đậu tương đen hữu cơ

Tôn giáo - Thời đại

17:16 20/09/2012

Hồng y giáo chủ cấp tiến Carlo Maria Martini: Giáo hội đã lạc hậu 200 năm

Gần một tháng trước khi qua đời, Hồng y giáo chủ người Italia, Carlo Maria Martini, đã đồng ý trả lời phỏng vấn nhật báo Corriere della Sela. Và ông đã tâm sự những lời gan ruột khi nhấn mạnh rằng, Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã bị thời gian bỏ lại phía sau đến 200 năm.

Một đời phụng sự



Hồng y giáo chủ Martini sinh năm 1927 tại Turin, miền bắc Italia. Năm 17 tuổi, ngày 25/9/1944, ông gia nhập dòng Tên (nguyên tên tiếng Latinh Societas Jesu). Đây là một dòng tu lớn của Công giáo, được thành lập từ năm 1535 và hiện đang có mặt ở hơn 100 quốc gia với hơn 19 nghìn tu sĩ…


Tới tháng 7/1952, Martini được Tổng giám mục thành Turin là Hồng  y giáo chủ Maurillio Fossati thụ phong  linh mục.


Ngay từ ngày còn trẻ, Martini đã rất chuyên tâm nghiên cứu về Kinh Thánh. Tới năm 1958, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về thần học tại Giáo hoàng Đại học Gregoriana. Năm 1962, ông trở thành giáo sư phê bình văn bản tại Giáo hoàng Học viện Kinh Thánh trực thuộc Giáo hoàng Đại học Gregoriana. Năm 1969, ông được cử làm hiệu trưởng của trung tâm nghiên cứu Công giáo lớn hàng đầu thế giới này. Ngày 18/7/1978, với sự ủng hộ nhiệt tình của Giáo hoàng Phaolo VI, Martini được bầu làm Đại Hiệu trưởng (rector magnificus) của Giáo hoàng Đại học Gregoriana, được thành lập từ năm 1551...


Trong thời gian làm việc trong môi trường sư phạm và nghiên cứu này, Martini đã biên tập rất nhiều công trình hàn lâm về thần học. Ông cũng đã là tín đồ Công giáo duy nhất có mặt trong Ủy ban Phong trào Đại kết (được phát sinh từ các Giáo hội Tin Lành, nhằm nỗ lực liên kết, hiệp thông từ hơn nửa thế kỷ nay giữa các tín đồ Kitô thuộc các Giáo hội Tin Lành, Công giáo, Chính Thống giáo nhằm cổ vũ sự thống nhất đức tin và hiệp thông giữa các cộng đồng Kitô giáo bị chia rẽ) để chuẩn bị cho bản in Hy Lạp của Tân Ước.


Và chỉ hơn một năm rưỡi sau, ngày 29/12/1979, ông đã được Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng giám mục Milano. Martini đã nhậm chức Tổng giám mục Milano sau khi đích thân Giáo hoàng thụ phong ông làm giám mục tại Vatican ngày 6/1/1980. Milano là giáo phận lớn nhất tại châu Âu với gần 4 triệu 900 ngàn tín hữu Công giáo… Không nhiều linh mục khi trở thành Tổng giám mục lần đầu tiên lại được đưa về những giáo phận lớn và nổi bật như thế.


Tháng 11/1980, TGM Martini đã đứng ra thành lập Trường Lời Chúa tại Milano với mục đích giúp các tín đồ đến gần Kinh Thánh theo phương pháp cầu nguyện Lectio Divina.


Martini được phong Hồng y Giáo chủ tại cuộc họp Consistory của các đức Hồng y ngày 2/2/1983. Trong những năm từ 1987 đến 1993, ông đã đảm nhận cương vị Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục châu Âu. Ông từng  được trao tặng nhiều văn bằng tiến sĩ danh dự và các giải thưởng.


Năm 2002, Hồng y Giáo chủ Martini đã tới tuổi 75, tuổi về hưu bắt buộc đối với các giáo chức Công giáo. Và ông đã chính thức nghỉ hưu ngày 11/7/2002. Người kế vị ông là Hồng y Giáo chủ Dionigi Tettamanzi, sinh năm 1934, thuộc Giáo hội Công giáo Roma.


Năm 2005, khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, Hồng y Giáo chủ Martini đang ở độ tuổi 78, tức là ông cũng có quyền bỏ phiếu bầu ra Giáo hoàng mới. Trong suốt một thời gian dài, một bộ phận không nhỏ tín đồ Công giáo đã cho rằng, chính Hồng y Giáo chủ Martini mới là người xứng đáng để trở thành Giáo hoàng mới. Tuy nhiên, sau cái chết của Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đại đa số các chuyên gia đều thống nhất ý kiến rằng, ông rất ít có cơ hội để trở thành Giáo hoàng mới vì ông vốn có tiếng là người tư duy cởi mở và lại mắc chứng bệnh Parkinson khá nặng. Tuy nhiên, theo tư liệu của tờ La Stampa, trong vòng bỏ phiếu đầu tiên của Mật nghị Hồng y (đây là cuộc họp kín của Hồng y đoàn để bầu ra vị giám mục của giáo phận Roma, người sẽ trở thành Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo thay cho vị Giáo hoàng trước đó vừa qua đời hoặc từ chức) năm 2005, Hồng y Giáo chủ Martini đã nhận được nhiều phiếu hơn so với Hồng y Giáo chủ Joseph Ratzinger, người về sau sẽ trở thành Giáo hoàng Biển Đức XVI (40 so với 38).


Của đáng tội, cũng có những nguồn tin khác nữa về Mật nghị Hồng y này. Thí dụ, một cuốn nhật ký nặc danh của một Hồng y Giáo chủ lại kể rằng, Hồng y Giáo chủ Martini tại Mật nghị Hồng y 2005  chưa lúc nào nhận được hơn một tá phiếu nên đã mau chóng xin rút.


Tới ngày 15/2/2007, Hồng y Giáo chủ Martini tròn 80 tuổi và từ đó, ông không có quyền tham gia các Mật nghị Hồng y nữa…


Ngày 31/8/2012, Hồng y Giáo chủ Martini đã trút hơi thở cuối cùng tại Gallarate trong khi đang ngủ vì bệnh Parkinson, hưởng thọ 85 tuổi. Trước đó, sáng ngày 30/8/2012, ông đã cử hành buổi Thánh lễ cuối cùng trong đời. Ông từng di chúc lại rằng, ông muốn trên mộ chí của ông sẽ khắc dòng  105 từ Thi thiên 119: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi”…


Lễ an táng Hồng y Giáo chủ Martini đã được cử hành lúc 4 giờ chiều thứ hai, 3/9/2012, tại Nhà thờ Chính tòa Milano. Thủ tướng Italia, Carlo Monti, đã có mặt trong buổi lễ…


Sau khi Hồng y Giáo chủ Martini qua đời, Hồng y đoàn chỉ còn 206 vị, trong đó có 118 Hồng y cử tri (dưới 80 tuổi). Các Hồng y người Italia còn 51 vị, trong đó có 30 Hồng y cử tri. Dòng Tên còn 6 Hồng y, trong đó có 2 Hồng y cử tri…


Tin nhưng không tưởng


Theo đánh giá của BBC, Hồng y Giáo chủ Martini là một nhân vật rất được yêu mến của Tòa thánh Vatican. Ông có quan điểm cởi mở trên nhiều vấn đề và được cả hai Đức Giáo hoàng là Joan Phaolô II và  Biển Đức XVI 16 rất kính trọng. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, Hồng y Giáo chủ Martini, cùng với các Hồng y Giáo chủ Danneels (Bỉ), Lehmann (Đức)… được coi là ở thế  “đối lập âm thầm” trước Giáo hoàng Biển Đức XVI, người ít chia sẻ những quan điểm cởi mở của các vị Hồng y này. Trong các phát biểu công khai của mình, Hồng y Giáo chủ Martini thường xuyên phê phán thực trạng của Giáo hội và chính sách của Vatican…


Nhà thờ lớn Milan.

Sau khi có tin Hồng y Giáo chủ Martini qua đời, nhật báo Corriere della Sela ngày thứ bảy 1/9/2012 đã đăng bài phỏng vấn cuối cùng với ông được thực hiện hồi tháng 8/2012. Khi biết mình không còn sống được thêm nhiều nữa, ông đã trở về Italia từ Jerusalem, nơi ông tá túc từ năm 2002 để tiếp tục nghiên cứu về Kinh Thánh và cho phép linh mục Georg Sporschill cũng thuộc dòng Tên thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng.


Trong bài trả lời phỏng vấn này, bằng con mắt nhìn thẳng vào sự thật, Hồng y Giáo chủ Martini đã nói ra điều mà nhiều giáo chức cao cấp ở Vatican không bao giờ muốn tiết lộ: Vatican đã trở nên lỗi thời so với hôm nay tới cả hai trăm năm và niềm tin của các tín hữu vào Giáo hội đã bị suy giảm nghiêm trọng.


Ông cũng thẳng thắn chỉ ra rằng (dẫn theo BBC): “Nền văn hóa của chúng ta đã trở nên già cỗi. Các nhà thờ của chúng ta thì trở nên trống vắng và tệ quan liêu trong hàng giáo sỹ ngày càng tăng. Các nghi lễ của chúng ta và sắc phục chúng ta mặc thì phô trương…”.


Cũng trong bài trả lời phỏng vấn cuối cùng của mình, Hồng y Giáo chủ Martini đã kêu gọi Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã dũng cảm công nhận những sai lầm đã phạm phải và mạnh dạn tiến hành những thay đổi triệt để, không phải từ dưới mà từ chính Giáo hoàng và các giám mục của ông…


Cũng theo Hồng y Giáo chủ Martini, nếu như Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã không có một thái độ cởi mở hơn đối với những người ly dị thì các thế hệ tương lai sẽ không còn nghe theo Giáo hội nữa. Ông nhấn mạnh: “Vấn đề đặt ra ở đây không phải là có cho phép các cặp vợ chồng ly dị được ban thánh thể hay không mà là làm sao Giáo hội có thể giúp đỡ các tình huống phức tạp của cuộc sống gia đình”…


Sinh thời, Hồng y Giáo chủ Martini đã không hề e ngại bày tỏ quan điểm về các vấn đề mà Tòa thánh Vatican vẫn cho là cấm kị, chẳng hạn như việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để ngăn ngừa bệnh AIDS và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội.


Tháng 4/2006, trả lời phỏng vấn báo chí,  Hồng y Giáo chủ Martini cho rằng, trong một số trường hợp, việc sử dụng bao cao su của các cặp vợ chồng mà một trong hai người bị mắc bệnh AIDS để ngăn truyền bệnh sang nhau, có thể là “tội lỗi không lớn”. Tuy nhiên, ông cũng rất nhanh miệng nói thêm rằng, làm ngơ những việc như thế là một chuyện, còn ủng hộ việc sử dụng bao cao su đối với nhà thờ lại là một chuyện hoàn toàn khác. Học thuyết chính thống của Công giáo cho tới nay vẫn cho rằng, cần phải đấu tranh chống lại virus HIV bằng sự kiềm chế bản thân và Nhà thờ chống lại việc sử dụng bao cao su trong bất cứ tình huống nào.


Sau câu tuyên bố trên của Hồng y Giáo chủ Martini vài ngày, đại diện chính thức của Vatican đã thông báo rằng, quan điểm của nhà thờ trong vấn đề bao cao su vẫn không thay đổi và Hồng y Giáo chủ Martini đã hơi vội trong lập luận của mình… Mặc dầu thế, tới năm 2008, Hồng y Giáo chủ Martini vẫn phê phán việc Giáo hội cấm đoán các biện pháp để tránh có con và cho rằng, thái độ này đã làm nhiều tín đồ từ bỏ Giáo hội…


Hiện nay, cũng theo BBC, Nhật báo Corriere della Sela đang có kế hoạch công bố cuốn sách cuối cùng của ông có nhan đề Tiếng nói từ trái tim đến với tất cả độc giả



 Thạch Bàn

Nguồn link: http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/khoahoc-vanminh/2012/9/56205.cand
Tiêu đề do TG&DT sửa lại

Bình luận (1)

Trong câu kinh thánh nào nói về việc không cho xài bao cao su. Hãy đem câu đó ra.
dang ( 24/05/2014 21:09:01)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp