1. Không ai đến phỏng vấn đương sự như nội dung vừa kể.
2. Một số tình tiết hoàn toàn bịa đặt và bôi bác nhân thân của đương sự, ảnh hưởng tới trách nhiệm của phòng Thuơng binh - xã hội, danh dự của gia đình anh em ruột thịt đương sự.
3. Phản ánh không đúng sự thật về cuộc sống hiện nay cũng như quá khứ của nhân vật.
Trước đây, gia đình anh Tài, chị Trâm cho biết, có một người tự xưng tên Long, giới thiệu ở Đài Truyền hình thành phố HCM ?, đến làm phim về cuộc sống của anh chị. Sau đó, anh chị tìm hiểu và được biết: Nhóm anh Long không thuộc Đài truyền hình mà là của một công ty tư nhân, đem bán lại những thước phim này cho Đài, các Đài thay phiên nhau trình chiếu, và số tư liệu hình ảnh do vợ chồng thương binh cung cấp theo yêu cầu, cũng không hoàn trả lại; Nghĩa là họ mượn hình ảnh cuộc sống của Thương binh để làm tiền?!
Từ đó đến nay, không một ai đến phỏng vấn như bài báo vừa đăng, và một số tình tiếtcủa bài báo đăng trên “Pháp Luật và Cuộc Sống” trùng khớp với nhóm anh Long đã thực hiện.
Với tư cách nhóm trưởng nhóm Thiện Nguyện Khiếm Thị Hốc Môn, tôi xin đinh chính nhân thân của thành viên nhóm, đang là nạn nhân của quý báo “mượn đầu heo nấu cháo" trên đây:
Cột thứ nhất giòng thứ 11 từ dưới đếm lên: “…Rồi 1978, anh Tài cùng với người anh trai đăng ký xin làm Bộ đội tình nguyện sang chiến trường Campuchea tham gia chiến đấu. Đến năm 1980, trong một trận chiến, anh bị thương nặng và từ đó vĩnh viễn không còn nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời…” Phạm Tấn Tài là anh trai đầu, có một người em duy nhất, làm gì anh ta cùng với người anh tình nguyện đi bộ đội. Tuổi nghĩa vụ phải đi chứ anh ta không vì nhiệt tình cách mạng để đổi lấy sự mù lòa hiện nay như bài báo ca ngợi quá đáng.
Cột thứ 2 dòng thứ 13 từ trên đếm xuống, kể về chuyện lập gia đình của anh Tài, tác giả viết: …“ Nào ngờ, đếm nắm 1998, anh hụt hẩng, đau đớn khi người vợ hiền sau 14 năm chung sống, bất ngờ đơn phương đề nghị ly hôn, dù anh đã đưa ra trăm ngàn lý do để níu kéo, nhưng tất cả đều vô vọng. Và phủ phàng hơn là khi anh chưa kịp quên đi nỗi đau gia đình tan nát, người vợ vừa ly hôn của anh đã chóng vánh có một mái ấm với một người đàn ông khác”… Đây là hoàn toàn bịa đăt của tác giả, người vợ chia tay ấy nay vẫn chưa có gia đình với bất cứ đàn ông nào. Nếu cô ta biết được bài báo nầy bêu xấu lòng chung thủy của cô ta, tác giả và quí báo sẽ nghĩ gì?
Cột hai dòng 11 từ dưới đếm lên: …..“ Nhưng định mệnh nghiệt ngã, trong khi ngồi chờ mua vé xe, anh bị một thanh niên lừa lấy hết hành lý và tiền. Nơi đất khách quê người, không quen biết ai, lại không nhà, không tiền, mù lòa, trước cái đói khát anh buộc phải lang thang dọc các con đường xin ăn”… Tác giả có nghĩ rằng khi thân nhân của đương sự đọc những dòng nầy, cơn phẩn nộ của họ đến mức nào? Trên Sông Bé có nguời cậu ruột cũng đi kinh tế mới, ở Sài Gòn có người em ruột ổn định cuộc sống, chả lẽ họ bỏ đương sự đi ăn xin như thế, và không hề có như thế. Phòng TBXH để cho bộ đội đi xin ăn sao?
Cột thứ ba, giòng 11 viết: …“Bắt đầu cuộc sống mới, anh làm đủ nghề khác nhau để sống qua ngày. Anh Tài kể cho chúng tôi nghe về khoảng thời gian khó khăn đó: “ Hồi ấy, cứ nghề chi mần ra tiền là tôi mần, chứ không cần biết nó khó hay dễ. Đi xin xách nước thuê mà người ta chê mù lòa, rồi đi bán vé số ngày được ngày không, rồi đi đánh giày nhưng cũng không ít lần bị khách xù tiền công”… Anh Tài kể lại cho chúng tôi nghe có nghĩa tác giả trực tiếp gặp đương sự, thế mà tác giả không biết đương sự là nguời miền Nam sao lại dùng chữ mần chi ra tiền là tôi mần? đây là tiếng của người Huế xài thôi. Chuyện khôi hài mà tác giả bịa một cách trẻ con, mù thì làm sao đi xách nước thuê? Và mù làm sao đi đánh giày để biết sạch láng hay không mà làm. Việc nầy hoàn toàn vô lý mà đương sự, cũng là nạn nhân của tác giả chưa từng trải qua, anh Tài cũng chưa bao giờ đi bán vé số.
Cột ba dòng số thứ ba từ dưới đếm lên: …“Sau ngày cưới, anh Tài - chị Trâm dọn về tổ ấm là căn nhà nhỏ được gia đình anh cho tại ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hốc Môn”…Đồng Lâm ơi là Đồng Lâm, sao ông giàu óc tưởng tượng thế. Căn nhà mà ông nói là tự tay vợ chồng đương sự vay mượn mà làm ra chứ gia đình nào cho. Theo ông nói ở trên, gia đình để anh Tài phải đi xin ăn thi gia đình nào có khả năng mua nhà cho???
Cột số 4 dòng 27. Đồng lâm viết khi đàn bồ câu nuôi, bị dịch cúm phải hủy:…” Chị Trâm tâm sự, lúc nghe tin, hai vợ chồng chẳng còn biết làm gì khác ngoài việc ôm nhau khóc”…Khóc mà phải ôm nhau mới khóc được, sao mà hề thế!
Cũng cột 4 giòng 39. viết: …“ Khi gặp tôi, chị Trâm nghẹn ngào kể lại: ‘Lúc đó mỗi lần tôi nhận lương dạy học, còn anh ấy nhận khoản trợ cấp thương binh xong, là lấy ra một ít bỏ heo để dành trả nợ.. Còn lại là chạy một mạch ra chợ mua gạo đủ ăn cho cả tháng. Còn tiền mua thức ăn, có cũng được, không cũng chả sao’. Cuối năm 2004, vợ chồng anh chị cải thiện thu nhập gia đình bằng cách nhận làm thêm gia công bàn chải nhựa tại nhà. Lúc đầu anh chị không tự tin, vì tính chất công việc nầy cần sự tỉ mỉ, khéo léo, nên chỉ dám nhận mỗi ngày từ 4 - 6 cái để làm, nhưng giờ đây anh chị đã quen việc mỗi ngày có thể làm từ 40-50 cái”.
Lúc tác giả xào nấu nội dung nhặt được cho ra bài nầy, tác giả quên “nạn nhân” của tác giả là người mù nên tác giả bảo họ chạy một mạch ra chợ mua gạo cứ như là trẻ con trên 10 tuổi vậy. Tuy thời gian gia công làm bàn chải khá lâu, hiện nay từ 6g sáng đến 6g chiều, anh Tài cũng chỉ làm được 10 cái ( giá hiện nay 2.500 đ một cái, trước tết chỉ có 2.000đ) làm sao mà đủ khả năng làm từ 40-50 cái như Đồng Lâm viết bừa bãi như vậy. Ngay số lượng thành viên của nhóm Thiện Nguyện hiện nay cũng chưa quá 60 người, thế mà báo nói 90 người, một nhóm mà 90 người thì không còn là nhóm nữa mà là hội .
Tóm lại, bài báo có quá nhiều sai sót và cường điệu mà chính tác giả chưa hề gặp trực tiếp các đối tượng của nhóm Thiện Nguyện hay vợ chồng anh Tài chị Trâm, làm sao mà tự ý bịa chuyện ra như thế?.
Còn nếu tác giả Đồng Lâm là một người tên Long trước đây tự nhận nhân viên Đài truyền hình, chẳng lẽ người làm nghệ thuật và cầm bút tán tận lương tâm như những thành phần bất hảo khác trong xã hội, mượn hình ảnh tật nguyền của kẻ khác để phóng đại kiếm ăn?
Khi anh Tài - chị Trâm biết tin này, họ thật sự buồn với tác giả bài báo đăng trên “Pháp Luật và Cuộc Sống”đã vi phạm luật pháp khi xâm phạm bêu rếu đời tư của kẻ tật nguyền mà chưa được sự ưng thuận của “nạn nhân”, xuyên tạc cuộc sống của chính nạn nhân đang cố quên dĩ vãng, lạc quan với cuộc sống hiện tại.
Ngoài nhóm Thiện Nguyện Khiếm thị, còn có sự phản kháng của người vợ cũ cùng gia đình, thân nhân của đương sự. Chúng tôi chờ sự lên tiếng của Quí báo và tác giả!
MINH MẪN (0909.758.416)
Trưởng nhóm Thiện Nguyện
Hốc Môn ngày 4/4/2011
Xem chuyện đã đăng báo của Đồng Lâm tại đây