Thiền sư Adohwasang một vị Cao Tăng nổi tiếng, Ngài sáng lập ngôi chùa này, trong thời cai trị của vua Chunryeol (trị vì 1274 ~ 1308). Sau khi công chúa Thanh Hoa (Jeonghwa) đã phát tâm cúng dường một cây đèn lồng bằng ngọc vào ngôi Tam Bảo này, từ đó được đổi tên thành Truyền Đăng Tự (Jeondeungsa). Truyền Đăng Tự (Jeondeungsa),là một trong những Danh lam Cổ Tự Korea , nơi thu hút khách thập phương, trong cũng như ngoài nước, đến tham quan chiêm ngưỡng. Như việc xây dựng ngôi Đại điện chính (Daeungjeon), và việc xây dựng Dược Sư điện (Yaksajeon). Bên trong Đại điện (Daeungjeon) có một bức tượng đặc thù của một người phụ nữ xấu xí với một phụ nữ khỏa thân, và mỗi hình trên các trụ cột, có truyền thuyết liên quan đến quá khứ khi xây dựng Đại điện (Daeungjeon).
Thuở ấy, có chàng thợ mộc đem lòng yêu một cô thôn nữ làm công quả ở nhà bếp. Bởi vì anh yêu cô ấy, anh đã cho tất cả tiền của mình dành dụm được, nhưng cô ấy bỏ anh ta và mang theo tất cả tiền bạc trốn đi biệt tích. Anh chàng thợ mộc nằm bệnh một thời gian. Sau đó, anh ta hồi tỉnh để gọi là trả thù người con gái mình yêu đem lòng phản bội, anh đã làm việc cả ban đêm để tạo ra các tác phẩm điêu khắc, như một lời nguyền, anh tạo hình cô gái hết sức xấu xí đang bị treo lên trần nhà như một cực hình đầy đau khổ, qua sự thể hiện của tác phẩm anh ngầm muốn trả thù sự ngược đãi của cô gái, đối với lòng tốt của anh cho hả cơn giận.
Ngoài ra, việc xây dựng Dược Sư điện (Yaksajeon) có nhiều tác phẩm điêu khắc đẹp lộng lẫy luôn cuốn hút sự ngắm nhìn của du khách. Các đường cong hướng vào trong trần nhà với bao sắc màu thanh tú, nhất là những nét chạm khắc tinh vi, như hoa sen ẩn hiện những đường cong diễm lệ vô cùng gợi cảm. Trong sân chùa còn có một quả chuông đúc từ đời Tống của Trung Quốc, được gọi là Phạm chung (Beomjong). Truyền Đăng Tự (Jeondeungsa) kiến trúc rất tinh xảo, trang nghiêm và thanh tịnh bởi cảnh quang hòa điệu cùng rừng núi hoang dã, được xem như một trong những thánh tích Phật giáo Nam Hàn, nhất là vào lúc bình minh ánh dương quang vừa trở giấc, và khi hoàng hôn nắng chiều còn le lói buổi hoàng hôn, nhìn từ mặt biển vào. Chào mừng mặt trời mọc tại Truyền Đăng Tự (Jeondeungsa) là một hoạt động nổi tiếng trên toàn quốc. Gần đó còn có Jukrimdawon Tea House , nơi du khách có thể tham quan thư giãn bất cứ lúc nào.
Tăng cường năng lực của đất nước trên hòn đảo Giang Hoa, đang được gọi là một mô hình thu nhỏ của lịch sử. Hiện còn những di tích như một hòn đá thời tiền sử có chứa các chất Ma Ni ‘núi Ma Ni’ (Manisan Earl). Khi tham khảo Tam tạng kinh Phật giáo Korea (Tripitaka), thì một trong những di sản đặc biệt nhất đó là việc sản xuất Đại Tạng Kinh mộc bản 2 lần. Đầu tiên, Koryeo đã bắt đầu sản xuất Đại Tạng Kinh vào năm 1011, khi bị Mông Cổ (Khitan) tấn công Koryeo, lúc bấy giờ Phật giáo là chỗ dựa vững chắc để Hộ Quốc An Dân khỏi bị kẻ thù xâm lược. 77 năm sau, năm 1087, Koryeo đã hoàn thành Đại Tạng Kinh có khoảng 6 nghìn mộc bản. Nhưng nhiều bản bị cháy khi Mông Cổ tấn công Koryeo vào năm 1232. Vì Mông Cổ xâm lược Koryeo, lãnh thổ Koryeo bị tàn phá và người dân Koryeo bị rơi vào cảnh khốn khổ tột cùng. Đặc biệt, sau khi người cầm quyền Choi Woo của chính quyền quan võ đã dời đô về đảo Giang Hoa (Ganghwado), người dân Koryeo không tin vào triều đình Koryeo. Để khắc phục tình hình như vậy, Choi Woo đã đưa ra một giải pháp :
‘Cao Ly Đại Tạng Kinh’ có tính chất Hộ Quốc An Dân, để ngăn ngừa cuộc xâm lược của quân Mông Cổ. Chính quyền dòng họ Choi có ý định là thông qua việc sản xuấtĐại Tạng Kinh, sẽ đạt mục đích về chính trị là hợp nhất lực lượng nhân dân, phục hồi niềm tin của Koryeo về văn hóa tâm linh, trên tinh thần hiếu hòa và vô tránh, đồng thời muốn nương nhờ Phật giáo giúp dân tộc có được sức mạnh tâm linh để dẹp tan quân Mông Cổ. Về việc này, hợp tuyển ‘Đông Quốc Lý Tương Quốc Tập’ do nhà văn hoá Koryeo, Lý Du Báo (Lee Kyu-Bo) viết giải thích như sau : Mông Cổ (Khitan) đã tấn công Koryeo khi Hiển Tông, Vua thứ 8 Koryeo cầm quyền. Lúc đó, Koryeo bắt đầu sản xuất Đại Tạng Kinh, thì quân Mông Cổ (Khitan) đã rút quân ngay. Điều này cho thấy sự nhiệm mầu của Phật pháp khi được gắn kết với lòng tin tuyệt đối vào sức mạnh tâm linh của dân tộc sẽ trở thành một sức mạnh phi thường mà không gì có thể ngăn cản được.
Vào năm 1237, Koryeo đã bắt đầu sản xuất ‘Cao Ly Đại Tạng Kinh’. Việc sản xuất ‘Cao Ly Đại Tạng Kinh’ là sự kiện lớn nhất trong 500 năm lịch sử Koryeo. Thời gian để đối đầu với sự hung tàn của quân Mông Cổ thì Hoàng thúc Lý Long Tường (bào đệ vua Lý Cao Tông, Đại Việt tỵ nạn ở Korea) là một Phật tử nước Đại Việt và là nhà chiến lược Quân sự, Ngài dùng Binh Pháp Đại Việt trong những lần phạt Tống, bình Chiêm để phò giúp vua Cao Ly chiến thắng quân Mông Cổ. với những chiến công oanh liệt đó nên Ngài được Triều đình tuyên dương công đức và được nhà Vua ngự bút sắc tứ châu phê biển vàng ba chữ : “Thụ Hàng Môn” (Cửa tiếp thụ giặc đầu hàng). Cho đến nay gần 800 năm, trãi biết bao nắng táp phong ba; tấm bia ấy vẫn thi gan cùng tuế nguyệt, được Tổ quốc nhân dân Korea đời đời ghi nhớ.
Chiến công của Lý Long Tường được vua Cao Ly rất khen ngợi, cho đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong cho Ngài tước Hoa Sơn Quân lấy nghĩa là : nước An Nam có núi Hoa Sơn. Vua Cao Ly cấp 30 dặm đất, nhân khẩu 2000 người cho Ngài lập ấp ăn bổng lộc để lo hương hỏa thờ cúng Tổ tiên. Khi các cường quốc phương Tây đến xâm lăng và đánh cướp thư tịch, di sản văn hóa Korea, lúc bấy giờ Phật giáo vẫn tiếp tục góp phần cùng toàn quân toàn dân đấu tranh, việc này lần đầu tiên gây xáo trộn khác nhau với phương Tây, từ việc củng cố của lịch sử của bổn phận người công dân Hàn Quốc là quyền nghĩa vụ như nhau. Vì vậy, bấy giờ lịch sử và văn hóa, củng cố tầm quan trọng của hòn đảo Giang Hoa đã nổi dậy chống lại bọn thực dân và những giáo sĩ Ki Tô người Pháp cải đạo bất hợp pháp.
Trong lịch sử; nghĩa binh tăng cường năng lực bằng cách mượn các ngôi Chùa làm nơi chống giặc ngoại xâm, bao gồm cả Truyền Đăng Tự (jeondeungsa) vì nơi đây đang gìn giữ rất nhiều di tích quý giá của Phật giáo. Từ việc an ninh quốc phòng ngôi chùa Truyền Đăng được xem là đại diện ở nơi đây và Truyền Đăng Tự “jeondeungsa” geunbondoryangin vốn đã được xây dựng hơn 300 năm tiếp sau đó là Phổ Môn Tự (Bomunsa) sonkkophinda và Thanh Thủy Tự (jeongsusa) tạo thành một quần thể làm nổi bậc vai trò của Phật giáo gắn liền với vận mệnh của dân tộc khi đất nước lâm nguy. Truyền Đăng tự (Jeondeungsa) một ngôi chùa lâu đời. Sự hiện diện của ngôi Cổ tự này đã gắn liền với lịch sử dân tộc Hàn Quốc, trải qua bao thăng trầm đồng hành cùng vận nước, ngược dòng lịch sử có những lúc là nơi quốc phòng vững chắc cho chính quyền quốc gia dân tộc.
Trân trọng kính giới thiệu cùng quý độc giả tham quan ngôi Cổ Tự qua hình ảnh đã sưu tập:
Thích Vân Phong