đậu tương đen hữu cơ

Cải đạo

08:24 02/11/2011

Cải đạo không phải lo ? (Trần Chung Ngọc)

Tôi thấy vấn nạn cải đạo của Ki Tô Giáo không có gì để cho chúng ta phải lo lắng, bận lòng: "Ki Tô Giáo đưa ra chính sách và kế hoạch cải đạo Á Châu. Nhưng đưa ra chính sách là một chuyện, có thực hiện được chính sách đó hay không lại là một chuyện khác. Chính sách này đã cho chúng ta thấy rõ bản chất đạo đức giả, và chủ trương xâm lăng tôn giáo, văn hóa của Vatican"...

Gần đây, trên một số trang nhà Phật Giáo trong và ngoài nước, vấn đề Ki Tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, tăng gia nỗ lực cải đạo những người ngoại đạo, đã làm một số tác giả, tăng sĩ cũng như cư sĩ, quan tâm, và một số tỏ vẻ lo ngại.  Đó là mối quan tâm và lo ngại chính đáng khi chúng ta nhìn vào một số Phật-tử cải đạo sang Ki Tô Giáo.  Nhưng đi sâu vào vấn đề cải đạo, chúng ta thấy rõ là vấn đề này không có gì đáng để cho chúng ta phải lo ngại.


 

Một số người lo ngại có lẽ vì đánh giá sai lầm Ki Tô Giáo, không biết rõ về bản chất và thực chất của Ki Tô Giáo nói chung, đặc biệt là Ca-tô Rô-ma Giáo nói riêng, nhất là về lịch sử truyền đạo của Ki Tô Giáo ở Á Châu.  Bài viết này sẽ trình bày cùng độc giả những lý do và sự kiện chính yếu khiến cho Ki Tô Giáo không thể thành công ở Á Châu, nhất là ở Việt Nam.  Nếu có chăng thì cũng chỉ là những trường hợp lẻ tẻ nhất thời, không đáng kể, và trong tương lai, Ki Tô Giáo ở Á Châu cũng sẽ chịu chung số phận như Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ ngày nay.


 

Lý do chính để Ki Tô Giáo không thể thành công là sách lược cải đạo của Ki Tô Giáo đã đi ngược lại lịch sử, và nhất là, đã đi ngược lại đà tiến hóa của nhân loại.  Thời đại của đức tin đã qua lâu rồi, nay là thời đại của sự hiểu biết chân chính.  Hiện nay, tình trạng suy thoái trầm trọng của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ là một sự kiện không ai có thể phủ nhận.  Vậy tại sao Ki Tô Giáo không tìm cách phục hồi những “giá trị” của Ki Tô Giáo ở những miền đất này, trước là cái nôi của Ki Tô Giáo, mà lại đi kiếm ăn ở nơi khác, và có thể kiếm ăn được hay không?.


 

Hai nguyên nhân suy thoái trầm trọng của Ki Tô Giáo


 

Có hai nguyên nhân chính.  Thứ nhất, sự tiến bộ trí thức và đời sống vật chất tương đối thoải mái đã khiến cho con người Tây phương thức tỉnh, không còn mê đắm trong những ước vọng hão huyền vào những điều hoang đường, mê tín của Ki Tô Giáo, nay đã không còn giá trị trước sự hiểu biết chân chính của con người, và nhất là trước những thành quả bất khả phủ bác của khoa học. Ảnh hưởng của Ki Tô Giáo trên con người Tây phương đang dần dần suy thoái, Ki Tô Giáo không thể đi ngược lại lịch sử, trở lại thời đại Trung Cổ hay thời đại man rợ và đen tối trí thức, cho nên Ki Tô Giáo phải tìm kiếm những miền đất mầu mỡ khác, nơi đây xã hội chưa được phát triển đúng mức vì hoàn cảnh lịch sử, và dân trí chưa được mở mang đúng mức cho nên dễ rơi vào vòng mê tín.  Ki Tô Giáo lợi dụng những hoàn cảnh kinh tế và xã hội đặc biệt ở những nơi đây, dùng bả vật chất để khuyến dụ con người vào Ki Tô Giáo, với những hứa hẹn hoang đường mà người Tây phương ngày nay không còn muốn nghe.

 


Tượng Phật Thích Ca tại Sarnath, Ấn độ

 

Thứ nhì, Tây phương càng ngày càng biết nhiều đến những giá trị nhân bản của các tôn giáo Đông phương, nhất là Phật Giáo.  Điều này đã khiến cho Ki Tô Giáo lo sợ và do đó tìm cách đối phó với những tôn giáo này ở ngay trong nội địa Á Châu qua những sách lược xuyên tạc, bịa đặt, bôi đen, hạ thấp các tôn giáo Á Châu, nhất là Phật Giáo, đồng thời tô hồng quảng cáo cho Ki Tô Giáo, dùng bả vật chất kiếm thêm tín đồ để duy trì quyền lực tâm linh và vật chất trên đám tín đồ thấp kém, và để làm hậu thuẫn cho những mưu đồ chính trị đen tối của Ki Tô Giáo..  Nhưng sách lược tà đạo này làm sao có thể thành công ở Á Châu, nơi đây các nền văn hóa nhân bản Thích, Nho, Lão cao hơn văn hóa mê tín quy thần của Ki Tô Giáo rất nhiều.

 

Ngày nay, trong thế giới  Âu Mỹ, cái nôi của Ki Tô Giáo nói chung, cái mà Ki Tô Giáo gọi là “Tin Mừng Phúc Âm” của Giê-su đã đang rơi vào những cặp tai không còn muốn nghe, và các tôn giáo Á Châu, nhất là Phật Giáo, càng ngày càng được các dân tộc Âu Mỹ biết đến vì đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo, những giá trị nhân bản vượt xa giá trị thần học của Ki Tô Giáo.  Âu Châu đang phế thải dần dần những “giá trị tâm linh Ki Tô Giáo”. 

 

Vậy Á Châu đâu có cần đến đồ phế thải của Âu Mỹ?  Phế thải vì những lời thú nhận của giáo hoàng John Paul II cũng như của Giáo hoàng Benedict XVI gần đây về nguồn gốc vũ trụ (Big Bang), về thuyết tiến hóa, về thiên đường và hỏa ngục v.v... đã đương nhiên bác bỏ thuyết sáng tạo, huyền thoại con người sa ngã nên cần đến sự chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su, cuộc sống đời đời trên thiên đường v.v...  Vậy thì Á Châu cần đến Giê-su để làm gì, và Tin Mừng của Giê-su là tin mừng như thế nào?  Tin mừng đối với ai?  Đó chẳng qua chỉ là, theo Mục sư Ernie Bringas, “một cái bánh vẽ trên trời” (A-pie-in-the-sky) cho những kẻ không theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, còn đứng ở phía sau xa với đầu óc cũ kỹ thuộc thế kỷ 17 (An astrolabe mind)..

 

Sau đây chúng ta sẽ thử tìm hiểu về bản chất và thực chất của Ki Tô Giáo nói chung, đặc biệt là Ca-tô Rô-ma Giáo, và thử xem sách lược cải đạo Á Châu của Ki Tô Giáo sẽ có thể thành đạt tới mức nào.

 

Không phải là vô căn cứ mà khi xưa ông cha chúng ta và các Vua quan triều Nguyễn đã coi Ca-tô Giáo là một “tà đạo”.  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã gọi Ca-tô Rô-ma Giáo là “đạo chích” (Thiên Hồ, Đế Hồ), nghĩa là đạo của những kẻ cắp, kẻ cướp.  Và Charlie Nguyễn, alias Thẩm Phán Bùi Văn Chấn, một tín đồ Ca-tô Giáo đạo gốc đã lên án đạo của mình chỉ là “đạo bịp”.  Đây không phải là những nhận định vô trách nhiệm mà dựa trên bản chất cùng những sự kiện lịch sử của Ca-tô Rô-ma giáo, xuyên qua hàng núi tài liệu đã thành văn, kết quả nghiên cứu của rất nhiều học giả, giáo sư đại học chuyên ngành, cùng một số bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo.  Những nhận định trên cũng đúng với Tin Lành.  Sau đây là phần chứng minh.

 

Ki Tô Giáo có phải là Tà Đạo không?

 

Trước hết, chúng ta chỉ cần đọc cuốn Kinh Thánh  của Ki Tô Giáo, so sánh nội dung trong đó với nội dung trong thiên kinh vạn quyển của Phật Giáo thì chúng ta thấy rõ đâu là chánh và đâu là tà.  Kinh Thánh và Kinh Phật là căn bản tạo niềm tin trong Ki Tô Giáo và trong Phật Giáo.  Tôi sẽ bàn chi tiết hơn về Kinh Thánh trong một phần sau.

 

Thứ đến, muốn phân biệt rõ ràng thế nào là “tà” và “chánh”, chúng ta hãy đọc:http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN56a.php để biết 100 danh nhân trí thức trên thế giới đã nhận định và phê phán về Gót (God) của Ki Tô Giáo và bản chất hiếu chiến của Ki Tô Giáo như thế nào, và đọc:http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN56b.php để biết 100 danh nhân trí thức trên thế giới đã nhận định và ca tụng Đức Phật và bản chất hòa bình của Phật Giáo như thế nào.

 


Chuyển pháp luân

 

Từ đây, chúng ta cần nhận thức là, dù chỉ có 1 người theo, hay không có ai theo, thì “Chánh Pháp” vẫn là “Chánh Pháp”.  Và dù có cả tỷ người theo, “Tà đạo” vẫn chỉ là “Tà đạo”.  “Tà” có thể lừa dối con người một thời nhưng không thể lừa dối được con người mãi mãi. Nếu bản chất Ki Tô Giáo chỉ là một “tà đạo” thì “tà’ làm sao có thể thắng được “chánh”.  Có thể một thời, “tà” đã ở vị thế thượng phong, làm mưa làm gió, nhưng cuối cùng thì bao giờ “chánh” cũng thắng “tà”.  Đó là chân lý ngàn đời của nhân loại.  Sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ, khiến cho Ki Tô Giáo phải đi kiếm ăn ở các lục địa khác, và sự nở rộ của Phật Giáo ở Tây phương đã thể nghiệm hơn gì hết chân lý ngàn đời trên.

 

Và thứ ba, một đạo giáo mà có một lịch sử ô nhục đẫm máu qua những cuộc Thập Tự Chinh, những tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng , tra tấn và thiêu sống những người mà Giáo hội cho họ là phủ thủy, thiêu sống cả khoa học gia chân chính, theo gót thực dân cưỡng bách cải đạo v.v… giết hại tổng cộng lên đến cả trăm triệu người vô tội, gồm cả già, trẻ, nam, nữ vô tội, thì có từ nào khác ngoài từ “tà đạo” để mô tả tôn giáo đó.  Ai bảo một tôn giáo như vậy là “thánh thiện” là “bác ái” v…v… xin mời lên tiếng.

 

 Ca-tô Rô-ma Giáo có phải là “đạo chích” không?

 

Tài liệu của một Linh mục và tài liệu của chính Vatican đã chứng minh rõ ràng hơn gì hết. 

 

Trước hết, chúng ta hãy đọc một tài liệu của Linh Mục Kirati Boonchua, giáo sư triết tại đại học Chulalongkorn, Thái Lan:

 

Niềm Hãnh Diện Của Ki Tô Giáo : Sao Chép Và Mô Phỏng

 

"Cho đến nay, không ai thật sự biết đúng ngày sinh và ngày chết của Giê-su.  Tất cả chỉ là đoán mò. [Ngô Triệu Lịch đã gọi nền thần học Ki Tô Giáo là nền thần học đoán mò].  Ngày sinh vào 25 tháng 12 là lấy của người La Mã.  Người La mã ăn mừng ngày sinh của Thần Mặt Trời vào ngày 25 tháng 12.  [Thật ra, dây không phải là ngày lễ riêng của dân La Mã mà là ngày mà nhiều nơi trong dân gian cổ xưa ăn mừng ngày bắt đầu lại dài ra sau một mùa Đông mà họ thấy ngày cứ ngắn dần và lo sợ không còn ánh sáng mặt trời nữa].  Ki Tô Giáo không có cái gì là của mình cả.  Ki Tô Giáo chỉ có thể sao chép và mô phỏng các tôn giáo khác.  Điều này có đáng xấu hổ không?  Tại sao Ki Tô Giáo lại phải xấu hổ?...

 

Hơn nữa, Giê-su cũng không có một hệ thống giáo lý của chính mình.  Giê-su mô phỏng những điều trong Cựu Ước.  Giê-su không thiết lập một hệ thống triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức cho Ki Tô Giáo.  Do đó, Ki Tô Giáo không hề có một hệ thống triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của Ki Tô Giáo để có thể phô trương trước các tôn giáo khác.  Chưa bao giờ có được một cái gì thực sự là của chính mình, đó là điều duy nhất mà Ki Tô Giáo có thể phô trương.  Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, hân hoan chấp nhận là triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của chúng ta ngày nay đều là sao chép và mô phỏng từ ngôn ngữ và văn hóa của những miền đất mà Ki Tô Giáo nảy nở trong đó.  Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, là những chuyên gia về kỹ thuật xảo trá...”.

 


Chùa Phra Kaeo, Bangkok, Thailan

 

The Proud of Christianity : Borrowing and Imitation

 

[...Up to now, no one actually knows the exact date of birth and date of death of Jesus Christ.  Everything is merely the matter of guess.  Christmas on 25 December was borrowed from Roman.  Roman celebrated the Birth of Sun God on 25 December.  Christianity possesses nothing of its own.  Christianity can only borrow and imitate others.  Is it shameful?  Why Christianity have to shame?...

 

Moreover, Jesus Christ also had no own syatem of teaching.  Jesus imitated those of the Old Testament... Jesus did not establish philosophical syatem, school of art and official language for Christianity.  Therefore, Christianity possesses no Christian philosophy, art and official language in order to show to others.  Never having any authentic thing of its own is the only thing Catholics can show off..  We, Catholics, delightfully accept that our present philosophy, art and official language are borrowed and imitated from the language and culture of the lands where Christianity has grown.  We, Catholics, are experts in manipulation..]

 

(Lecture of Father Kirati Boonchua, Professor of philosophy at the Faculty of Arts, Chulalongkorn University) in “Life Review” a Catholic program in Bangkok, broadcasting on 8 December 1985)

 

Thứ đến, Bản Tin mật số 10 (Bulletin No 10, p. 27) của Vatican, huấn thị cho các giám mục địa phương ở Á Châu phải đi ăn cắp những điều hay trong Phật Giáo với thủ đoạn sau đây:

 

“Trong những xứ Phật Giáo, để khoác bộ áo văn hóa bản địa, giáo hội có thể và phải lấy những điều hay trong truyền thống Phật giáo và biến đổi chúng, cho chúng một ý nghĩa của Ki Tô Giáo để có thể áp dụng chúng vào đời sống của những tín đồ của Ki-Tô.”

 

(In the Buddhist countries, in order to make its own cultural garnment, the Church can and must take on the good elements of the Buddhist tradition and transform them giving them a Christian meaning so as to adapt them to the life of the followers of Christ.)

 

Như vậy có phải rõ ràng là Ca-tô Rô-ma Giáo chỉ là “đạo chích” hay không?  Ai nói không phải xin mời lên tiếng.  Cuối cùng, Charlie Nguyễn lên án đạo của mình chỉ là “đạo bịp”.  Có đúng hay không và bịp như thế nào.

 

Ca-tô Rô-ma Giáo có phải là Đạo Bịp không?

 

Charlie Nguyễn nhận định không sai.  Thủ đoạn lừa bịp của Giáo hội Ca-tô Rô-ma thật không có tổ chức nào trên thế gian có thể sánh kịp.  Bịp từ đầu đến cuối.  Nhờ cái bịp đó mà Giáo hội cũng mê hoặc được đông đảo số tín đồ mà tuyệt đại đa số ngu muội, còn một phần nhỏ thuộc giới trí thức chăn chiên thì duy trì sự bịp cho những quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của mình.  Cấu trúc của Ki Tô Giáo là cấu trúc Kim Tự Tháp.  Một số nhỏ bịp bợm ngồi trên đầu trên cổ đám đông ngu muội ở dưới.  Để hiểu rõ điều này, chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn “Tiếng Kêu Than Của Người Dân” (Cry of the People) của Penny Lernoux: Link:http://en.wikipedia.org/wiki/Penny_Lernoux

 

“Từ lúc đầu, xã hội Mỹ La Tinh (Latin America) được xây dựng giống như một Kim Tự Tháp, với vài người Âu Châu da trắng đến truyền giáo và định cư và hưởng mọi quyền lợi đế quốc, và quần chúng thổ dân, da đen, giai cấp thấp, không có một quyền nào…  Giống như những kẻ chiến thắng Tây Ban Nha trong thế kỷ 16, hầu hết các nhà truyền giáo Âu Châu tới châu Mỹ La Tinh tự coi là những kẻ mang những văn hóa cao hơn nền văn hóa của dân bản xứ nhiều.  Những nhà truyền giáo ít quan tâm đến việc hòa nhập với các thổ dân hay dân Phi châu mà chỉ muốn chinh phục họ vào cấu trúc của tôn giáo Âu Châu.”

 

[From the beginning, Latin-American society was constructed like a pyramid, with a few Europeans settlers enjoying all the privileges of empire and a mas of Indians, blacks, and half-castes having no rights at all… Like the conquistadors, most of the European missionaries who came to Latin-America saw themselves as bearers of cultures vastly superior to those of the natives.  The missionaries were less interested in integrating the Indians and Africans than on subjugating them to the European religious structures]

 

Kinh nghiệm Việt Nam cho chúng ta thấy rõ tình trạng này cũng xảy ra ở Việt Nam, nhưng may mắn thay, chỉ xảy ra trong những ốc đảo ngu dốt (từ của LM Trần Tam Tĩnh), trong đó giáo dân Ca-tô và ngay cả các bề trên người Việt của họ cũng phải khúm núm hầu hạ thiểu số thừa sai ngoại quốc như thế nào.

 

Sau đây chúng ta hãy đọc về thủ đoạn bịp bợm để mê hoặc đám dân Việt ngu muội của Giáo hội qua tên thừa sai thực dân Alexandre de Rhodes.  Rhodes là sản phẩm của nền văn hóa cao của Âu Châu. 

 

Trong cuốn Hành Trình Và Truyền Giáo,  bản dịch cuốn “Les Divers Voyages et Missions du Père Alexandre de Rhodes, năm 1653”, nguyên bản bằng tiếng Pháp ở phần sau, của Hồng Nhuệ, do Tủ sách Đại Kết, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994.

 

Trong Lời Dịch Giả, Hồng Nhuệ viết:  “Chúng tôi để cho độc giả thưởng thức nguyên văn của giáo sĩ với những cảm tưởng và nhận xét khi đọc bản này.  Chúng tôi thiết nghĩ ngưởi Việt Nam không thể dửng dưng trước những gì có hệ (??) tới đất nước (trg. XII)” và “Chúng tôi không viết nhiều.  Cũng như khi nói về Hành trình, thì ở mục Truyền Giáo, chúng tôi để độc giả thưởng thức những trang sử liên quan  đến Giáo hội và đất nước Việt Nam” (trg. XIV)

 

Và câu kết của Alexandre de Rhodes trong cuốn sách là: Viết sách này để vinh danh Thiên Chúa”.  Chúng ta sẽ thấy rõ, thủ đoạn bịp bợm của Alexandre de Rhodes đã vinh danh Thiên Chúa như thế nào.


Alexandre de Rhodes

Phép giảng tám ngày

 

Bây giờ chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn sách trên để xem Rhodes bịp bợm  láo lếu đến mức nào và những người mà ngày nay còn tiếp tục ca tụng ông ta thực sự ngu xuẩn đến mức nào.  Rhodes viết:

 

Trang 74:  Với thánh giá Chúa, với nước phép, giáo dân tốt lành đã thông thường đuổi ma quỉ, chữa các thứ bệnh tật.  Chỉ cho uống 4,5 giọt nước thánh mà chữa được người mù và cho 2 người chết sống lại.  Họ ra đi, cắm thánh giá ở đầu, ở giữa và cuối xóm.  Họ đến thăm bệnh nhân, đọc kinh và cho bệnh nhân uống vài giọt nước phép.  Không đầy 5 ngày đã chữa khỏi 272 người.

 

Trang 77:  Họ rất quí trọng nước phép, cứ 5,6 ngày họ lại đến lấy.. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng.  Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với 5 vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.

 

Nước phép hay nước thánh là nước thường đã được ông linh mục bi bô đọc vài câu tiếng La-Tinh để biến nó thành nước phép hay nước thánh.  Rhodes đã thông thạo môn thần học bịp bợm dân ngu, nhưng chính ông ta cũng lại ngu không thể tả được mới viết lên được những đoạn trên.  Chỉ với 4,5 giọt nước phép là có thể chữa được người mù, người chết sống lại, và chữa khỏi mọi bệnh tật.  Nhưng mỗi chủ nhật ông ta phải phù phép biến 5 vại nước lớn thành nước thánh hay nước phép để thỏa mãn nhu cầu của giáo dân.  Một vại lớn có bao nhiêu lít nước?  Một lít nước có bao nhiêu giọt nước.  Nếu tính ra thì 5 vại nước phép đó có thể chữa cho cả nước Pháp của ông ta khỏi mù, vì trong thế kỷ 17,  cả nước Pháp đang mù vì là toàn tòng Ca-Tô Giáo.  Nhưng ngày nay, chẳng cần đến nước phép hay nước thánh (holy water) gì đó mà Pháp cũng đã ra khỏi cảnh mù rồi.  Giáo dân Việt Nam dùng loại nước phép đó đã mù lại càng mù thêm vì tin vào cái đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ bịp bợm hoang đường quá lố lăng chẳng có ai có thể tin được.. Tác giả Hồng Nhuệ chắc đã phải thưởng thức đoạn trên và tin nên mới dịch cuốn sách này để cho chúng ta thưởng thức.  Xin mời ông lên tiếng nhận xét về mấy đoạn trên của Rhodes. Tôi đề nghị, mỗi khi ông bị cảm, hay bị bệnh, hãy đến xin Linh mục Nguyễn Văn Lý ở trong tù vài giọt nước thánh, chứ đừng có uống Aspirin hay Tylenol, Advil… hay đi khám bác sĩ, vào nhà thương làm chi. 

 

Độc giả có thể đọc bài “Di Hại Của Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ”, phê bình chi tiết cuốn “Hành Trình Và Truyền Giáo”, vạch trần chi tiết nhiều hành động và tư tưởng xảo quyệt của Alexandre de Rhodes trên sachhiem.net hoặc giaodiemonline: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN50.php hay  http://giaodiemonline.com/2008/07/dihai.htm

 

Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” là cụm từ Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang dùng để  chỉ những ảnh hưởng tai hại của Thiên Chúa Giáo La Mã (Thiên-La) mà giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc-Lộ) đã mang đến đầu độc đầu óc lớp người dân thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam: "Sự tổng hợp của sách lược truyền đạo tàn bạo, cường quyền thắng công lý, của giáo hội Công giáo và sự cuồng tín, gian manh, xuyên tạc, cùng cách dùng ngôn từ hạ cấp của giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)." [Xin đọc Chương 15 trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư (1954-1963) của Giáo sư Quang]  Di lụy của sách lược đầu độc này còn kéo dài cho tới ngày nay, trải dài từ trong tòa thánh Vatican đến xóm đạo Bolsa, các xóm đạo ở Việt Nam, Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, và trên những diễn đàn truyền thông điện tử như Tiếng Nói Giáo Dân hay Vietcatholic, Nữ vương Công lý, Anhbasam…

 

Trên đây là nói về cá nhân Alexandre de Rhodes.  Còn Giáo hội thì đã bịp như thế nào?

 

Chúng ta khá quen thuộc với những câu người Ki Tô Giáo nói về Thiên Chúa của họ, những câu được Giáo hội nhồi vào đầu óc họ, trong khi họ thực sự không biết Thiên Chúa là cái chi chi.  Những câu ca tụng Thiên Chúa như: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian”, “Thiên Chúa là tình yêu”, hoặc “Giê-su yêu bạn”, "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do...", “Tin Mừng Phúc Âm” v..v…  chẳng qua chỉ là những lời khoa trương bịp bợm đã được nhồi vào đầu óc của đám tín đồ thấp kém ở dưới, và thảm thay, thời buổi này mà người ta vẫn còn tiếp tục nhai đi nhai lại mấy câu vô nghĩa, sai sự thực đó trên các diễn đàn truyền thông, trong khi những câu đó chỉ nên nói trong khuôn viên các nhà thờ để các linh mục và con chiên nghe và tự sướng với nhau mà thôi.

 

Trước hết là về Gót trong cuốn Thánh Kinh.  Đọc Thánh Kinh chúng ta thấy toàn bộ Cựu Ước gồm những chuyện ác ôn, dâm loạn, giết người hàng loạt do chính Gót ra tay hoặc sai đầy tớ làm.  Trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, tác giả Richard Dawkins,  mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], đã đưa ra tới 16 nhận định về Gót mà tôi đã chứng minh dùng ngay chính những điều viết trong Cựu Ước:

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/3NGOI/TCN64_Cha.php

 

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Gót trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻkhát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

 

[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

 

Vậy mà Giáo hội vẫn bịp con chiên là, “Thiên Chúa Quá Thương Yêu Thế Gian…”, “Thiên Chúa là tình yêu” (God is love)… và các trí thức Ca-tô Việt Nam cũng thường nhắc đến câu này.  Thật ra thì, tình yêu của Chúa chỉ để cho đám con chiên, có đầu óc của con chiên, hoàn toàn đầu phục Chúa và sợ Chúa, hãnh diện làm đầy tớ hầu hạ việc Chúa, chứ đối với những người có đôi chút đầu óc thì Chúa ghét thậm tệ và có thể hành hạ họ đến đâu thì hành hạ.  Nhưng đây chỉ là những gì viết trong Thánh Kinh.  Trong thực tế, Chúa chẳng yêu ai và cũng chẳng có thể phán xét, hành hạ ai, vì một lẽ rất giản dị:  Chúa chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của dân Do Thái trong thời bán khai và nền thần học đoán mò của Ki Tô Giáo đã dựng lên cho những mục đích thế tục vật chất cá nhân.  Điều này chứng tỏ các trí thức Ca-tô Việt Nam rất mù mờ, chỉ biết nhắc lại như con vẹt những gì Giáo hội dạy, chứ tự mình không đọc nên không biết đến tất cả những sự độc ác của Gót trong Cựu Ước.

 

Tân Ước có khá gì hơn không?  Làm sao mà khá hơn được?  Người ta thường nói: “Con hơn Cha là nhà có phúc”, nhưng ông con Giê-su trong Tân Ước còn tệ hơn là Cha ông ta trong Cựu Ước.  Thật vậy, Robert G. Ingersoll, nhà tư tưởng tự do (freethinker) vĩ đại nhất của nước Mỹ đã nhận định:

 


Link: 
http://en.wikipedia.org/wiki/Robert_G._Ingersoll

 

Một lý do chính để bác bỏ Cựu Ước là những việc độc ác được lệnh làm, hoặc làm bởi Gót của Ki Tô Giáo.  Tất cả những sự độc ác này chấm dứt với cái chết.  Sự trả thù của Thần Gia-vê ngưng ở nấm mồ.  Ông ta không đe dọa trừng phạt kẻ chết; và không có một lời nào trong Cựu Ước, từ cái điều sai lầm đầu tiên trong chương Sáng Thế đến lời nguyền rủa cuối cùng trong sách Malachi, nói lên điều ông ta sẽ tiếp tục trả thù con người trong một đời sau.  Điều này để dành cho Tân Ước với giáo lý về sự đau đớn vĩnh viễn (eternal pain).  So sánh với giáo lý này trong Tân Ước, giáo lý về nô lệ, những chiến tranh diệt chủng, những lời nguyền rủa, những sự trừng phạt của Gót trong Cựu Ước đều là nhân từ và công bằng (were all merciful and just).

 

Cựu Ước chất đầy thế giới này với bạo hành và bất công, Tân Ước cho chúng ta một tương lai đầy những đau đớn cho hầu hết mọi người.  Cựu Ước mô tả hỏa ngục trong quá khứ, và Tân Ước, hỏa ngục trong tương lai.   Cựu Ước cho chúng ta biết những chuyện khủng khiếp Gót Cha đã làm, và Tân Ước, những điều Gót Con (Giê-su) sẽ làm.

 

Hai cuốn sách này cho chúng ta những sự đau khổ của quá khứ và trong tương lai – sự bất công, sự đau khổ cực độ về tinh thần cũng như thể xác (agony) và nước mắt của cả hai thế giới, quá khứ và vị lai.

 

Hãy đọc Cựu Ước, rồi, với tất cả những chuyện giết người và tàn sát; với tất cả những giáo lý ô nhục; với tất cả những câu chuyện hoang đường độc ác và điên rồ; với tinh thần giai cấp, hận thù, và cho tôi biết, phải chăng đó là tác phẩm của một Gót lành thiện? 

 

Tuy vậy, tôi phải nói rằng – tôi phải chấp nhận rằng – (I must say – I must admit) Cựu Ước còn khá hơn là Tân Ước.  Trong Cựu Ước, khi Gót Cha làm cho một người chết, ông ta để yên cho hắn.  Khi ông ta thấy hắn nằm yên trong mồ, ông ta thấy thỏa mãn.  Những thớ thịt trên mặt được thư giãn, và cái bộ mặt cau có của ông ta nhường chỗ cho một nụ cười thỏa mãn.  Nhưng trong Tân Ước, bất hạnh bắt đầu từ lúc chết.  Trong Tân Ước, Gót Con [Giê-su] tiếp tục trả thù mãi mãi (wreak his revenge forever and ever).  Chính cái con người từng nói “Hãy yêu kẻ thù của các ngươi” (Giê-su) dành quyền đầy ải con người trong ngọn lửa vĩnh hằng của hỏa ngục.  Tân Ước thật là tệ ác hơn Cựu Ước, vì hỏa ngục thì ác hơn là giấc ngủ, một hình phạt độc ác vô tận thì ác hơn là một cuộc an nghỉ; vậy mà, Tân Ước tự cho là Phúc Âm của tình thương và hòa bình.

 

Nhưng trong Tân Ước thì có gì đặc biệt?  Thực ra là chẳng có gì ngoài cái bánh vẽ “cứu rỗi” của Giáo hội đưa ra để lừa bịp con chiên.  Trong Tân Ước, chúng ta thấy trong nhiều chỗ, chính Giê-su đã nguyền rủa những người không theo tin ông ta là đồ rắn rết, và đe dọa họ phải bị đầy đọa xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của ông ta thiêu đốt.  Ngoài ra ông ta còn coi những người không phải Do Thái là “Chó”.  Vì ông ta đã khẳng định nhiều lần là ông ta sinh ra chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi, và ra lệnh cho những người theo ông không được đi truyền đạo  ngoài 12 bộ lạc Do Thái.

 

Trước hết, chúng ta hãy bỏ qua chuyện ông ta sinh ra đời bằng cách nào, qua đường thụ thai sinh nở bình thường của một người mẹ, hay qua đường bất thường của một con Ma Thánh (Holy Ghost) trong nền thần học Ki Tô Giáo.  Chúng ta hãy đọc vài lời do chính Giê-su nói ra về mục đích của ông ta sinh ra đời.  

 

a)  Trong Matthew 10: 34-36, Giê-su khẳng định:

 

Đừng tưởng rằng Ta sinh ra để mang lại hòa bình trên trái đất.  Ta không sinh ra để mang lại hòa bình mà là gươm giáo.  Vì Ta sinh ra để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.

 

b)  Và Luke 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:

 

Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới.  Không, Ta đến để chia loài người làm hai.  Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai.  Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.

 

Trong những “Tin mừng Phúc âm” như trên của Giê-su trong Tân Ước thì chỉ có những điều trên là được ứng nghiệm, vì đi đến đâu, đạo Giê-su cũng đưa đến những cảnh chia rẽ, đối nghịch nhau, trong quốc gia, trong cộng đồng, và trong gia đình.  Bất hạnh thay, Việt Nam cũng nằm trong các quốc gia này.

  

Nhưng mục đích sinh ra đời của Giê-su không chỉ có vậy.  Ông ta khẳng định trong Matthew 5: 17-18: 

   

Các ngươi đừng tưởng ta đến để phá luật [của Cha ta = Gót] hoặc các lời tiên tri [trong Cựu Ước]; ta đến không phải để phá, mà để hoàn thành.  Vì ta nói thật cùng các ngươi, cho đến khi trời đất không còn nữa, một chấm một nét cũng không được ra ngoài luật cho đến khi tất cả đều hoàn thành.

   

[Do not think that I came to destroy the Law or the Prophets.  I did not come to destroy but to fulfill.  For assuredly, I say to you, till heaven and earth pass away, one jot or one little will by no means pass from the law till all is fulfilled.]

  

Câu trên, Matthew 5: 17-18, có nghĩa là Giê-su tôn trọng và muốn hoàn thành những luật của cha ông ta trong Cựu Ước.  Những luật của Cha Giê-su trong Cựu Ước là những luật như thế nào?  Có bao nhiêu tín đồ Ki Tô Giáo biết rằng trong Cựu Ước, Cha của Giê-su ta đã nhiều lần ra lệnh hay đích thân giết người tập thể (mass killing) vô số người vô tội: đàn ông, đàn bà, trẻ con, [con số lên đến hàng nhiều triệu] và hủy diệt nhà cửa, thị trấn, và các tôn giáo khác.

   

Luật đầu tiên của Cha Giê-su trong 10 điều răn trong Cựu Ước mà Giê-su nói là phải hoàn thành, là “Ngươi không được thờ thần nào khác ngoài ta”. Và để củng cố cái luật này, Cha của Giê-su còn ra lệnh trong Phục truyền 13: 6-10 Nếu anh em ngươi, con trai hay con gái ngươi, vợ ngươi hay bạn ngươi, khuyến dụ ngươi đi thờ các thần khác, thần của các nước lân bang hay xa xôi.., thì ngươi phải giết nó đi, trước hết là đích thân tay ngươi phải ném đá để cho nó chết,  rồi sau mới đến tay của dân chúng. 

  

[Nếu luật này cũng được áp dụng đối với các tôn giáo khác thì mọi nhà truyền giáo Ki Tô, từ Alexandre de Rhodes cho tới Puginier v..v…, và các nhà truyền đạo Tin Lành trên thế giới đều phải bị ném đá cho chết đi hay là cho lên ghế điện thời nay.  Nhưng chẳng có đạo nào ở Á Đông lại ác ôn như đạo Thiên Chúa.  Vì thế nên đạo Thiên Chúa mới có thể xâm nhập vô sự vào các quốc gia khác, và các thừa sai mới có thể huyễn hoặc đầu óc người dân ngu bằng những chuyện hoang đường phi lý.  Điều này chứng tỏ các tôn giáo ở Á Đông vượt xa Thiên Chúa Giáo về đạo đức tôn giáo.]

  

Sau đây là vài luật ác ôn khác của cha Giê-su đối với các tôn giáo khác như sau:

 

Phục Truyền 12: 2-3: 

    

Phàm nơi nào những dân tộc, mà các người sẽ tước quyền, đã thờ các thần của chúng nó, hoặc trên núi cao, hoặc trên đồi, hoặc dưới bóng cây xanh, thì các ngươi phải phải hủy sạch đi.  Và các ngươi phải phá hủy bàn thờ của chúng, triệt hạ những cây trụ thiêng liêng của chúng, và thiêu những pho tượng gỗ của chúng; các ngươi phải chặt những hình tượng đã được khắc lên của các thần và xóa bỏ tên các thần ở nơi đó.

  

(You shall utterly destroy all the places where the nations which you shall dispossess served their gods, on the high mountains and on the hills and under every green tree.

  

And you shall destroy their altars, break their sacred pillars, and burn their wooden images with fire; you shall cut down the carved images of their gods and destroy their names from that place)

 

I Samuel 15:3:  

    

Bây giờ hãy tấn công Amalek, và hủy sạch tất cả mọi thứ mà chúng có, và giết sạch đừng chừa một ai.  Hãy giết cả đàn ông, đàn bà, trẻ nít và trẻ sơ sinh, trâu cừu, lạc đà và lừa.

  

(Now go and attack Amalek, and utterly destroy all that they have, and do not spare them.  But kill both man and woman, infant and nursing child, ox and sheep, camel and donkey.)

   

Và trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy các tín đồ Ca-tô Giáo cũng đã phần nào theo những luật ác ôn này.  Thật vậy, trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 của  Mark W. McLeod, chúng ta có thể đọc được những đoạn sau đây:

   

Trang 45: Khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Ca-tô giáo Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người "lương" hay "tốt" (nghĩa là, người phi- Ca-tô) và đi làm "tay sai và mật thám cho Tây Dương "

   

Trang 114 Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Ca-tô Việt Nam.  Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Ca-tô giáo dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Ca-tô đã dùng sức lao động (của tín đồ Ca-tô bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi- Ca-tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua.  Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Ca Tô thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ."

 

Vậy thì ngoài những nhiệm vụ như chia rẽ trong xã hội, gia đình, nguyền rủa người không tin, đe dọa đầy đọa họ xuống hỏa ngục, và hoàn thành các luật trên của Cha ông ta, Giê-su có những giáo lý nào đặc biệt.  Lác đác chúng ta chỉ thấy vài điều đã từng có trong dân gian.  Đúng vậy, Giê-su giảng dạy những gì?  Nhận định sau đây của Joseph L. Daleiden, một học giả Ca-tô, trong cuốn The Final Superstition, trg. 174, về cái gọi là giáo pháp của Giê-su có thể giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề một cách tổng quát:

  

Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo pháp mà người ta cho là của Giêsu.  Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ…  Một điều rõ ràng:  Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian.  Trong cuốn “Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm”, Joseph McCabe (Một Linh Mục Ca-tô. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian.

   

[Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174:  There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus.  Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions…  But one thing is certain:  Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions.  In his bookSources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.]

 

Những tài liệu trên cho thấy, tất cả những gì Giáo hội Ca-tô nói về Gót và Giê-su đều là không thực, chỉ là những luận điệu thần học để lừa bịp người dân. 

 

Chuyện lừa bịp lớn lao nhất của Ki Tô Giáo là về vai trò “cứu thế” và “cứu rỗi” của Giê-su mà theo các học giả nghiên cứu trong vòng 200 năm nay, chỉ là một người dân thường Do Thái sống với ảo tưởng mình là con của Gót của người Do Thái. Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong đã cho rằng vai trò Chúa Cứu Thế của Chúa Giê-su cần phải dẹp bỏ, xin đọc bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ”:

 

GM John Shelby Spong, link: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php

 

Giám mục Spong viết một bài dài trong đó có một câu sau đây: Không có bất cứ một hình ảnh nào dùng để giải thích về nhân vật Giê-su đáng được tồn tại. Hình ảnh hiển nhiên nhất để loại bỏ trong đầu óc tôi có lẽ cũng là cái hình ảnh cổ xưa nhất về mọi diễn giải về Giê-su. Đó là cái hình ảnh của Giê-su như là “đấng thần linh cứu thế” (the divine rescuer).”.  Và Linh mục Ca-tô James Kavanaugh cho rằng “ơn cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái trong thời bán khai, xin đọc bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi” : http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php

 

Chuyện lừa bịp lớn lao thứ hai để đưa tín đồ vào vòng nô lệ Vatican là về “Giáo hội Ca-tô do Giê-su thành lập”, điều mà tất cả các học giả ngày nay, kể cả các nhà thần học trong Ca-tô Giáo đã bác bỏ, cho đó chỉ là ngụy tạo. 

 

Chuyện lừa bịp lớn lao thứ ba để mê hoặc tín đồ, giữ tín đồ trong vòng tuân phục Giáo hội là bịa ra 7 bí tích không hề có căn cứ trong cuốn Kinh Thánh nhưng được Giáo hội Ca-tô bảo rằng là do chính Chúa Giê-su thành lập.  Nếu Giáo hội không phải là do Giê-su thành lập thì làm sao lại có thể thành lập những “bí tích” để cho Giáo hội mê hoặc tín đồ.  Mặt khác, điều bịp này hoàn toàn mâu thuẫn với những gì viết trong Tân ước: Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề, sẽ xẩy ra ngay khi một số người theo ông ta còn sống..  Thông điệp của ông ta cho dân Do Thái là: “Hãy thống hối, vì ngày tận thế đã gần kề.”

 

Chuyện lừa bịp thứ tư là chuyện Chúa chết rồi lại nhỏm giậy để truyền cho các tông đồ phải đi cải đạo trên toàn thể thế giới, trong khi Cha của ông ta, khoan nói đến chính ông ta, và toàn thể Giáo hội Ca-tô, cho đến thế kỷ 16, cũng không biết là quả đất có hình cầu.  Ngoài ra Ca-tô giáo còn có cả một trường phái chuyên ngụy tạo các văn kiện (school of forgery) để tạo quyền lực cho Giáo hội…).     

 

Ngày nay, các con chiên mù mờ, không đọc Thánh Kinh, đã theo sách lược ngụy biện của Giáo hội, không dám nhắc đến nội dung man rợ trong Cựu Ước nên đặt nhẹ, lờ đi Cựu Ước, và chỉ nhắc đến Tân Ước, đến bốn Phúc Âm,  và bịp bợm nói láo là Tân Ước mới chính là “Tin mừng Phúc âm” của Giê-su mà con người cần. Tân Ước thì hoàn toàn đạo đức, không có một tì vết nào trên những trang Tân Ước.  Nhưng không có Cựu Ước thì làm gì có Tân Ước.  Không có Cựu Ước thì vai trò “cứu rỗi” của Giê-su là một điều bịp vĩ đại để lừa dối những đầu óc yếu kém.  Để quảng cáo cho Giê-su, các tín đồ vẫn tiếp tục khoác cho Giê-su những thuộc tính không hề có như: "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do...", “Giê-su yêu bạn”, “Giê-su mang đến Tin Mừng Phúc Âm”, Giê-su là “Chúa Trời”, là “Ông Hoàng Của Hòa Bình”, là “Ánh Sáng Của Nhân Loại” v..v…

  

Thế NHƯNG, một chữ NHƯNG rất đậm nét, trước những lời ca tụng Giê-su như trên, chúng ta lại đọc được những nhận định về Giê-su như sau:

     

Giám mục John Shelby Spong, sau khi nghiên cứu Tân ước, đã đưa ra một nhận định về Giê-su như sau:

    

Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

  

(John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21: There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).

  

Và Jim Walker cũng viết trên Internet trong bài Chúng Ta Có Nên Kính Ngưỡng Giê-su Không? (Should We Admire Jesus?) :http://www.nobeliefs.com/jesus.htm

       

Nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo không hề biết đến là nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

  

[Unbeknownst to many Christians, many times the Gospels of the New Testament portray Jesus as vengeful, demeaning, intolerant, and hypocritical.]

  

Và Russell Shorto, một học giả Ki Tô Giáo, đã tổng hợp những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su trong vòng 200 năm nay, và kết luận như sau trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth):

    

Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng  – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư.  Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

  

[Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger.  So the only ones left in the dark are ordinary Christians.]

  

Nhưng ảo tưởng của Giê-su là ảo tưởng như thế nào? Ngày nay giới học giả nghiên cứu Thánh Kinh đã biết rõ: Đó chính là Tâm Lý Bệnh Hoạn về Những Ảo Tưởng Hão Huyền về Quyền Lực hay Toàn Năng [Megalomania =  A psycho-pathological condition in which fantasies of wealth, power or omnipotence predominate] và cái tâm lý bệnh hoạn này đã tạo thành tâm điểm mà mọi hành động của Giê-su đều xoay quanh. Chính cái ảo tưởng này đã khiến cho Giê-su tưởng mình là“con duy nhất của Thượng đế”, “có nhiệm vụ cứu người Do Thái ra khỏi tội lỗi để làm hòa với ông cha tưởng tượng của Giê-su vì ngày tận thế đã gần kề”.  Đó là những gì Tân Ước đã viết rất rõ cho những ai đọc kỹ Tân Ước.  Nhưng về sau, để truyền bá, Ki Tô Giáo đã kéo dãn (stretch) những điều hoang tưởng của Giê-su ra thành “khả năng chuộc tội cho nhân loại”, “đấng cứu thế”, “sẽ trở lại trần phán xét thiên hạ”…, mà ngày nay đã trở nên những điều hoang đường nhảm nhí mà chính những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, đều bác bỏ. [Xin đọc Giám mục John Shelby Spong, Linh mục James Kavanaugh, Mục sư Ernie Bringas, Nhà thần học Ca-tô Uta Ranke-Heinemann và nhiều học giả khác].

   

Thật là khó hiểu đối với người ngoại đạo như tôi.  Vì Giê-su là một nhân vật được cả tỷ người trên thế giới tôn thờ.  Vậy nếu những nhận định trên về Giê-su là đúng thì chẳng lẽ cả tỷ người đó ngu hay sao mà lại đi tôn thờ một người thường, sống với một ảo tưởng, và bản chất là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.”   Chẳng biết họ có ngu hay không, nhưng chắc chắn là, với sự hiểu biết ngày nay  của đa số người dân trên thế giới thì Giê-su không phải là Chúa Trời, không yêu ai, không phải là “ánh sáng của nhân loại”, và tuyệt đối không phải là “ông hoàng của hòa bình”.

  

Lẽ dĩ nhiên, không phải tất cả các tín đồ Ca-tô Giáo đều ngu muội mà có nhiều trí thức trong đó.  Bỏ ra ngoài những “bề trên” bất lương trí thức tiếp tục dấu kín sự thật, tiếp tục nhốt tín đồ trong bóng tối, những trí thức Ca-tô thường là sinh ra từ những gia đình Ca-tô cha truyền con nối.  Xã hội tiến bộ nên họ không còn thuộc lớp cha ông ngu dốt như xưa mà có cơ hội học hành mở mang trí tuệ như mọi người.  Nhưng về vấn đề tôn giáo, do chính sách nhồi sọ của Giáo hội và của gia đình thiếu hiểu biết, họ có một điểm mù tôn giáo, điểm mù này đã khiến cho họ loại bỏ bất cứ sự kiện nào không phù hợp với niềm tin tôn giáo của họ mà không bao giờ để tâm suy nghĩ về những sự kiện đó.  Đây cũng là điểm mù của Tin Lành, loại bỏ ngay bất cứ sự thật nào trái với Thánh Kinh.

  

Qua nhiều thế kỷ, Giáo hội dạy rằng, theo Cựu Ước, Gót của Ki Tô Giáo đã sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong 6 ngày có buổi sáng buổi tối và cách đây khoảng 6000 năm.  Nhưng khoa học đã có thể chứng minh là vũ trụ và muôn loài sinh ra từ một Big Bang, nghĩa là từ sự nổ lớn của một dị điểm vô cùng đặc và vô cùng nóng, và cách đây khoảng 13.7 tỷ năm. Ngày nay, Giáo hội Ca-tô, trước hàng núi những dữ kiện chứng minh thuyết Big Bang là đúng, nên không thể phủ nhận được nữa, nhưng vớt vát lại bằng những câu vô nghĩa để tiếp tục lừa bịp đám tín đồ ở dưới.  Tin từ Tổng Hành Dinh Ca-tô Rô-ma Giáo, Vatican, Thứ Năm, Jan 6, 2011,  cho biết:

 

Giáo hoàng Benedict XVI nói: Gót (God) tạo ra Big Bang, không phải khoa học.

 

Giáo hoàng Benedict nói, đầu óc, ý nghĩ  của Gót là ở đàng sau những lý thuyết khoa học phức tạp như là Big Bang, và các con chiên Ki Tô nên bác bỏ ý tưởng là vũ trụ hình thành một cách ngẫu nhiên.

 

Những lý thuyết khoa học phức tạp như là Big Bang là sự sáng tạo của các khoa học gia mà không có mấy người tin vào Gót.  Đã không tin vào Gót thì làm sao biết được đầu óc và ý nghĩ của Gót là như thế nào, khoan kể là theo Ca-tô Giáo thì Gót là đấng vô hình, không ai biết được, và không ai hiểu được.  Giáo hoàng chỉ nói nhảm mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để làm hậu thuẫn cho lời nói mê sảng thuộc về niềm tin của mình. Ông ta chỉ nói về niềm tin của ông ta như vậy, một niềm tin của nền “thần học đoán mò”, nhưng đối với giới khoa học và những người hiểu biết thì câu trên hoàn toàn vô nghĩa.  Vô nghĩa vì giáo hoàng không hề có một chút kiến thức nào về khoa học nên mới nói bừa như vậy. Vì Big Bang chẳng qua chỉ là sự nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng nóng, vô cùng đặc, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và cách đây đã khoảng 13.7 năm. Nóng bao nhiêu, và đặc như thế nào?  Các khoa học gia đã tính ra được là sau khi nổ khoảng một phần ngàn giây đồng hồ (1/1000 s) thì nhiệt độ của Big Bang vào khoảng “một ngàn tỷ độ” (1012 độ) và tỉ trọng của khối cầu lửa khi đó vào khoảng 100000 tỷ gram (1014 g) cho 1 phân khối. 

 

 

Chúng ta cũng nên biết, năm 1981, thuyết Big Bang chưa được hoàn chỉnh, mà Giáo hoàng John Paul II cũng đã phải  công nhận thuyết Big Bang là đúng, ông ta chỉ vớt vát một câu là “Big Bang là thời điểm sáng tạo của Gót” (Big Bang is the moment of creation of God) mà không hề đưa ra bất cứ một bằng cớ nào để chứng minh và thuyết phục nhân loại. 

 

Mấy Giáo hoàng nói vớt vát như vậy là chỉ để lừa dối đám con chiên thấp kém đầu óc vốn mù mịt, chứ còn người ngoài, ai nghe những câu trên cũng phải bưng miệng cười. Mấy “Đức Thánh Cha” của người Ca-tô đều như vậy cả, toàn đưa ra những luận điệu lừa bịp trái với sự thực để tiếp tục nhốt tín đồ vào sự ngu muội, do đó tiếp tục tin vào những điều không thể tin được.

  

Nhưng không phải chỉ có vậy.   Năm 1996, giáo hoàng  đã đặt chắc thẩm quyền giáo lý của Ca-Tô giáo sau quan điểm là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Gót, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”.  Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”).  Rồi tới tháng 7năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây”(Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). 

  

Vấn đề ở đây là, khi công nhận thuyết Big Bang thì Giáo hội cũng đã công nhận là thuyết Sáng Tạo trong Cựu Ước chỉ là một huyền thoại cổ xưa của dân Do Thái, không có một giá trị nào đối với những dân tộc khác, lẽ dĩ nhiên là chẳng có giá trị gì đối với dân Việt Nam.

  

Và chấp nhận thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Gót tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, giáo hoàng đã phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông.

    

Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.  Và như vậy là Giáo Hoàng John Paul II đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô về “Tin Mừng Phúc Âm”: Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trang 76, Giáo hoàng đã trích dẫn một câu trong Tân ước, John 3: 16, “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”,  làm luận điểm trả lời câu hỏi “Tại sao nhân loại cần phải cứu rỗi?”   Nay, Thánh Kinh đã viết rõ, Gót không phải là đấng quá thương yêu thế gian, Gót không có sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài trong đó có loài người, không làm gì có thiên đường trên các tầng mây, không làm gì có hỏa ngục nơi lòng đất, vậy ý nghĩa của cuộc sống đời đời bên cạnh Chúa, và bị luận phạt, đầy đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục, đã trở thành những điều thậm vô nghĩa, thuộc loại mê tín hoang đường.

  

Tôi tin rằng tuyệt đại đa số tín đồ Ca-Tô không hề biết đến những thú nhận của Giáo hội như trên vì họ vẫn bị giam chặt trong sách lược “ngu dân dễ trị” của giáo hội: duy trì và khai thác tối đa sự mê tín và giữ cho tín đồ “càng biết ít càng tốt”.  Như vậy có phải họ thật là tội nghiệp và đáng thương không?

 

Điều đáng buồn là, trong khi phần lớn thế giới đã biết đến những lời thú nhận của Giáo hoàng John Paul II cũng như của Giáo hoàng Benedict XVI như trên, những lời thú nhận hàm ý nền thần học Ca-Tô Giáo tạo thành căn bản tín ngưỡng Ca-Tô đã không còn một giá trị thực sự nào trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, thì các tín đồ Ca-Tô ở một số nước chưa phát triển và trong những ốc đảo ngu muội vẫn còn sống trong bóng tối của sự ngu dốt tôn giáo, theo nghĩa không được biết đến những sự thật ngay chính trong giáo hội của mình, khoan kể đến sự tiến bộ trí thức của nhân loại về vấn đề tôn giáo.

 

Nhưng thế giới không phải chỉ có toàn những người ngu muội, và trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Tây phương đã thức tỉnh và đang dần dần loại bỏ Ki Tô Giáo, đưa đến sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ..  Đây là đều tất nhiên phải xảy ra, vì thực tế là ngày nay, Ki Tô Giáo chỉ còn cái vỏ, ngoài mặt vẫn còn mạnh vì dựa vào khối đông tín đồ thấp kém ở dưới, đúng như định nghĩa của Thống Đốc Jesse Ventura của Bang Minnesota: “KiTô giáo là một sự giả dối trống rỗng và là một cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số đông” (Christianity is a sham and a crutch for weak-minded people who need strength in numbers).  Giá trị đạo đức và tâm linh của Ki Tô Giáo đã phá sản (Xin đọc Eliezer Berkovits), bởi vì lịch sử đã chứng tỏ vấn đề đạo đức của Ki Tô Giáo là như vậy, và thời buổi này, giá trị tâm linh đặt vào những điều mê tín hoang đường của Ki Tô Giáo không còn hấp dẫn, ngay cả đối với những người có trình độ hiểu biết thông thường, như đối với đám dân thất học trong thời Trung Cổ. 

 

Vài Nét Về Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới.

 

Sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên thế giới, nhất là ở Âu Châu, cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây, đã là một sự kiện.  Ở đây tôi không thể đưa ra mọi yếu tố đã dẫn đến sự suy thoái của Ki Tô Giáo.  Muốn biết chi tiết hơn và một số yếu tố điển hình đưa đến vấn nạn suy thoái của Ki Tô Giáo, độc giả có thể đọc:  http://giaodiemonline.com/2007/06/tinlanh3.htm

  

Sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở Âu Châu không phải nay mới xảy ra qua những vụ linh mục loạn dâm hay vì sự vô đạo đức của các Giáo hoàng trong sách lược bao che những linh mục phạm tội, mà đã xảy ra từ lâu rồi, có thể nói từ cuộc cách mạng khoa học trong thế kỷ 17. 

  

Thật vậy, nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự suy thoái của Ki Tô Giáo không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) và Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) trong thế kỷ 18, rồi qua các Thời Đại Của Các Hệ Thống Tư Tưởng (The Age of Ideology) trong thế kỷ 19,  đến Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) trong thế kỷ 20 của một số đông triết gia và khoa học gia.  Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Ca-Tô Rô-maGiáo đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).  Điểm chung của các thời đại này là, một số đông tư tưởng gia và khoa học gia tin tưởng rằng lý trí và khoa học, chứ không phải là Ki Tô Giáo, sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.  Và ngày nay chúng ta thấy rõ như vậy.  Từ thế kỷ 17, khoa học đã tiến một bước dài, và ngày nay, trước những khám phá của khoa học về mọi bộ môn để giải thích thiên nhiên như nó là như vậy, Thiên Chúa của những khoảng trống (God of the gaps) càng ngày càng thu nhỏ lại, chỉ còn có thể ẩn náu trong những khoảng trống rất nhỏ hẹp ở trong đầu óc của các tín đồ.

  

Cách đây 28 năm, năm 1983, Malichi Martin, một linh mục dòng Tên, giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh của Giáo hoàng, tiến sĩ về khoa ngôn ngữ Do Thái, Khảo Cổ và Lịch Sử Đông Phương, đã viết trong cuốn Sự Suy Sụp Của Giáo Hội Ca-Tô Rô Ma [The Decline and Fall of the Roman Church], như sau, trang 1:

 

 

"Tiến trình bất ngờ và làm cho người ta phân vân nhất trong 20 năm gần đây [nghĩa là từ thập niên 1960] là sự suy thoái đột nhiên của giáo hội Ca-Tô Rô-ma trong tổ chức giáo quyền và trong lý tưởng đồng nhất của giáo hội.

  

Với tình trạng ngày nay, có vẻ như không có một hi vọng hợp lý nào để cho sự suy thoái đó ngưng lại.. [Phù hợp với lời than của Benedict XVI ngày nay]

  

Những thống kê đáng tin cậy và những chi tiết khác thật là khủng khiếp cho đầu óc người Ca-Tô Rô-ma truyền thống.  Khi vẽ trên một biểu đồ từ năm 1965 đến năm 1980, số linh mục, nữ tu (các sơ), huynh trưởng trong đạo, học sinh trung học,  sinh viên đại học tư (của Ca Tô Giáo), số người rửa tội, vào đạo, lấy người cùng đạo, dự lễ ban thánh thể, xưng tội, thêm sức – mọi thống kê đáng kể hiện hữu  đều mô tả  một sự suy giảm chúc đầu xuống không ngừng.  Thêm vào những yếu tố chính trên là số tín đồ Ca Tô Rô-ma dứt khoát bác bỏ hoàn toàn giáo lý của Rô-ma về ly dị, ngừa thai, phá thai, đồng giống luyến ái, và Cộng sản.

  

Hơn nữa còn có một số yếu tố vô hình nhưng không kém phần quan trọng.  Ví dụ, ngày nay không thể nào biết được là có bao nhiêu linh mục được phong một cách có giá trị [nghĩa là có đầy đủ giá trị về những quyền năng thần thánh mà nền thần học xảo quyệt của giáo hội đã tạo ra cho giới chăn chiên để nắm giữ đầu óc tín đồ, ví dụ như: có quyền gọi Thánh Linh bất cứ ở đâu đến phục vụ cho ông ta trong những màn pháp thuật được gọi là “bí tích”, có quyền rửa sạch cái tội tổ tông không hề có của một đứa bé mới sinh ra đời, có quyền tha tội cho ai thì người ấy được tha, có khả năng biến một mẩu bánh làm bằng bột thành thân thể thực sự của Chúa v..v..].

 

Vì chắc chắn là nhiều  giám mục phong chức linh mục cho các ứng viên không hề có ý định là tạo ra những linh mục với quyền năng thiêng liêng là ban thánh thể và tha tội cho những kẻ xưng tội, và nhiều ứng viên cũng không hề có ý định là sẽ nhận được những quyền năng như vậy.  Không có những quyền năng như vậy thì không có giới linh mục, không có lễ Mi-sa, và không có sự tha tội trong lễ xưng tội.  Thiếu những quyền năng như vậy, dù vô giá trị đối với người ngoại đạo, đối với đầu óc của người Ca-Tô Rô-ma, có nghĩa là cái chết của giáo hội.”

  

(Malachi Martin,  a Jesuit Professor at the Pontifical Biblical Institute in Rome, doctorate in Semitic languages, archeology and Oriental history, The Decline and Fall of the Roman Church, a Bantam Book, NY, 1983, p.1:  The most surprising and the most puzzling development in the last 20 years has been the sudden and undoubted decline of the Church of Rome in its ecclesiastical organization and ideological unity..

  

As things now stand, there appears to be no reasonable hope that this decline can be arrested…

  

The relevant statistics and other details are horrendous for the traditional Roman Catholic mind.  When plotted on a graph covering the years 1965-1980, the number of priests, nuns, religious brothers, junior and senior high school students, private college students, baptisms, conversions, inter-Catholic marriages, communions, confessions, confirmations – every significant statistics available – describes a plummeting, non-stop, downward drop.  Added to these key factors are the figures of those Roman Catholics who totally reject Roman teaching about divorce, contraception, abortion, homosexuality, and Communism.

  

There are, furthermore, some “invisible” but nonetheless potent factors.  For instance, it is now impossible to reckon how many validly ordained priests are available.  For, certainly, many bishops ordaining candidates for the priesthood have no intention of creating priests with the sacramental powers to offer the sacrifice of the Mass and to absolve penitents of sins, and many candidates do not have the intention of receiving such powers.  Without such powers, there is no priesthood, no Mass, no absolution in confession.  Such lack of validity, although unvalued outside the church, means the death of the church for the Roman Catholic mind.)

  

Malachi Martin viết không sai, giáo hội sống còn là nhờ vào mớ quyền năng tự tạo cho giới linh mục, khai thác sự yếu kém tinh thần và trình độ hiểu biết của đa số giáo dân.  Ngày nay, mớ quyền năng đó đã trở thành những màn bịp bợm mê tín nên ngay cả những tín đồ Ca-Tô bình thường cũng như những người trí thức trong giáo hội cũng không còn tin, trừ số tín đồ thấp kém ở dưới, nên trên thực tế, giáo hội đã chết. 

   

Thật vậy, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, những huyền thoại về Gót nay đã không còn chỗ đứng trong giới hiểu biết.  Trong cuốn Những Phê Bình về Gót (Critiques of God), biên tập bởi Peter A. Angeles, trong đó có 16 tác giả phê bình về mọi lý luận thần học của Ki Tô Giáo, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây, trang xiii:http://atheism.about.com/library/books/summary/aaprCritiquesGod.htm

    

Những niềm tin vào những đấng siêu nhiên đã biến khỏi nền văn hóa của chúng ta.  Bất cứ sự sùng tín đại cương nào về Gót cũng đang trở thành mờ nhạt trong nền văn hóa của chúng ta.  Gót đã mất đi trụ xứ trong không gian như là một nước trên Thiên đàng.  Ông ta cũng mất đi chỗ đứng trong vũ trụ như là đấng đã sáng tạo ra nó từ hư vô.  Không phải là Gót bị đẩy ra một vùng xa lắc xa lơ.  Không phải vì ông ta trở thành một trừu tượng vô thân thể (phi Nam phi Nữ).  Mà vì chúng ta nhận thức ra rằngchẳng làm gì có Gót để mà nói tới.

    

(Beliefs in supernatural beings have vanished from our culture.  Any general serious belief in God is fading in our culture.  God has lost his spatial location as a monarch in heaven.  He has lost his temporal precedence to the universe as its Creator ex nihilo.  It is not God is being relegated to a remote region.  It is not that God has become a bodiless abstraction (a sexist It).  It is the realization that there is no God to which to relate.)

  

Sau đây tôi chỉ nêu lên vài điều thú nhận điển hình của Ki Tô Giáo về hiện trạng Ki Tô Giáo ở Âu Châu:    Chúng ta hãy đọc một tài liệu điển hình về hiện trạng vô thần đang lên và Ca-tô Giáo đang suy thoái ở Pháp, cái nôi của Ca-tô Rô-ma Giáo trước đây:  http://www.secularism.org.uk/numberofatheistsinfrancerisesata.html

   

Trong bài với đầu đề “Số người vô thần ở Pháp gia tăng với mức độ chưa từng thấy” (Number Of Atheists In France Rises At An Unprecedented Rate), tờ báo Pháp “Le Monde” đưa ra kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến: “số người vô thần tăng từ 23% năm 1994 lên 31% ngày nay” (the number of people describing themselves as atheists has risen to 31 per cent – from 23 per cent in 1994), nghĩa là tăng thêm 5 triệu người vô thần trên dân số khoảng 62 triệu..  Kết quả thăm dò cũng cho biết chỉ có 51% dân Pháp còn cho mình là tín đồ Ca-tô, vào đầu thập niên 1980, con số này là 80%

   

Tổng biên tập tờ “Le Monde”,  Frederic Lenoir, viết: “Trong định chế cũng như trong tâm tình tôn giáo của Ca-tô Giáo, Pháp không còn là một quốc gia Ca-tô” (“In its institutions, but also in its mentalities, France is no longer a Catholic country,” wrote Frederic Lenoir, editor in chief of Le Monde des Religions.)  Cuộc thăm dò cũng cho biết chỉ có 10% đi lễ nhà thờ đều đặn, phần lớn là ông già bà cả, và điều kỳ lạ là, 51% vẫn coi mình là người Ca-tô, nhưng chỉ có một nửa tin vào “Gót” (Extraordinarily, of the 51 per cent who still call themselves Catholics… only half said they believed in God.)  Nhiều người nhận mình là người Ca-tô vì đó là truyền thống gia đình (Many said they described themselves as Catholics because it was a family tradition).

  

Chúng ta nên nhớ, Pháp là thủ phạm chính đã mang Ca-tô Rô-ma Giáo đến Việt Nam, không phải để văn minh hóa dân tộc Việt Nam, mà để đầu độc một số người Việt Nam thuộc thành phần thấp kém nhất trong xã hội, bằng những điều hoang đường, mê tín, dối trá như chúng ta có thể đọc trong cuốn Hành Trình Truyền Giáo của tên thừa sai gián điệp thực dân Alexandre de Rhodes, mà ngày nay đã không còn mấy giá trị ngay trong nước Pháp, biến họ thành những kẻ phi dân tộc, phản bội quốc gia như lịch sử đã ghi rõ.  Người dân Pháp có truyền thống Ca-tô lâu đời hơn Việt Nam nhiều, nhưng nay đã tỉnh, vậy tại sao người Ca-tô Việt Nam vẫn còn mê, vẫn còn tin vào những điều mà chính Giáo hội đã bác bỏ, vẫn dùng những thủ đoạn không mấy lương thiện để dụ người dân vào đạo?  Đó có phải là niềm hãnh diện hay chỉ chứng tỏ trong khi thế giới đã tiến bộ mà mình cứ muốn đi giật lùi về những giá trị tâm linh đã lỗi thời và đang bị thế giới loại bỏ.

  

Trong cuốn Những Nhà Đi Truyền Giáo (Missionaries) của Julian Pettifer và Richard Bradley, cuốn sách dựa trên một chương trình TV  6 kỳ của đài BBC, nội dung nghiên cứu về lịch sử truyền giáo của Ki Tô Giáo nói chung trên thế giới, chúng ta có thể đọc được vài sự kiện như sau:

   

Trang 242:  Âu châu đã trở thành “một mối bối rối, lúng túng cho Ki Tô Giáo”, một lục địa mà nhà thần học Đức Kierkegaard đã gọi là lục địa của những “người ngoại giáo đã được rửa tội”.  Nói ngắn gọn, Âu châu, trong nhiều thế kỷ là cái nôi của chương trình truyền giáo Ki Tô đi khắp nơi, nay chính nó lại đã trở thành nơi cần phải được truyền giáo.. Một số người nói rằng đây là một lục địa “hậu-Ki-Tô”.

  

Theo Floyd McClung (một nhà truyền giáo Ki Tô) thì: Người ta e rằng nếu Âu châu cứ tiếp tục quay lưng lại Thượng đế thì sẽ có ngày Thượng đế sẽ quay lưng lại Âu Châu.

  

Những nhà truyền giáo ngày nay tin rằng Âu Châu hiện ở trong nguy cơ bị lún sâu trong làn sóng thủy triều của chủ nghĩa thế tục.  Họ cực lực phủ nhận đó là định mệnh tối hậu không thể tránh được của các quốc gia theo Ki Tô Giáo.

  

(Europe had become “an embarrassement to Christianity”, a continent of what the German theologian Kierkegaard called “baptised pagans”.  In short, Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field… Some say it is a “post-Christian” continent.

  

For Floyd McClung: there is a fear that if Europe continues to turn its back on God, the time may come when God will turn His back on Europe.

  

The missionaries believe that Europe is in danger of being swamped by a tidal wave of secularism.  They vigorously deny that this is the inevitable and ultimate destiny for all Christian nations..)

 

Trang 244: Ở Anh Quốc: Tình trạng “no God” ở Anh được coi như là một sự truyền nhiễm trong giới lao động ở đô thị.  Tuy rằng có những biệt lệ đáng kể, giới trung lưu vẫn còn là những người, nếu không phải là sợ Gót thì ít nhất cũng là những kẻ tiếp tục đi lễ nhà thờ... Hình ảnh này đã hoàn toàn thay đổi.  Sự truyền nhiễm đã tràn vào giới trung lưu sống ở ngoại thành, và ngay cả mạch sống của giáo hội, những giáo xứ  ở miền quê, cũng đã bị nhiễm độc.  Trong cuộc kiểm tra về ngày chủ nhật năm 1851, vào khoảng 40% dân chúng đi lễ nhà thờ.  Một thế kỷ sau, 1951, số người đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật vào khoảng gần 10%.

  

Các nhà thống kê tranh cãi nhau về số tín đồ Ki Tô thuần thành ở Anh thấp như thế nào.  Một số người cho rằng số người thường xuyên đi lễ nhà thờ chỉ là 4%.  Tới năm 1986, 1/5 số 2870 nhà thờ Tin Lành ở Luân Đôn chỉ có cộng đồng tín đồ dưới 25 tín đồ; ¾  có dưới 100 tín đồ..  Nhà thờ trên khắp nước Anh bị bỏ hoang vắng.  Đặc biệt là ở Luân Đôn, sự biến cải nhà thờ thành một cơ sở khác là một dịch vụ kiếm lời lớn.  Những đèn nhấp nháy để nhảy Disco soi sáng những khung cửa kính màu của một nhà thờ chính ở Luân Đôn, nhà thờ này đuọc đặt tên lại là Hộp Đêm Ánh Sáng; ở Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing và Highgate, những nhà phát triển địa ốc đã biến những nhà thờ từ thời Victoria thành những căn nhà ở cho thuê; ở Wales, giáo phái Trưởng Lão Tin Lành (Bresbyterian) biến cải 300 nhà thờ thành những nhà ở cho những cặp vợ chồng trẻ đang trong cảnh khó khăn để mua được một căn nhà đầu tiên.  Ở nhiều nơi khác, nhà thờ được dùng làm kho bán hạ giá bàn ghế tủ giường thảm, và làm tiệm ăn.

  

Tuy nhiên sự quan tâm về tình trạng suy sụp tâm linh ở Anh chẳng có nghĩa lý gì khi so sánh với Pháp.  Theo nhà truyền giáo (Tin Lành) Mỹ David Barnes, mặc dù Pháp có một nền văn hóa phong phú,  dân Pháp cũng “không biết đến Gót như là những thổ dân thiếu văn minh ở trong những lục địa tối tăm nhất trên thế giới” (sic).  Trong số 54 triệu dân, chỉ có 0.22% theo Tin Lành.  Tuy rằng 94% dân chúng được rửa tội theo Ca-Tô giáo, chỉ có 2% là thường đi lễ nhà nhờ ngày chủ nhật.  Dù rằng Pháp chịu ảnh huỏng rất lớn của Ca-Tô giáo, Hội Truyền Giáo Đến Các Nơi Chưa Biết Đến Phúc Âm tuyên bố Pháp là miền đất phải được truyền giáo.

  

(In Britain: Godlessness in Britain was presumed to be a contagion confined to the urban working classes.  Although there were notable exceptions, the middle classes remained, if not God- fearing, then at least church-going folk…The picture had completely changed.  The disease had spilled into middle-classes suburbia and even the life-blood of the church, the rural parishes, had been infected.  On census Sunday in 1851, some 40% of the population went to church.  A century later, in 1951, it was nearer 10%.

  

The statisticians quibble about how just low the figures are for practising Christians in Britain.  Some argue that consistent church attendance is as low as 4%.  By 1986, a fifth of London’s 2870 Protestant churches had congregations of less than 25; ¾ had less than 100 members… Churches all over Britain lie abandoned and derelict.  In London particularly, church conversion has become big business.  Disco lights illuminate the stained-glass windows of one central London church, renamed the Limelight Nightclub; in Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing and Highgate, developers have turned Victorian churches into exclusive apartments; ..In Wales, the Bresbyterian Church is converting 300 churches into homes for young married couples struggling to buy a first house.  Elsewhere, churches are being used as furniture warehouse, carpet disount stores and restaurants.

  

But concerns over Britain’s spiritual welfare is nothing compared to that over France.  According to the American missionary David Barnes, despite the richness of their culture, the French “are as ignorant of the things of God as the uncivilised natives of one of the world’s darkest continents”.  A mere 0.22% of France’s 54 million population are evangelical Protestants.  Although 94% are baptised Catholics, a mere 2% regularly attend church.  Despite the huge influence of the Catholic Church, the Unevangelised Fields Mission (UFM) have declared France a mission field.)

  

Không phải là ngày nay tín đồ Ki Tô Giáo mới ít đi nhà thờ, mà chuyện này đã xảy ra từ thế kỷ 19 trong những nước văn minh tiến bộ.  Bruce Bawer viết trong cuốn Stealing Jesus, Three Rivers Press, New York, 1998, p. 164:http://en.wikipedia.org/wiki/Bruce_Bawer

  

Trong thế kỷ 19, những người thuộc giai cấp cao, có học, và nhiều người thuộc mọi giai cấp, đã hàng loạt thôi không dự các lễ ở nhà thờ, để lại đàng sau một Giáo hội gồm hầu hết những kẻ ít học. Để xoa dịu tình cảm mê tín của những người còn lại này, Vatican đưa vào thêm những giáo lý mới về Mary đồng trinh, nghĩa là giáo lý về Thụ Thai Vô Nhiễm (1854) và Thăng Thiên của Mary (1950).  Cả hai ý tưởng này - đối với một tín hữu có đầu óc thì thật là vô nghĩa – không có căn cứ trên Phúc âm mà chỉ là lòng mộ đạo dân gian.

  

[During the 19th century, members of the educated upper classes, and men of all classes, ceased attending service in droves, leaving behind a church composed mostly of the under-educated.  To appease these members’ sentimental superstitions, the Vatican added new doctrines about the Virgin Mary, namely the Immaculate Conception (1854) and the Assumption (1950).  Both ideas – “which, to a thingking believer, were meaningless – had their basis not in scripture but in folk piety.]

  

Và những thống kê mới nhất cũng cho chúng ta thấy tình trạng này. Trong tờ Chicago Tribune ngày 19 tháng 6, 2006, ký giả hải ngoại của tờ báo, Tom Hundley, có một bài tường trình, đăng trên trang nhất, về tình trạng Ki Tô Giáo ở Âu Châu với chủ đề “Đức Tin Phai Nhạt: Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo ở Âu Châu” (Fading Faith: The Decline of Christianity in Europe) trong đó có những đoạn như sau:

  

Ở Pháp và ở hầu hết các quốc gia khác ở Âu Châu, Ki Tô Giáo có vẻ như đang “rơi xuống tự do” không phương cứu vãn [Christianity appears to be in a free fall: Tác giả dùng từ trong khoa học: “free fall”, có nghĩa là rơi xuống tự do, càng ngày càng nhanh mà không có gì ngăn cản lại]. Tuy 88% dân Pháp nhận mình là tín đồ Công Giáo, chỉ có 5% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, 60% nói rằng họ “không bao giờ” (never)hoặc “hầu như không bao giờ” (practically never) đi lễ nhà thờ [Đối với người Ca-Tô Việt Nam, họ bị các “bề trên” dọa là không đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật là một trọng tội, phải đày hỏa ngục, cho nên họ vẫn nườm nượp kéo nhau đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, và cả ngày thường, chứng tỏ trình độ tôn giáo của giáo dân Việt Nam vượt trội hẳn trình độ giáo dân Âu Châu và Mỹ Châu về mê tín, niềm hãnh diện của giáo hội Ca-Tô Việt Nam trong sự tiếp tục tuân theo những giáo lý thuộc loại nhốt đầu óc tín đồ vào những ngục tù tâm linh, những giáo lý mà Âu Châu và Mỹ Châu đang dần dần phế thải]. Không còn phải bàn cãi gì nữa, Ca-Tô Giáo đang đối diện với một cơn khủng khoảng nghiêm trọng… Một lễ ngày chủ nhật điển hình trên khắp nước Pháp là hình ảnh của một linh mục già nua trước một đám phụ nữ cũng già nua. Odon Vallet, giáo sư tôn giáo ở đại học Sorbonne nói: “Lễ Mi-sa thật là chán (Mass is boring), lễ tiết chẳng có gì hay (the ceremony isn’t beautiful), nhạc cũng tệ (music is bad), bài giảng không có gì hấp dẫn (the sermon is uninteresting).

  

Trong bài “Hãy giữ đức tin” (Keeping The Faith) trên tờ New York Times ngày 8 tháng 4, 2007, chúng ta có thể đọc được vài đoạn như sau:

  

Phong cảnh giáo hội ở Âu Châu – không chỉ là Giáo hội Ca Tô mà hầu như mọi hình thức tổ chức của Ki Tô Giáo – đang thay đổi nhanh như chớp.

   

Có những ông giám mục Âu Châu cảm thấy rằng họ không còn có thể nói về một Âu Châu Ki Tô Giáo mà không cảm thấy mình đang mạ lỵ sự thông minh của quần chúng.

  

"The landscape of the church in Europe — and not just the Catholic Church but nearly all forms of organized Christianity – is changing at a lightning pace.

 

There are European bishops who feel you can’t talk about a Christian Europe anymore without insulting people’s intelligence.”

 

Điều này có nghĩa là đối với những người có đôi chút thông minh, Ki Tô Giáo chẳng còn ý nghĩa gì.  Ki Tô Giáo gồm có hai hạng người.  Tuyệt đại đa số kém thông minh và một thiểu số thông minh hành nghề “buôn thần bán thánh”.  Cũng có một số người thông minh đã sinh ra trong truyền thống Ki Tô Giáo, nhưng với sự hiểu biết và lương thiện trí thức nên đã bỏ Ki Tô Giáo.

 

Ngày nay, tín đồ Ki Tô Giáo Tây phương ít đi lễ nhà thờ vì họ đã nhận thức được rằng, trong nhà thờ không có thiên đường mà chỉ có những bài giảng ngược thời gian và những giỏ thu tiền, để làm gì, giáo dân không có quyền biết.  Nhưng chúng ta biết là Giáo hội Ca-tô thánh thiện đã phải bỏ ra trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho những nạn nhân tình dục của các linh mục, các “Chúa thứ hai”, can tội loạn dâm và ấu dâm.   

 

Ở Mỹ, tình trạng Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng, cũng không sáng sủa gì hơn.  Đức tin Ca-tô càng ngày càng suy giảm, linh mục và giáo dân bỏ đạo hàng loạt, các “bí tích” trở thành mất ý nghĩa, do đó giáo dân không chịu đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật.  Trong nhà thờ ngày chủ nhật chúng ta thấy phần lớn là những bộ mặt già nua và những giáo dân Mít, Mễ, và gốc Phi Châu.  60% tín đồ của hệ phái Tin Lành lớn nhất United Methodist trên 50 tuổi. Một số nhà thờ, Ca-tô cũng như Tin Lành, được rao bán để người mua muốn sử dụng làm gì thì làm, có nhiều trường hợp nhà thờ nay biến thành chùa.  Nhiều trường học Ca-tô ở các địa phương đóng cửa vì không có học trò và không đủ tài chánh để tiếp tục hoạt động.  Nhưng các giáo xứ vẫn có tiền bồi thường, thường là lên đến hàng triệu đô-la, cho các nạn nhân của các linh mục can tội loạn dâm.

  

Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đô-Mi-Nic xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi khắp nơi tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số) để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo:

   

Một trăm ngàn ( 100000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi.  Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong.   Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách tin Lành.

  

(100000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours.  Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination.  The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation)

      

Năm 2001, John Cornwell, một tín đồ Ca Tô Giáo và cũng là một chuyên gia về Ca Tô Giáo Rô-ma và Vatican, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng về Vatican: A Thief in the Night  Hitler’s Pope, đã xuất bản một tác phẩm về Ca Tô Giáo nhan đề Từ Bỏ Đức Tin: Giáo Hoàng, Giáo Dân, và Số Phận của Ca Tô Giáo (Breaking Faith: The Pope, The People, and The Fate of Catholicism), trong đó chương đầu viết về Một Thời Đại Đen TốiCủa Ca Tô Giáo (A Catholic Dark Age).  Trong chương này, tác giả John Cornwell đưa ra tình trạng suy thoái trầm trọng của Ca Tô Giáo ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Anh, Mỹ, và Pháp như sau:

 

-  Số tín đồ mang con đi rửa tội giảm sút, vì ngày nay người ta nhận thức được rằng chẳng làm gì có tội ở đâu mà phải đi rửa; [Rửa tội là một “bí tích” Giáo hội đặt ra để tạo quyền lực thần thánh cho linh mục]

 

-  Đám cưới tổ chức không cần đến  linh mục,  vì hôn phối có thể hợp thức hóa ngoài nhà thờ và bí tích hôn phối đã mất hết ý nghĩa; [Không mấy người còn tin là trong bí tích hôn phối ông linh mục có thể thay Chúa kết hợp cho lứa đôi.  Ở Mỹ, tới 50% lứa đôi được các linh mục gọi  Chúa đến kết hợp đã đi đến ly dị]

 

-  Giới trẻ không buồn đến nhà thờ, vì chẳng thấy gì hấp dẫn trong những lời giảng đi ngược thời gian của các linh mục; [Những chuyện hoang đường cổ xưa như Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ trong 6 ngày, Chúa sinh ra từ một nữ trinh, chết rồi lại sống lại bay lên trời, Thiên Chúa là tình yêu v..v.. ngày nay đã không còn chỗ trong đầu óc giới trẻ quen thuộc với vũ trụ học, sinh học, thuyết tiến hóa v..v.. hiện đại, và trước những cảnh khổ ải của nhân loại rất hiển nhiên trên thế giới]

 

-  Số từ bỏ đức tin gia tăng, vì người ta không còn chịu chấp nhận một đức tin mù quáng;

 

-  Từ 1958 đến nay, số vào nghề linh mục giảm đi 2/3 v..v..  

 

-  Tình trạng ở Châu Âu, trước đây là cái nôi của Ca Tô giáo,  thật là thê thảm. 

 

-  Ở Tây Âu (Western Europe), từ 30 đến 50% các giáo xứ không có linh mục.

 

-  Ở Ý, 90% theo Ca Tô Giáo nhưng chỉ có 25% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, giảm 10% kể từ đầu thập niên 1980, số người vào học trường Dòng giảm một nửa.

 

-  Ở Ái Nhĩ Lan (Ireland), xứ Ca Tô giáo , số người cảm thấy mình được ơn kêu gọi tụt xuống từ 750 năm 1970 còn 91 năm 1999, số linh mục được tấn phong từ 259 xuống 43 trong cùng thời gian.

 

- Ở Nam Mỹ, tình trạng cũng không khá hơn.  7000 tín đồ mới có một linh mục.  Chỉ có 15% giáo dân đi xem lễ ngày chủ nhật.  

 

- Theo một hội nghị quốc gia của các giám mục Ba Tây thì mỗi năm có khoảng sáu trăm ngàn tín đồ bỏ đạo (according to the National Conference of Brazilian Bishops, some 600000 Catholics leave the Church each year.)

 

Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới, trên thực tế, đã trở thành “vô thần”.  Đây là một hiện tượng bất khả đảo ngược vì nó phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại nằm trong luật Tiến Hóa của vũ trụ.

  

Sự suy sụp của Ki Tô Giáo ở Âu Châu đã khiến cho:

   

Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu Châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Gót không hề hiện hữu”

   

(John Cornwell, At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist”.)  

   

Tín đồ Ki Tô trên khắp thế giới đang dần dần từ bỏ niềm tin vào một Gót không tưởng cũng như vai trò cứu thế của Giê-su. Giáo hoàng đương nhiệm Benedict XVI đã nhiều lần thú nhận về sự suy thoái không cơ cứu vãn của Ca-tô giáo và Tin Lành ở Tây phương.  

 

Theo những tin tức trên báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L’Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Benedict XVI đã lên tiếng phàn nàn như sau:

  

Những tôn giáo chủ đạo ở Tây Phương [Ki Tô Giáo] có vẻ đang chết dần vì các xã hội càng ngày càng trở nên thế tục và không còn cần đến Gót nữa. 

   

Nhận xét của Ngài có vẻ bi quan và rầu rĩ  hơn GH tiền nhiệm là  John Paul II, người đã than phiền về sự suy thoái của đức tin trong các quốc gia phát triển và nói rằng điều này giải thích sự vật lộn của Giáo Hội Ca-tô đối với vấn đề  số người đi nhà thờ giảm rất nhiều trong những năm gần đây.”

  

(ROME (Reuters, July 27, 2005) - Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God, Pope Benedict said in comments published on Wednesday.

  

His outlook was even glummer than that of his predecessor John Paul, who lamented the decline of faith in the developed world and said it explained the Catholic Church's struggle with falling attendance in the West in recent years.)

     

Cũng theo tin hãng Reuters ở Rome thì Giáo hoàng Benedict XVI đã phải đau lòng mà chấp nhận một sự thực:

  

Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới ở thời điểm mà không có bằng chứng nào là con người còn cần đến Gót nữa, và còn cần ít hơn đến Chúa Ki Tô.  Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.”

 

Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Ca-tô bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này.Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả.

  

(It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.

  

"The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.

  

Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said.

  

"The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ"  "There’s no system for a rapid change.”)  

  

Ngày 9 tháng 4, 2007, Giáo hoàng Benedict XVI lại cảnh báo là:

   

“Âu Châu có vẻ như sẽ mất đức tin trong tương lai, và gọi những người Âu Châu chỉ muốn có ít con là theo “chủ nghĩa cá nhân nguy hiểm”[trong khi cả thế giới đang lo nạn nhân mãn và cổ súy hạn chế sinh đẻ]  Giáo hoàng nói:  Bất hạnh thay, chúng ta phải ghi nhận là Âu Châu có vẻ như đang tuột  xuống một con đường có thể đưa Âu Châu đến sự giã từ lịch sử [Ki Tô Giáo vẫn cho rằng lịch sử Âu Châu là lịch sử Ki Tô Giáo]

   

(Time, April 9, 2007: “One must unfortunately note that Europe seems to be going down a road which could lead it to take its leave from history”  Pope Benedict XVI, warning that Europe appears to be losing faith in its future, calling some Europeans’ desire to have fewer children “dangerous individualism”.)

   

Đó là những lời thú nhận của vị chủ chăn Ca-tô Rô-ma Giáo, của Hội Đồng Giám Mục Âu Châu về sự suy sụp của Ca-tô Giáo ở Tây phương, chứ không phải là sự bịa đặt của Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang và nhiều tác giả khác trên sachhiem.net hay giaodiemonline.com để “phá đạo theo sách lược của CS”. 

  

Nhưng giáo hoàng Benedict XVI  hi vọng có thể vớt vát được vài mẻ cá ươn (Ki Tô Giáo vẫn coi kiếm được tín đồ là vớt được cá) ở các nơi khác nên ngài khuyên tín đồ Ca-tô, nhắm vào khối tín đồ Ca-tô giáo lạc hậu ở Phi Châu, Nam Mỹ, Phi Luật Tân, và Việt Nam, hãy kiên trì giữ vững đức tin, tiếp tục tiến bước trong đường hầm [keep walking in the tunnel], có thể ánh sáng le lói của Chúa Ki-Tô sẽ xuất hiện ở cuối đường hầm [Christ light would appear at the end] và phải tiếp tục “loan báo tin mừng” cho toàn dân, một ảo tưởng bắt nguồn từ sự vô vọng về tình trạng suy sụp của Ki Tô Giáo ở phương trời Âu Mỹ..  Và thảm thay, một số Giám mục Việt Nam, cho đến ngày nay vẫn nhắm mắt tuân theo cái lệnh “loan báo tin mừng” từ Vatican.

  

Thật vậy, trong bức thư nhan đề: “Tôi nghe thấy và học được gì từ những cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao và Bộ Truyền Giáo của Vatican trong hai ngày 1 và 2 tháng 6.2010 của Hồng Y Phạm Minh Mẫn, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây, chứng tỏ Vatican tiếp tục mê hoặc giáo dân Việt Nam, và các bề trên Việt Nam vẫn nhắm mắt theo lệnh từ Vatican để nhốt con chiên của mình vào cái ngục tù tâm linh của Ca-tô Rô-Ma Giáo:

  

“Đồng thời, với kinh nghiệm 30 năm phục vụ ngành Ngoại Giao của Vatican trong nhiều nước như Việt Nam, Đức Hồng Y Dias có lưu ý đến nhiệm vụ của các giám mục trên đất nước Việt Nam hôm nay, nhiệm vụ loan Tin Mừng, dẫn dắt các tín hữu đi trong ánh sáng đức tin, xây dựng Giáo Hội hiệp thông và hiệp nhất trong tình bác ái huynh đệ.

  

Trong Thư Ngỏ của GM Nguyễn Thái Hợp, ngày 4-10-2011, chúng ta có thể đọc đoạn như sau:

 

Dựa trên Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội (nghĩa là của Vatican): 

 

Nhiệm vụ của Giáo Hội cũng như của mỗi Kitô hữu là phải sống và loan báo Tin Mừng trong mọi nền văn hóa, môi trường kinh tế, xã hội, chính trị… Tuy nhiên, do sứ vụ của mình, Giáo Hội không thể đồng hóa với bất cứ một chế độ chính trị, một hệ thống kinh tế hay một nền văn hóa nào.

 

Điều này nói lên rõ ràng hơn gì hết bản chất phi dân tộc, vô tổ quốc của Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam và chúng ta cảm thấy thật tội nghiệp cho các con chiên, lớn cũng như nhỏ, đã mất dấu..  Điều lạ là những người như HY Phạm Minh Mẫn hay Gm Nguyễn Thái Hợp lại không biết rằng, “Tin mừng” của Giê-su, nếu có, cũng không có phần nào cho người Việt Nam.  Tân Ước đã viết rõ như vậy.

 

Tại Sao Ki Tô Giáo Vẫn Tồn Tại ?

   

Hiện trạng của Ki Tô Giáo suy sụp như vậy, nhưng chúng ta không hi vọng là Ki Tô Giáo sẽ biến mất trên thế gian.  Tại sao?

  

Cách đây trên một thế kỷ,   Robert G. Ingersoll đã nhận định về sự tồn tại lâu dài của Tin Lành và Ca-tô Rô-MaGiáo như sau (Joseph Lewis,Ingersoll: The Magnificient, p. 140):

    

Ca-Tô Rô-MaGiáo còn tồn tại lâu dài.  Điều này chứng tỏ cái gì?  Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu muội (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt [cunning]. [Roman Catholicism dies hard.  What does that prove?  It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning];Đạo Tin Lành còn tồn tại lâu dài.  Điều này chứng tỏ cái gì?  Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì đần độn (stupid) [ Protestantism dies hard.  What does that prove?  It proves that the people are superstitious and the preachers stupid.]

  

Robert G. Ingersoll được coi như là một nhà tư tưởng tự do và nhà hùng biện nổi danh của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 (A celebrated orator of 19thcentury America).  Ông ta là bạn của 3 Tổng Thống Hoa Kỳ, là người đã có công nhất trong việc làm nở rộ quyền tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. (A personal friend of three U.S. presidents, the individual most responsible for the flowering freethought in the United States.). Bức tượng của ông, ghi công ông, nay được đặt ở Periora, Illinois.

  

Nhận định của Robert G. Ingersoll có đúng hay không?  Chúng ta hãy đọc thêm vài nhận định khác của giới thức giả Tây phương.

 

     1.     Malachi Martin, một nhà thần học nổi tiếng, đã từng là giáo sư của Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, đã viết như sau trong cuốnThe Keys Of This Blood:

   

“Trong hầu hết các nước ở Âu Châu, chủ thuyết thế tục hầu như đã toàn thắng.  Trong vùng này, các tôn giáo có tổ chức -Ca Tô, Tin Lành và Do Thái - được coi như là giống nhau ở điểm cùng nhấn mạnh trên sự trông cậy vào những quyền lực tuyệt đối.  Do đó, những tôn giáo này được coi như là đóng góp rất ít hoặc không đóng góp gì cho đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa  hiện thời của các nước Tây Âu…Giáo hoàng (JPII. TCN) biết rất rõ rằng, trong thế kỷ tới, Ca Tô Giáo sẽ chỉ còn tồn tại ở các nước trong thế giới thứ ba.  Từ bao giờ, Ca Tô Giáo chỉ nẩy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học.  Tây phương phức tạp không còn tiếp nhận sự hẹp hòi của Ca Tô giáo nữa.  Giáo hoàng biết rõ như vậy.”

  

(In most European countries, secularism has already triumphed completely.  In that region, organized religions - Catholic, Protestant and Jewish - are regarded as alike in their insistence to absolutes.  They are considered to have little or nothing to contribute, therefore, to the current political, economic and cultural life of Western European countries… The pope is well aware that, in the next century, Catholicism will survive only in Third World countries.  Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality.  The sophisticated West can take Catholicism’s narrowness no longer.  The pope realizes that.)

 

2.   Adrian Pigott, một học giả Ca-Tô, đã viết như sau trong cuốn Freedom’s Foe - The Vatican (Vatican - Kẻ Thù Của Tự Do):

   

“Những tín đồ Ca Tô…được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là “Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã”.. Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Ca-Tô Rô-ma Giáo - nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể phồn thịnh.”

  

(Roman Catholics..have been brought up in what Dr Barnado called “The thick darkness of Romanism”..Illiteracy is always prevalent in Romanist countries - to enable Priestcraft to flourish.)

 

      3.     Linh mục Joseph McCabe, trong cuốn Rome Puts A Blight on Culture (La Mã Đặt Sự Hủy Hoại Trên Văn Hóa), đã để ra nguyên một chương phân tích ảnh hưởng của Ca-tô Rô-ma Giáo trên các nền văn hóa với kết luận:

   

La Mã chỉ khoái những kẻ thất học.  Họ bị thuyết phục quá dễ dàng để đi thiêu sống những kẻ “lạc đạo” và hôn hít những thánh tích giả mạo”.

  

(Rome loves the illiterate.  They are so easily persuaded to burn “heretics” and kiss bogus relics.)

 

     4.     Cách đây hơn 100 năm, Toàn Quyền Đông Dương J. L. de Lanessan, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi, Patrick  J. N. Tuck, đã nhận xét  về thực trạng truyền giáo ở Á Đông như sau:

 

“Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các hội truyền giáo Ca Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả.  Toàn thể giới trí thức cầm quyền của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ.  Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì những lý do này nọ, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ.

  

(In fact, during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula, they have probably not converted mre than ten scholars in all.  The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism.  In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.)

 

     5.     Trong bài “Phật Giáo và Người Việt Nam Hiện Đại”, Như Hạnh chuyển ngữ, Tiến sĩ J. C. Cleary, tốt nghiệp đại học Harvard về Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương, đã nhận xét như sau:

   

“Người Việt Nam hẳn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng đối với những người Tây phương có đầu óc tiến bộ, chính Thiên Chúa Giáo mới là một mớ huyền thoại lỗi thời, mê tín dị đoan, và những nghi lễ vô nghĩa lý…Ở Tây phương, phần đông các tín đồ Thiên Chúa Giáo sùng tín thường là những kẻ ít học nhất, những thành phần thấp, kém kinh tế trong quần chúng, những kẻ chẳng còn có gì để mà trông ngóng nữa cả.”

 

     6.     Và nữ học giả Ca Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của giáo hội Ca Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn Người Tín Đồ Ca Tô Tỉnh Ngộ (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995), trang 288:

 

Đạo Ca Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt.  Nó chỉ bị khắc phục bởi giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái.”

  

(Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant.  It is overcome by education and economic well-being.)

 

Từ những tài liệu trên, chúng ta đã có thể nhận định đúng vấn đề. Ki tô giáo còn tồn tại là vì trên thế giới số người ngu muội và mê tín còn nhiều, và số người có đầu óc xảo quyệt cũng như những kẻ ở lớp trên nhưng đần độn cũng vẫn còn nhiều.  Điều rõ ràng là, vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại âm mưu bành trướng của Ki Tô Giáo sang Á Châu là mở mang dân trí.  Samuel Butler đã từng nhận định rất chính xác như sau: “Người Ca-tô không sợ bất cứ gì khác mà chỉ sợ có sự thật.”  và đây chính là “tử huyệt” của Ca-tô Rô-ma Giáo. 

   

Đọc trên diễn đàn hải ngoại, chúng ta thấy rõ điều này.  Trước những bài nghiên cứu nghiêm chỉnh về những sự thật trong Ca-tô Rô-ma Giáo của các học giả Tây phương, trong đó có nhiều bậc lãnh đạo trong Ca-tô Giáo, người Ca-tô Việt Nam luôn luôn chống đỡ, không phải qua phê bình đối thoại trí thức, mà bằng những luận điệu chụp mũ như “phá đạo”, “gây chia rẽ tôn giáo”, “theo sách lược chống Ca-tô của CS”, “vi phạm tự do tín ngưỡng”, “thù hận Công giáo” v.v... hòng bịt miệng những người viết ra những sự thật về Ca-tô Giáo.  Có người còn làm ra vẻ cao cả, nhưng thực ra chỉ là mê sảng “cầu Chúa soi sáng cho TCN và NMQ ” trong khi thực sự họ không hề biết Chúa là cái gì, có thật hay không, và nếu có thì chính họ mới cần Chúa soi sáng cho.  Nhưng, như nhận định của Giám mục John Shelby Spong và Jim Walker, Russell Shorto ở trên, thì Chúa chỉ là một người Do Thái thường, sống với một ảo tưởng, và bản chất của Chúa chỉ là một con người thiển cận, đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả, vậy thì có thể soi sáng cho ai?

      

Sự khắc phục Ca Tô Giáo đã xảy ra trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, trong đó đời sống vật chất của con người tương đối cao, và những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về tôn giáo của những người có uy tín trong giới trí thức như lãnh tụ tôn giáo, học giả, chuyên gia, giáo sư đại học v..v.. được phổ biến rộng rãi trong quần chúng.  Chúng ta không bao giờ nên e ngại trước những sự phản đối vô căn cứ, lên án việc mở mang dân trí là chống tôn giáo hay chia rẽ tôn giáo.  Sự hòa hợp giữa những khối dân có tín ngưỡng khác nhau trong những quốc gia tân tiến Âu Mỹ, nơi đây các tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo được phổ biến tự do và rộng rãi, là một bằng chứng rõ rệt nhất về lợi ích của việc mở mang dân trí để cho người dân biết rõ sự thật về các tôn giáo trong xã hội.

  

Cho nên, những sự thực về lịch sử những tội ác của Ca Tô Giáo, về tổ chức độc tài của Giáo hội, về những thần quyền tự phong của giới lãnh đạo Ca Tô, cùng những tín điều hoang đường phi lô-gic, phi lý trí, phản khoa học, huyền hoặc, lỗi thời v..v.. của Ca Tô Giáo phải được nghiên cứu cẩn thận và phổ biến rộng rãi.  Thứ đến, giáo hội Phật Giáo và người Phật tử phải đóng góp tích cực trong đối sách này và đồng thời nên phát huy Phật Pháp cũng như góp sức trong chính sách phát triển kinh tế nước nhà, để cho toàn dân có được một đời sống vật chất thoải mái hơn.

 

Có Nên Lo Ngại Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki Tô Giáo Không?

 

Tôi thấy vấn nạn cải đạo của Ki Tô Giáo không có gì để cho chúng ta phải lo lắng, bận lòng.

    

Ki Tô Giáo đưa ra chính sách và kế hoạch cải đạo Á Châu.  Nhưng đưa ra chính sách là một chuyện, có thực hiện được chính sách đó hay không lại là một chuyện khác. Chính sách này đã cho chúng ta thấy rõ bản chất đạo đức giả, và chủ trương xâm lăng tôn giáo, văn hóa của Vatican. Vatican một mặt đưa ra chiêu bài hòa hợp tôn giáo, mặt khác vẫn âm mưu phá ngầm các tôn giáo khác nhất là Phật Giáo ở các nước yếu kém về kinh tế; một mặt kêu gọi mọi quốc gia phải gìn giữ nền văn hóa của mình coi đó như là phẩm cách quốc gia, mặt khác lại tích cực hành động để tiêu diệt các nền văn hóa địa phương để thay thế vào đó cái nền văn hóa đã phá sản của Gia Tô Giáo; một mặt chỉ trích những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là “những con chó sói đói mồi” đến chia rẽ những cộng đồng Ca Tô, mặt khác lại gửi “những con chó sói” của Vatican (viết theo tinh thần lời phê phán của JPII) đi sang Á Châu để gây chia rẽ trong những quốc gia phi Ca-Tô.  Tôi tin rằng chính sách trên sẽ thất bại ở Á Châu.  Có nhiều lý do để tôi tin như vậy.

     

1.     Nền văn hóa Á Đông, trừ Phi Luật Tân (Ca Tô) và Nam Dương (Hồi Giáo), còn chung chung có thể nói cũng là nền văn hóa Phật Giáo, dù ở trong những quốc gia đang sống dưới chế độ chuyên chính như ở Trung Quốc và Việt Nam, hoặc ở trong những quốc gia dân chủ như Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Tân Gia Ba v..v..  Nền văn hóa Phật Giáo cao hơn nền văn hóa Ki Tô rất nhiều, điều này không ai có thể phủ nhận, trừ phi chúng ta đánh đồng sai lầm nền văn hóa Ki Tô với những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của xã hội của Tây phương.  Ngày nay, Tây phương đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo, và Phật Giáo phát triển rất tự nhiên trong những xã hội Tây phương mà không hề có ý định cải đạo người khác hoặc kiếm thêm tín đồ. 

       

Đụng phải cái thành trì Phật Giáo ở Á Đông, Ki Tô Giáo không có cách nào thắng được Phật Giáo vì từ giáo lý cho đến thực hành, từ bản chất của mỗi tôn giáo cho đến những phúc lợi mà mỗi tôn giáo đã mang đến cho nhân loại v..v.., Ki Tô Giáo đều không thể so sánh với Phật Giáo được.  Chúng ta nên nhớ, gần đây Giáo Hoàng John Paul II đã phải công khai xưng thú 7 núi tội ác của Giáo hội đối với nhân loại, trong khi lịch sử Phật Giáo trên thế giới không hề có một tì vết nào, vậy Ki Tô Giáo lấy gì để mà thuyết phục người dân, trừ khả năng mang bả vật chất ra để mua tín đồ, những người “theo đạo có gạo mà ăn”, hoặc đưa ra những hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, về “xác chết sẽ sống lại” trong ngày phán xét, và sẽ có một cuộc sống đời đời trên một thiên đường tưởng tượng nếu giữ vững niềm tin vào những điều huyền hoặc của Tòa Thánh đưa ra với mục đích khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín của đám cùng dân thấp kém.

  

Thật vậy, năm 1969, John H. Garabedian & Orde Coombs xuất bản cuốn Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age), hình bìa ngoài là hàng chữ lớn viết lên tường: Chúa Ki-Tô Đã Chết - Phật Đang Sống (Christ Is Dead - Buddha Lives), nội dung nói về cuộc nổi giậy đạo đức ở Mỹ (moral revolt in America), phân tích tại sao hàng triệu giới trẻ đang vứt bỏ những truyền thống của họ và tìm kiếm những giải đáp mới trong những tư tưởng và tôn giáo Đông phương (Why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East).

 


Link: 
http://giaodiemonline.com/2009/05/conduong.htm

 

2.     Trở lại lịch sử, Ca Tô Giáo xâm nhập vào Việt Nam từ 1533, và 140 năm sau, tới đầu thập niên 1670, các thừa sai Ca Tô mới khuyến dụ được khoảng 60.000 người theo đạo, tuyệt đại đa số thuộc thành phần thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam (Xin đọc Catholicisme et Sociétés Asiatiquescủa Yoshiharu Tsuboi).  Có thể nói, Ca Tô Giáo chỉ phát triển mạnh ở Việt Nam sau khi Giám mục Bá Đa Lộc tuyển mộ và đứng đầu một số lính đánh thuê (mercenaries) giúp Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn vào đầu thế kỷ 19.  Sau đó, các thừa sai Pháp thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, mở đầu cuộc xâm chiếm bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng năm 1858.  Sau khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, Ca Tô Giáo dựa vào thế lực thực dân để truyền đạo, làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam.  Nhưng dù ở thế thượng phong, dưới cái dù của thực dân trong gần 100 năm, cộng với 9 năm miền Nam dưới chế độ Ca Tô độc tài, độc tôn, gia đình trị Ngô Đình Diệm, số tín đồ Ca Tô trên tỷ lệ dân số không thể lên quá 5-7 phần trăm. Điều này chứng tỏ nền văn hóa Việt Nam không tương hợp với nền văn hóa Ki Tô

 

Vậy ngày nay, tất cả lợi thế về quyền lực của Ca Tô Giáo đã không còn, ngoại trừ sức mạnh hữu danh vô thực, dựa vào đám đông cuồng tín của Ca Tô Giáo trên hoàn cầu và sức mạnh của tiền bạc, Ca Tô Giáo có cách nào để cải đạo người dân Việt Nam?  Hơn nữa, bộ mặt phi dân tộc, vô tổ quốc của Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam đã lộ rõ qua những biến cố Giáo dân làm loạn ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà v…v…, điển hình là vụ TGM cum cúp theo lệnh của HY vô đạo đức Bertone ờ Vatican, nhất nhất theo lệnh của Vatican đi loan báo “tin mừng” (sic).  Liệu chính quyền hiện nay có để cho bọn thừa sai ngoại quốc tự do xâm nhập ào ạt vào Việt Nam toa rập với các tay sai bản địa để truyền đạo sau những chiêu bài đạo đức giả có tính cách lưỡng chuẩn (double standard) như nhân quyền và tự do tín ngưỡng một chiều hay không?  Chúng ta cần phân biệt rõ ràng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do xâm nhập một quốc gia để truyền đạo, hay quyền công dân làm loạn, gây xáo trộn trong xã hội là những quyền hoàn toàn khác nhau.

 

3.     Ki Tô giáo nói chung, nhất là Ca Tô giáo nói riêng, đang suy thoái khắp nơi trong những quốc gia văn minh tiến bộ nhất. Những sự kiện lịch sử này không cho phép giáo hội Ca Tô mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa hay “thánh thiện” để mà đi rao giảng tin mừng Phúc Âm nữa, vì người ta sẽ công khai chất vấn về thực chất của Giáo hội về những vấn đề như lịch sử của Giáo hội, vấn nạn đạo đức trong Giáo hội, giá trị những giáo lý, và về thực chất của cái gọi là “Tin mừng Phúc Âm” dù rằng Vatican gần đây đã tung ra hết Tông Huấn này đến Tông Huấn nọ cho bầy chiên của Vatican theo đó mà hành sự.

 

4.     Thời buổi này, không còn mấy người có đầu óc còn tin ở những chuyện hoang đường như “tội tổ tông”, “Chúa tình nguyện leo lên thập giá để chuộc tội cho nhân loại”, “Đức Mẹ đồng trinh”, khả năng “cứu rỗi” của Giê-su v..v.., kể cả một số giám mục, linh mục trong giáo hội.  Khoa học với những bằng chứng bất khả phủ bác trong vũ trụ học, di truyền học, sinh học, sinh hóa học, cổ sinh vật học v..v.. cộng với thuyết tiến hóa đã bác bỏ toàn bộ nền thần học Ki Tô.  Đặc biệt là trong thời đại thông tin điện tử này, không ai có thể dấu ai được điều gì, và con người có thể kiểm chứng những tài liệu nghiên cứu chính xác bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.  Làm sao giáo hội có thể thuyết phục được quần chúng bằng những lý thuyết mơ hồ không có một căn bản xác thực nào.  Trí tuệ người dân Việt Nam đâu còn ở mức trí tuệ của những nông dân hay dân chài ở những vùng hẻo lánh trong thế kỷ 18, 19? 

  

Trên đây chỉ là vài lý do chính mà tôi nghĩ chính sách trồng cây Ki Tô Giáo vào những miền đất ở Á Châu sẽ thất bại.  Đất Á Châu không thích hợp với cây Ki Tô.  Trồng vào đó, cây tuy không đến nỗi chết héo queo như cây sung bị Chúa Giêsu nguyền rủa, không bao giờ có thể ra trái được nữa, nhưng có lẽ cũng chỉ sống một cách èo ẹt, không có nhiều sinh khí.  Lý do chính là không ai có thể đi ngược lại đà tiến hóa của con người. 

 

Vài Lời Kết

 

Hiển nhiên là qua bao thế kỷ, dù Ki Tô Giáo đã gia tăng nỗ lực ăn sâu cắm rễ vào Á Châu nhưng đã hoàn toàn thất bại.  Rõ ràng là Á Châu đã từ chối không chấp nhận Ki Tô Giáo.  Á Châu đã có những kinh nghiệm lịch sử về sự liên kết của Ki Tô Giáo với những thế lực thực dân Tây phương trước đây.  Á Châu cũng đã thấy rõ nền văn hóa độc hại của Ki Tô Giáo trên thế giới.  Á Châu cũng đã thấy rõ bản chất “tà đạo”, “đạo chích”, và “đạo bịp” của Ki Tô Giáo.  Ngày nay, với những phương tiện thông tin điện tử, Ki Tô Giáo khó có thể lừa bịp được con người bằng những luận điệu thần học hoang đường đã lỗi thời mà thế giới Âu Mỹ đã đang dần dần phế thải.  Và riêng về Việt Nam thì người dân Việt Nam, nhất là Phật tử và tín đồ của các tôn giáo khác có ngồi yên để cho Ki Tô Giáo tự tung tự tác hoành hành trên đất nước thân yêu của chúng ta không?  Hỏi tức là đã trả lời.  Vậy chúng ta không việc gì phải bận lòng trước những thủ đoạn, mánh mưu cải đạo của Ki Tô Giáo.  Chúng ta sẽ làm hết sức để chuyển hóa họ, tháo bỏ mớ xiềng xích tâm linh đã trói chặt họ trong vòng ngu muội, mở mang đầu óc họ.  Và một ngày hi vọng không xa lắm, Ki Tô Giáo ở Việt Nam cũng sẽ đi theo vết chân của Ki Tô Giáo ở Âu Mỹ, suy tàn như ở phương trời Âu Mỹ.  Vì Ki Tô Giáo không thể đi ngược lại lịch sử, và không ai có thể ngăn chận được sự tiến hóa về trí tuệ của nhân loại, cho nên con người không thể cứ mãi mãi chìm đắm trong vòng mê tín, tiếp tục tin vào những chuyện hoang đường đã không còn bất cứ một giá trị nào trong thế giới tân tiến ngày nay.

 

Đã 478 năm rồi (từ 1533), sau khi thực dân Pháp chiếm được Việt Nam thì Công Giáo, dựa vào thế lực thực dân, chiếm được địa vị độc tôn, làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam, tự do  truyền đạo.  Nhưng tới nay, tỷ lệ trên dân số cũng chỉ là 5-7%.  Vậy thì đến bao giờ Việt Nam trở thành toàn tòng Công Giáo.  Cũng đã gần một thế kỷ nay rồi, Tin Lành dựa vào thế lực Mỹ ở miền Nam và sau cuộc chiến lợi dụng sự mở mang của đất nước cũng chỉ nhặt được những mẩu bánh rơi vãi vào khoảng 1% dân số.  Vậy đến bao giờ thì Tin Lành hi vọng biến Việt Nam thành một nước Tin Lành.  Ki Tô Giáo, với sách lược dối trá, xuyên tạc, hạ thấp Phật Giáo, bỏ tiền ra mua tín đồ, hay cưỡng bách nhét Chúa vào đầu người khác như trường hợp của Công Giáo VN đối với bà Lương Thị Phụng, hay từ bỏ truyền thống văn hóa và lịch sử lập quốc của Việt Nam như trong “tuyên ngôn phục linh” của Tin Lành, là hi vọng có thể cải đạo được người dân Việt Nam vào Ki Tô Giáo hay sao? Họ cho rằng người dân Việt Nam cũng ngu muội và cuồng tín như họ hay sao?  Họ cho rằng ngày nay mà họ có thể mang những đồ phế thải của tôn giáo Tây phương đến đầu độc người dân Việt Nam được sao?  Họ không mở mắt ra mà nhìn, trên thế giới ngày nay, chẳng còn nước nào toàn tòng Ca-tô Giáo hay Tin Lành.  Tỷ lệ trên dân số của Tin Lành trên nước Mỹ đã tụt xuống từ trên 70% trước đây còn dưới 50% theo một thống kê mới nhất.  Âu Châu, nguyên là cái nôi của Ca-tô Giáo trước đây nay đã trở thành một lục địa hậu-Ki-Tô (Post-Christian Continent), sống như là Gót không hề hiện hữu, và cũng chẳng cần đế sự cứu rỗi của Giê-su nữa.. 

  

Mỗi khi người Ki-Tô Giáo, Tin Lành hay Ca-Tô, khuyến dụ được một người bỏ đạo của mình để đi theo đạo Chúa, họ rất lấy làm vui mừng, cho rằng đã mang thêm lại một linh hồn cho Chúa, và quảng cáo ầm ĩ, cho rằng đạo của họ hay nên người ta mới bỏ đạo gốc để mà đi theo.  Thí dụ, vụ Nguyễn Huệ Nhật bỏ áo cà sa để sang quỳ phục dưới chân thập giá đã được giới truyền thông Tin Lành thổi phồng làm như Nguyễn Huệ Nhật là một danh nhân thế giới, thông thái nhất mực, và Phật Giáo đã mất đi một vô thượng thiên tài, trong khi trong thực tế Nguyễn Huệ Nhật chẳng là gì cả, một người bị khủng khoảng tinh thần nên đã bỏ đạo khó khăn của trí tuệ để theo đạo dễ dãi của đức tin, một đức tin mù quáng vào những điều nhảm nhí không thể tin được.

 

 

Do đó, ít người hiểu được rằng, những trường hợp đổi đạo từ Phật Giáo sang Ki-Tô Giáo khiến cho người Ki-Tô Giáo vui mừng, thì chính Phật Giáo cũng lại vui mừng, vì những Phật tử như vậy bản chất không thích hợp với đạo Phật, có ở lại trong Phật Giáo thì Phật Giáo cũng chẳng làm cho đạo Phật tốt hơn, nhiều khi lại có hại cho Phật Giáo.  Tại sao vậy?  Xin quý độc giả hãy đọc đoạn sau đây của Tỳ Kheo Abhinyana trong cuốn Về Với Thực Tại, bài Gõ Cửa Từng Nhà, trang 5-6:

  

Sự kiện mà người ta bỏ đạo Phật để đi theo các tôn giáo khác thực sự là một điều đáng mừng  đối với Phật Giáo, vì rằng những người thay đổi tôn giáo thường chỉ là thay đổi danh xưng chứ không phải sự thay đổi bản chất.  Những ai thay đổi tôn giáo nhằm kiếm chác được một cái gì chẳng hạn như về vật chất hoặc một tờ giấy bảo lãnh là họ tự phản bội lấy mình và đánh mất đi sự liêm sỉ của chính mình.

   

Với bản chất thay đổi tôn giáo như trên thì những người này thực sự không thích hợp với Phật Giáo, có ở lại trong Phật Giáo nhiều khi chỉ có hại cho Phật Giáo. 

  

Ảnh hưởng tác hại của Ki Tô Giáo trên xã hội thật không thể tưởng tượng nồi.  Xin mời độc giả hãy xem vài đoạn phim trên “youtube” để thấy rằng chính sách nhồi sọ của Ki Tô Giáo đã biến con người, người lớn cũng như trẻ con, thành những người cuồng tín tôn giáo như thế nào

http://www.youtube.com/watch?v=33VXemZ3bnM:

[Obsessed Christian Korean Mental Child Abuse]

http://www.youtube.com/watch?v=2STDH14aJVk&feature=related

[Crazy Christian Camp For Children]

http://www.youtube.com/watch?v=RXVyU...eature=related

[The Crazy Korean Christian Church Sermon]

 

   


Trần Chung Ngọc

   Tháng 10, 2011

Nguồn link: http://giaodiemonline.com/2011/10/caidao2.htm

Bình luận (9)

"Phật giáo với lịch sử dân tộc tuy hai mà một như hình với bóng" Bác Hồ
duc trieu ( 09/06/2015 15:30:44)
bài viết này không khác gì viên đạn ân huệ sau cùng cho kẻ tử tù ,sâu sắc ,tỉ mỉ,thật đáng ngưỡng mộ ,bác ngọc ở đâu vậy ,ai biết cho mính xin số đt liên đi ,cám ơn rất nhiều
lòi thật mất lòng ( 05/08/2014 12:57:05)
các bạn có thể lên trang [flash]sachhiem.net[flash]
an ( 09/08/2012 18:12:01)
Tôi phản đối ý kiến của bạn "phan thanh tam"
CHUNG TỬ ĐƠN ( 27/06/2012 00:44:17)
Từ ngày đọc các   bài viết về đạo này mình đã hiểu rõ bản chất của chúng!Chúng xứng đáng là bọn tà đạo!Mình thì mình yêu quý Phật Giáo hơn!
CHUGNTUDON ( 06/05/2012 00:52:37)
phan thanh tam: Không hiểu bạn đang suy nghĩ gì. Nhưng rõ ràng bạn không hiểu được điều mà tác giả muốn nói đến. Trần Chung Ngọc không phải là Phật tử, mà nói là "Đức Phật của bạn".
Thanh ( 01/05/2012 10:38:19)
Cần phải có thật nhiều bài viết loại này để mọi người VN, hay những người   tự nhận mình là người VN, cùng đọc. Đọc cho biết rồi có thể tự mình quyết định. Cho dù   có ai đó cho rằng bác Ngọc đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ trong khi bày tỏ quan điểm của chính mình, tôi vẫn thấy bác Ngọc là một người VN chân chính, bất kể bác Ngọc đang định cư ở phương trời góc biển nào. Chúc bác sống hùng sống lâu và sống khỏe để đám hậu bổi có cơ hội đọc sách của bác dài dài ! : D
Nathan ( 19/03/2012 18:27:44)
Nói xấu người khác là điêu không tốt. Tôi nghĩ Đức Phật của bạn sẽ rất buồn khi đọc được bài viết này. Hãy tôn trọng tôn giáo của nhau và sống sao cho xứng đáng với niềm tin của mình. Hữu xạ tự nhiên hương bạn ạ!!!
phan thanh tam ( 02/01/2012 14:44:34)
Bác viết rất đúng, nhưng đó là trong dài hạn, về ngắn hạn nếu Chánh pháp không được phát huy thì tà pháp sẽ nổi lên, do vậy, chúng ta hãy cảnh giác, để tâm linh nhân loại có sự tiến bộ, chứ không phải giật lùi như thế...
Bạn Đọc ( 02/11/2011 11:24:46)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp