đậu tương đen hữu cơ

Cải đạo

15:23 23/06/2015

Cải đạo ở người Khmer Nam bộ

(TG&DT) - Với việc cải đạo người Khmer Tây Nam Bộ, cộng đồng Phật giáo kiên cố nhất đã bị lay chuyển. Tín hiệu này rất đáng quan tâm. Vì người Khmer Tây Nam Bộ mà còn cải đạo thì đó quả là tín hiệu rất xấu đối với Phật giáo.
1.    Giới thiệu

Bài viết ngắn này giới thiệu một tài liệu về cải đạo người Khmer Nam Bộ Việt Nam sang đạo Ca tô La Mã. Chúng ta đều biết người Khmer Nam Bộ Việt Nam gần như 100% theo đạo Phật Nguyên thủy Theravada.

Theo Phật giáo Nguyên thủy là một phong tục truyền thống của người Khmer. Vì vậy, người Khmer rất khó bị cải đạo. Tuy nhiên, gần đây đã bắt đầu có những thông tin về việc cải đạo của người Khmer, từ bỏ Phật giáo, chuyển sang các tôn giáo phương Tây như Ca tô La Mã, Tin Lành.

Dưới đây là trích đoạn một bài báo cho thấy người Khmer Tây Nam Bộ Việt Nam cải đạo.

Với việc cải đạo người Khmer Tây Nam Bộ, cộng đồng Phật giáo kiên cố nhất đã bị lay chuyển. Tín hiệu này rất đáng quan tâm. Vì người Khmer Tây Nam Bộ mà còn cải đạo thì đó quả là tín hiệu rất xấu đối với Phật giáo.

2.    Xuất xứ:
2.1.    Tên bài viết: “Những cộng đoàn giáo hữu Khmer Sóc Trăng”.
2.2.    Tác giả: Đình Quý
2.3.    Thông tin xuất bản: Báo “Công giáo và Dân tộc” tuần lễ 1/5 đến 7/5/2015, trang 22, mục Công giáo Việt Nam.

3.    Trích dẫn giới thiệu:

“Sóc Trăng, nằm trên địa bàn giáo phận Cần Thơ, là vùng đất giao thoa văn hóa giữa đồng bào người Kinh, Hoa và Khmer. Tín đồ Phật giáo nơi đây chiếm hơn 90% dân số toàn tỉnh, chỉ riêng tại thành phố Sóc Trăng đã có hơn 50 ngôi đình, chùa… Người công giáo ở Sóc Trăng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng có nhiều nét độc đáo riêng, trong đó có những giáo xứ tập trung đông đồng bào Công giáo người dân tộc Khmer.

Những hạt giống nẩy mầm

Trước hết cần phải nhắm tới họ đạo Trung Bình thuộc huyện Long Phú. Họ đạo được thành lập vào khoảng năm 1888 do các cha thừa sai Pháp, với tên gọi ban đầu theo tiếng Khmer –Preah Vihea Đông Kà Đôn (nhà thờ cây cột buồm). Trước năm 2007, khi Đức cố Giám mục giáo phận Cần Thơ Emmanuel Lê Phong Thuận chưa cắt một phần ranh giới của giáo xứ Bãi Giá, cách đó 800m, để sáp nhập vào họ đạo, 100% giáo dân đều là người Khmer, với khoảng 800 nhân khẩu. Linh mục Phê rô Huỳnh Văn Ngợi, phụ trách họ đạo từ năm 2006, cho biết: “Trung Bình nằm giữa một cộng đoàn người Kinh, trong khi họ đạo chỉ toàn giáo dân Khmer nên gặp nhiều khó khăn trong việc truyền giáo và phát triển giáo xứ. Được Đức Giám mục giáo phận chấp thuận, 1000 giáo dân tại Bãi Giá sau khi sáp nhập đã giúp cho họ đạo Trung Bình phát triển về nhiều mặt, đặc biệt là trong mục vụ trong giáo xứ đang ngày một lớn mạnh, nhiều đoàn thể được thành lập. Cộng đoàn anh em người Kinh, người Khmer trong xứ sống hòa hợp, thân tình”.

Cách ngã ba An Trạch khoảng 10km về hướng Cà Mau, nhà thờ giáo xứ Đại Tâm, nép mình bên quốc 1. Ngày trước, giáo dân trong xứ chỉ khoảng 150 người, đa phần là người Việt gốc Khmer nhưng lại có nhiều hoạt động bác ái xã hội, cụ thể là giúp một cộng đoàn đông đảo người Khmer lên tới 1.000 người tại bốn xã Phú Tân, Phú Tâm, An Mỹ, An Ninh thuộc huyện Châu Thành, nằm cách nhà thờ trên 20 cây số. Việc quan tâm đặc biệt này phải kể đến dấu ấn của linh mục chánh xứ Phê rô Tống Văn Năm.

Trước đây, khi chưa về nhận sở Đại Tâm, cha đặc trách công tác truyền giáo cho người Khmer ở Sóc Trăng nên đã đi vào những vùng xa xôi, hẻo lánh, nghèo khó để hỗ trợ cộng đồng này. Cha đi hỏi thăm từng gia đình để hiểu hơn về cuộc sống của họ, từ đó, thực hiện nhiều công tác mục vụ hướng đến người nghèo. Công việc đầu tiên cha thực hiện là xây cây nước để người dân có nước sạch để sử dụng, rồi giúp sửa chữa những căn nhà trống toác, xiêu vẹo, hỗ trợ vốn trồng lúa, nuôi heo… Cha còn tận dụng các mối quan hệ sẵn có để gởi gắm thanh niên Khmer vào những nhà máy, xí nghiệp tại các thành phố lớn giúp họ có việc làm ổn định cuộc sống. Với vốn tiếng Khmer như tiếng mẹ đẻ cùng sự tận tâm, cha thu hút được nhiều người yêu mến và xin theo đạo. Có 14 khóa học dành cho tân tòng đã được mở ra và 1.100 người đã trở thành giáo hữu nên số giáo dân Đại Tâm không ngừng tăng lên theo từng năm”.

Minh Thạnh (giới thiệu)

Bình luận (3)

Cha mẹ tôi, anh em gia đình tôi đều theo đạo Phật. Từ nhỏ, tôi đã có cảm tình với Phật Giáo. Lớn lên, khi thấy các thầy thực hành mê tín dị đoan, thấy phật tử đốt vàng mã tràn lan và nhét tiền vào tay tượng Phật và rất nhiều thứ mê tín khác... tôi không còn cảm tình với Phật giáo nữa. Hiện tôi không theo đạo nào.
Sơn ( 23/02/2018 17:08:00)
Bị cải đạo là đương nhiên, vì hiện giờ Phật Giáo đã bị phủ một lớp áo mê tín dị đoạn và thần bí hoá...làm phật tử ngày càng vô minh chứ không thấy giải thoát chỗ nào. Cần một sự chấn hưng mạnh mẽ...
Joro ( 19/07/2017 07:27:37)
Người khmer nghèo nên hễ ai có lòng thành giúp họ là họ mang ơn lắm, dân tộc khmer theo đạo phật nên họ rất ngay thẳng chính trực, còn vụ lôi kéo vào đạo chỉ là hình thức thôi, vì csống nên bị bôi nhọ chút đỉnh ko thành vấn đề. Tổ tiên quá cố đều ở trong chùa thử hỏi ai dám bỏ đạo?? Pengsomrách, Kompongtróp đều là chùa cổ có tiếng tăm lừng lẫy 4 phương của dtộc khmer không biết đừng viết bậy nhe tác giả.
vít tha ( 04/02/2017 11:03:33)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp