuyên ngôn kêu gọi Hòa bình. Đi thuyết giảng khắp bắc Mỹ châu, Âu châu, Úc châu và Á châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trình bày tình trạng thảm khốc do chiến tranh gây ra ở Việt Nam. Đó cũng là lần Thiền sư Thích Nhất Hạnh gặp Linh mục Thomas Merton, dòng Trappist Thiên Chúa giáo.

Linh mục đã gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh là “người anh em của tôi” và đó cũng là năm Thiền sư Thích Nhất Hạnh gặp Mục Sư Martin Luther King Jr.Tiến sĩ Martin Luther King đã đề nghị trao giải Nobel Hòa Bình cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 1967 và trong bức thư gửi Hội đồng Giám khảo giải Nobel người viết: "Tôi chưa thấy người nào xứng đáng nhận giải Nobel Hòa Bình bằng vị Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam tao nhã này. Những cái thấy của ông, nếu đem thực hiện sẽ xây được cả thành quách lớn cho Hòa bình”.

Đặc biệt, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đóng một vai trò lớn trong việc phát triển Thiền Phật giáo khắp cộng đồng xã hội phương Tây. Lòng dũng cảm của mình? Cởi mở thành kiến, hòa hợp Tôn giáo, luôn tôn trọng truyền thống các Tôn giáo khác, chẳng hạn như Thiên Chúa giáo.

Ngày 16 tháng Mười Một năm 1938, Thomas Merton được rửa tội và rước lễ tại nhà thờ Corpus Christi.
 
Đầu năm 1939, ông tốt nghiệp M.A. tại Đ.H Columbia và quyết định ở lại trường để lấy Ph.D. Cũng thời gian này, ông theo một giảng khóa về Thánh Tôma Aquinô do Daniel Walsh giảng dạy và qua vị giáo sư này, ông làm quen với Jacques Maritain và dự khóa giảng của triết gia này về Thiên Chúa giáo Tiến Hành tại Câu Lạc Bộ Sách Thiên Chúa giáo. Có điều lạ là Walsh lại thuyết phục được Merton tin rằng chủ thuyết Tôma không thích hợp với Merton.
 
Tháng Mười năm đó, nhân một đêm sinh hoạt tại câu lạc bộ nhạc Jazz, Merton cho bạn bè biết ý định làm linh mục của mình. Sau đêm đó, ông tìm gặp cha Ford tại nhà thờ Corpus Christi. Vị linh mục này khuyên ông nên làm linh mục triều, chứ dòng tu không thích hợp. Trái lại Walsh thì nghĩ khác. Theo ông, Merton nên làm linh mục dòng. Nhưng Dòng nào, Dòng Tên, Dòng Xitô hay dòng Phanxicô? Cảm tình đối với Thánh Phanxicô Assisi khiến Merton nghĩ tới Dòng Phanxicô trước nhất. Vị đại diện Dòng Phanxicô sẵn sàng chào đón ông, nhưng sau khi được ông thổ lộ hết ‘khúc nhôi’ dĩ vãng, đã cho rằng ông không thích hợp với ơn gọi của Dòng này.

Đến lúc chịu chức Linh mục, Merton đã rất nổi tiếng ở bên ngoài đan viện, cuốn tự thuật The Seven Storey Mountain của ông đã bán tới 150,000 bản. Suốt các năm sống tại đan viện Gethsemani, Merton thay đổi từ một đan sĩ trẻ hết sức say mê với cuộc sống nội tâm qua một nhà văn và một thi sĩ có tính chiêm niệm. Ông nổi tiếng về các cuộc đối thoại với các niềm tin khác và quan điểm bất bạo động của ông trong những cuộc nổi loạn chủng tộc và Chiến Tranh Việt Nam của thập niên 1960. Cuối cùng, Merton đã đạt ước nguyện được sống cô tịch trong một căn nhà ẩn tu ngay trong Đan Viện vào năm 1965. Trong những năm ấy, ông từng vận động để các vị viện phụ chịu để ông tự do ra ngoài đan viện, đáp ứng phần nào danh tiếng quốc tế và số lượng thư từ khổng lồ từ rất nhiều nhân vật nổi tiếng thời ấy. Cuối cùng, vị đan viện mới là Rev. Flavian Burns đã cho phép ông qua thăm Á Châu vào cuối năm 1968. Trong cuộc du hành này, ông đã gặp Đức Dalai Lama tại Ấn Độ. Ông cũng tới thăm Polonnaruwa, thuộc Tích Lan, nay là Sri Lanka. Tại đây, ông có một cảm nghiệm tôn giáo mạnh khi ngắm nhìn tượng Phật Thích Ca ở đó.

Lần đầu tiên Merton biết đến và quan tâm tới các tôn giáo Đông Phương là lúc đọc cuốn Mục Đích Và Phương Tiện của Aldous Huxley vào năm 1937, một năm trước khi ông trở lại Đạo Thiên Chúa giáo. Từ đó, song song với việc nghiên cứu khoa bảng và cuộc sống đan viện, ông tìm tòi về Phật Giáo, Lão Giáo và Ấn Giáo.
 
Ông không chú trọng tới học thuyết cũng như định chế của các tôn giáo này, mà chỉ quan tâm tới những điều họ nói về kinh nghiệm nhân bản. Điều ấy không hẳn có nghĩa các tôn giáo này không có những nghi lễ và thực hành có giá trị đối với ông cũng như các Kitô hữu khác, nhưng chỉ có nghĩa: về phương diện học thuyết, Merton hoàn toàn gắn bó với Kitô Giáo và đàng khác, ông cho rằng các tín hữu của các tôn giáo kia cũng gắn bó với các học thuyết riêng của họ đến nỗi bất cứ cuộc tranh luận nào về học thuyết cũng đều vô ích đối với mọi người liên hệ.
 
Ông tin rằng Kitô Giáo phần lớn đã đánh mất truyền thống huyền nhiệm của mình để tiếp nhận quan điểm của Descartes về việc “vật thể hóa ý niệm, ngẫu tượng hóa ý thức suy tư, trốn chạy hữu thể mà đi vào duy ngữ, toán học và thuần lý hóa”. Đối với Merton, các truyền thống Đông Phương hầu như không bị ố tạp bởi thứ suy tư ấy và do đó có nhiều điều để hiến tặng ta về phương diện phải suy tư và hiểu về mình ra sao.
 
Tuy nhiên, ông quan tâm và viết nhiều nhất về Thiền. Vốn nghiên cứu nhiều về các Giáo Phụ Sa Mạc cũng như các nhà huyền nhiệm Kitô Giáo khác, Merton hiểu rất rõ điều các vị này từng tìm kiếm và cảm nghiệm được. Ông thấy nhiều điểm song hành giữa ngôn ngữ của các nhà huyền nhiệm Kitô Giáo này và ngôn ngữ của triết lý Thiền học.
 
Năm 1959, Merton bắt đầu một cuộc đàm luận với D.T. Suzuki. Cuộc đàm luận này sau đó đã được in trong cuốn Zen and the Birds of Appetite của Merton với tựa là “Wisdom in Emptiness”. Cuộc đàm luận này xảy ra sau khi Merton đã hoàn tất cuốn The Wisdom of the Desert. Merton gửi một bản cho ông Suzuki, hy vọng ông ta sẽ nhận định về quan điểm của Merton cho rằng Các Giáo Phụ Sa Mạc và các thiền sư đều có những cảm nghiệm tương tự như nhau. Gần mười năm sau khi cho xuất bản cuốn Zen and the Birds of Appetite, Merton đã viết ở lời bạt rằng “bất cứ cố gắng nhằm xử lý Thiền bằng ngôn ngữ thần học nào đều sẽ chẳng đi đến đâu”. Ông thấy khó có thể hòa giải giữa khuynh hướng Tây Phương và Kitô Giáo lúc nào cũng muốn lên danh mục và phát biểu ra lời mọi cảm nghiệm bằng các ý niệm của nền thần học phủ định và bản chất không thể diễn tả bằng lời của kinh nghiệm Thiền.
 
Đối với Merton, cần phải phân biệt một đàng là Phật Giáo Thiền Tông, một phát biểu của lịch sử và văn hóa, và Thiền. Theo ông, Phật Giáo Thiền Tông là một tôn giáo phát nguyên từ Trung Hoa và phát triển qua Nhật, với nhiều nghi lễ và định chế đi kèm. Thiền, trái lại, không bị cột vào một nền văn hóa, một tôn giáo hay một tín ngưỡng nào. Các trước tác sau này của Merton chịu ảnh hưởng của cái Thiền sau, một nền Thiền học không hẳn của Phật Giáo nhưng sẽ mang nhiều âm hưởng từ việc đào tạo đan viện trong truyền thống Kitô Giáo.

Linh mục Thomas Merton chỉ trích mạnh mẽ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, và phản đối chiến tranh cho nên nhanh chóng trở thành người bạn đồng hành cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Linh mục Thomas Merton đã xuất bản một bài báo có tựa đề: “Nhat Hanh Is My Brother”, bài báo cho thấy mặc dù bối cảnh Tôn giáo có khác giữa hai người, nhưng cùng chung lý tưởng Hòa bình: “Tôi có chung một dòng với nhiều người Mỹ và thấy điều này rất quan trọng. Có những điểm chung là đoàn kết lực lượng, có thể vượt qua những rào cản Chính trị, Tôn giáo và Văn hóa, đoàn kết thanh niên nam nữ,  cùng chung lý tưởng và cương lĩnh Chính trị ổn định”.

Linh mục Thomas Merton đã đến châu Á năm 1968, cùng với Hòa thượng Chogyam Trungpa Rinpoche và chư tôn đức Tăng già để thảo luận về đời sống tinh thần trong xã hội phương Tây, làm thế nào để các tu sĩ hòa mình trong xã hội phương Tây. Linh mục Thomas Merton đến châu Á để giao lưu, chia sẻ và tìm hiểu các truyền thống Tôn giáo khác nhau, nhưng trong thời gian hoạt động này, Linh mục đã xả báo thân vì tai nạn tại Bangkok, Thái Lan. Hưởng dương 53 tuổi.

Cuối cùng bài Diễn văn của đức Giáo Hoàng Phanxicô trích dẫn một đoạn trong quyển “Thiền và sự ham muốn” (Zen and the Birds of Appetite, 1968) để giải thích về việc tự can đảm để vượt thoát “Khổ”.

Sau khi Linh mục Thomas Merton viên mãn báo thân, Trung tâm Merton ở Pittsburgh tại Mỹ được thành lập để kế thừa di nguyện của ông, để ủng hộ việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạnh, và kết thúc việc sử dụng các máy bay không người lái, tiếp tục góp phần cho hòa bình thế giới.

Thích Vân Phong

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp