đậu tương đen hữu cơ

Tôn giáo - Thời đại

14:40 11/07/2011

Đức Đạt Lai Lat Ma & con đường đã chọn

(TG&DT) - Năm 2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ nhiệm thế quyền và không tái sanh nữa. Đây là quyết định khó khăn, Ngài trăn trở nhiều năm khi đưa ra quyết định nầy. Chính quyền lưu vong cũng bàn thảo rất nhiều để đủ can đảm vuợt qua mọi xúc cảm tràn đầy nuớc mắt mà nhân dân đã dành cho Ngài.

Sáng 09/7/2011, Đức Đạt Lai Lat Ma đến  sân cỏ truớc  toà  nhà Quốc Hội Mỹ lúc 10.30 để nói chuyện với luợng số quần chúng gần  30 nghìn nguời.



 

Nắng và nóng ở nhiệt độ 38, thế mà nguời Mỹ vẫn  thản nhiên  ngồi  chờ từ sáng sớm.. Không bóng  cây, không ô bạt. Ai đến sớm, đuợc vào trong khuôn viên rộng hơn một hecta. Bên ngoài là vòng rào luới nhựa và an ninh, một khoản cách 5m, là đuờng đi và lối thoát hiểm, có thêm một vòng rào nữa, sau hàng rào đó là những  thính chúng đến muộn vì không còn chỗ vào, họ ngồi đứng quanh khu vực gần toà nhà Quôc hội. 


                                                             Dòng người chờ đợi Ngài để được nghe thuyết giảng



Bên ngoài đuờng xe, cũng lô nhô bóng nguời thèm muốn đuợc vào bên trong; ngoài vòng cuối cùng là an ninh mặc đồ đen, xe cứu thuơng, xe cảnh sát túc trực. Tại sân khấu, lực luợng an ninh đứng như trời trồng thì  ngoài tuợng đài vòng xoay giao lộ, mô tô an ninh chạy quanh như diễu hành. Bên kia đuờng là dãy nhà thùng vệ sinh di động gần 100 cái không đủ giải quyết cho hàng vạn nguời có mặt. Âm thanh lộ thiên đủ  cho nguời ở xa 200m nghe, nhưng màn hình rộng chỉ những nguời ở tầm 150m mới nhìn thấy. Trong thời gian  gần 5 tiếng chờ đợi Đức Đat Lai Lạt Ma xuất hiện, nữ Mc nguời da đen tỏ ra linh hoạt và chuyên nghiệp làm cho  hiện truờng nóng lên từng tràng vỗ tay tán thuởng.


Nghệ sĩ  Tây Tạng  với điệu múa và trang phục truyền thống cũng đem lại  cho quần chúng những thư giản cần thiết và cảm thông. Mục đơn ca của  nguời Tạng còn mang âm huởng lai Tàu. Tất cả những tiết tấu, sắc màu y phục và âm ngữ chưa xoá nhòa nét văn hoá của tộc Tạng, một sắc dân thiểu số sống trên cao nguyên Hy Mã, gần với thiên nhiên cổ đại mà một thời, nền văn minh khoa học  như cái gì lạ lẫm bị họ chối từ. 


                                                                                                       Biển người



Nhưng nền văn hoá đó đã gây sự lưu tâm của nhân loại ngày nay. Họ tiến bộ y học, có cả bệnh viện do các Tu sĩ  thời xa xưa đảm trách, họ có thể mổ xẻ lúc bấy giờ, tuyệt nhiên họ không dùng Tây duợc như ngày nay. Họ có một đức tin kiên cố và một nền giáo dục đặc thù. Các tu viện đào tạo ra nhiều Lạt Ma uyên bác. Các Đạt Lai Lạt Ma thứ 2, thứ ba, thứ tư đến thứ năm đều đuợc xuất thân từ phái Cách Lỗ tại Triết Bang tự; Nơi đây, vừa là tu viện, vừa là học viện từng chứa 15 ngàn tu sĩ vào thế kỷ thứ 15.


Tibet là quốc gia rộng gầp 4 lần Việt Nam, dân số  trên một triệu  vào kỷ nguyên 15, hiện nay do bị Trung quốc đưa 7 triệu dân tộc Hán  xen tạp và đồng hoá Tây Tạng, tộc Tạng hiện nay 6 triệu nguời, chưa kể 150 ngàn nguời lưu vong.. Một đất nuớc nằm  ở độ cao gần 5000 m so với mặt biển, Tibet ở Trung Á giáp Ấn Độ, Bhutan, Miến điện và Trung quốc. Một địa linh đã thu hút du khách thế giới. Có những địa danh như nuí thiêng Kailash, hồ thiêng Yamdrok, các chùa và cung điện nổi tiếng như Potala, Đại Chiêu tự. Xa xưa, Tây Tạng có trên 20 ngàn ngôi chùa, khi Trung Cộng thôn  tính Tây Tạng, hơn 10 ngàn ngội bị phá huỷ , hàng triệu Tu sĩ và tín đồ bị giam cầm, sát hại. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 đã vuợt khỏi Tây Tạng khi Trung Quốc xâm lăng năm 1959, Ngài cùng một số Tăng sĩ và tín đồ đuợc chính phủ Ấn dành cho một vùng giáp Hy mã Lạp Sơn lập thủ phủ, tu viện, và chính phủ lưu vong đuợc gọi là Dharamsala, nằm phiá Bắc Ấn.


 Phật giáo giúp cho Tây Tạng một nhân cách ôn hoà, quảng đại, và văn minh tâm linh, vì thế họ không trang bị vũ lực,  quân Anh và Trung Quốc đã dễ dàng quấy nhiễu, thôn tính họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 nhiếp chính thế quyền vào lúc Thế chiến thứ nhất bùng nổ, Trung quốc nội chiến, Anh Quốc bị chi phối chiến sự, vì thế Đạt Lai Lạt Ma không gặp sự khó khăn ngăn trở. Từ truyền thống đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 kế thừa cả thế quyền lẫn giáo quyền, đuợc gọi là nhà lãnh đạo tinh thần cho dân tộc Tạng  Chính quyền lưu vong đuợc tái lập, cũng từ Dharamsala, tu viện và học viện Phật giáo đuợc tiếp tục đào tạo các Lạt Ma và các giòng mật Pháp Kim Cang thừa..

 

Năm 2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ nhiệm thế quyền và không tái sanh nữa. Đây là quyết định khó khăn, Ngài trăn trở nhiều năm khi đưa ra quyết định nầy. Chính quyền lưu vong cũng bàn thảo rất nhiều để đủ can đảm vuợt qua mọi xúc cảm tràn đầy nuớc mắt mà nhân dân đã dành cho Ngài. Tuy Ngài lưu vong trên 50 năm, nguời dân và Tăng sĩ trong nuớc vẫn huớng về Ngài , cho dù Trung Cộng lập lên một Ban Thiền Lạt Ma mới.


Qua thời gian hơn nửa thế kỷ kêu gọi cho một Tây Tạng tự trị bất thành, nhận thấy rằng tuổi trẻ Tây Tạng lưu vong đủ khả năng về kiến thức và chính trị kế thừa Ngài. Để  đoàn kết trong cộng đồng Tây Tạng  giữa giới  ôn hoà và tuổi trẻ năng động bất khuất hỗ trợ chính quyền lưu vong dễ dàng làm việc. Và về tâm linh tín nguỡng, Ngài cũng đã chọn đuợc môt vị kế thừa thứ 15; Do đó, trong bất cứ cuộc gặp gỡ nào, từ công cộng đến nghị truờng, từ nội bộ đến quốc tế, Ngài đều khẳng định việc rút lui chính truờng  và lãnh đạo tinh thần là cần thiết, có nghĩa hiện tình chính trị  đã thay đổi.

 

Ngài là một nhà lãnh đạo tôn giáo giành đuợc cảm tình hầu hết của nhân loại. Rất nhiều lần đuợc chính phủ Hoa Kỳ tiếp kiến và các chính khách thế giới trân trọng. Ngài  trân quý kiến thức khoa học song song với lãnh vực tâm linh  và hài hoà với mọi tôn giáo. Ngài dung hóa và giản dị. Tuy ngôi vị nguyên thủ của một quốc gia, Ngài vẫn  có phong cách của một nguời chân lấm tay bùn; vì thế Ngài đã giữ đuợc tình cảm tuyệt đối của đại đa số. Ngài chinh phục nhân loại không bằng cương vị nguyên thủ hay một chức sắc tôn giáo mà đã chinh phục bằng trái tim thuơng yêu của một bậc hoá thân. Đó là hành trạng của một  vị Bồ Tát.

 

Suốt 11 ngày sinh hoạt tôn giáo tại Washington DC là suốt 11 ngày làm việc liên tục  của Ngài, ngày nào cũng cầu nguyện hoà bình cho thế giới, tiếp xúc , nói chuyện với  các cấp thẩm quyền và thành tâm trong  pháp nghi để chuẩn bị cho một Pháp hội quan trọng – đó là lễ Quán Đảnh Kalachakra. Một Pháp hội 10 năm diễn ra một lần cho lễ Quán Đảnh. Đây là lễ Quán Đảnh truyền qua Mạn Đà La, mà Mạn Đà La quan trọng tối thuợng là Mạn Đà La hình thành bởi cát màu đuợc tịnh hoá bởi năng lực vi diệu của các Lạt Ma. Có loại Mạn Đà La bằng gấm do hoạ sĩ vẽ thì chỉ là Mạn Đà La mà không thể là Kalachakra. Ngày 13 đến ngày 16/7 là ngày khởi sự chuyên sâu vào mật pháp, có nguời nghĩ rằng đây là lễ Quán đảnh cuối cùng do Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền trao, vì 10 năm sau mới tái hiện như thế.

 

Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật. Chính vì thế  Con Đuờng Ngài đã chọn truớc tình thế mới của nhân loại ngày nay là điều tất yếu báo hiệu cái gì đến sẽ đến. Những ai hữu duyên thọ nhận pháp Quán đảnh trên xứ sở tự do nầy là món quà vô giá của đời minh, hãy trân quý và tinh tấn trên con đuờng giải thoát tâm linh.

 

                                                                                            MINH  MẪN

                                                                                                09/7/2011

Bình luận (1)

Con đường đã chọn của Ngài là con đường tu từ bi, giải thoát theo hạnh nguyện của đức Như Lai, Ngài đã làm vinh dự cho dân tộc Ngài, vinh dự cho Phật giáo thế giới, vinh dự cho nhân loại tiến bộ trên hoàn cầu
Bạn Hữu ( 16/07/2011 14:25:58)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp