đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

09:21 13/11/2012

Kết thúc Tự tánh Quán Âm (Minh Mẫn)

(TG&DT) - Nghiệp thức chính khởi từ tâm thức của mình, mình đối kháng chống đối là mình lập thêm một chiến tuyến mới, tạo thêm một nghiệp thức đối kháng mới, cứ thế mà tâm thức luôn bị xung đột. Vọng tưởng là một trở ngại cho hành giả trên đường chuyên tu.

Qua 10 bài nói về âm thanh, từ vật lý đến tâm lý, sinh thức, siêu thức và năng lượng vũ trụ, giúp cho một cái nhìn tổng quát về âm lực, nghiệp lực, nghiệp thức và năng lượng hóa giải từ các pháp môn.

 

Năng lượng thô kết tụ thành vật chất, đó chỉ là bọt bèo bong bóng; một dạng tướng đánh lừa cảm giác, nhận thức của con người; Tính không của Phật giáo cảnh giác cho ta về sự hiện hữu không thật của chúng; tuy không thật, nhưng vẫn hiện hữu trong cảm thọ và nhận thức của chúng sanh, vì vậy Bồ Tát Quán thế Âm lắng nghe mọi nhu cầu vọng nghiệp của chúng sanh để hóa giải, cho dù biết đó chỉ là ảo giác; Chư Bồ tát từ ảo, dùng ảo hóa giải ảo để hiển lộ thực tánh. Hành giả  pháp quán âm lắng nghe mọi nhu cầu ảo để tự thân hóa giải nghiệp thức, sau khi âm lưu nội tại được thanh lọc mọi ảo giác, âm thanh vi diệu sẽ hiển lộ, đó là năng lượng thanh khiết của siêu thức hòa cùng năng lượng vũ trụ tương tác với hệ thần kinh sóng não, (Bồ Tát Diệu Âm đại biểu cho công hạnh nầy); Bất cứ hành giả pháp môn nào hướng đến giải thoát đều trãi nghiệm về ánh sáng tự tánh và pháp âm vi diệu từ nội thể.

 

Trong quá trình công phu, hành giả luôn bị nghiệp thức quấy rầy; khởi đầu tập tu thì vọng tưởng xuất hiện 100%; nếu kiên trì công phu từ một đến ba tiếng trở lên, dần dần vọng tưởng suy giảm; đến lúc vừa bắt chân lên ngồi là định ngay thì đó là sự thành công giai đoạn một. Thói quen của đầu óc luôn tìm mọi lý do để buộc ta đứng lên hoặc gián đoạn tu tập. Nhiều hành giả cố gắng chống chọi, tuy có thành công nhưng chưa hẳn đã thắng cuộc lâu dài. Cái quan trọng trong mỗi người là tập khí kiên cố, ngũ dục lạc, sân hận, tham đắm…những trần cấu đó, ai cũng phải vướng và thiên trọng về một cái; khi hành giả ngồi xuống, thậm chí có những hành giả nhập định được, nghiệp thức thâm nhiễm nặng về cấu uế nào nhiều, chính cái đó xuất hiện thường xuyên và cản trở nhất.

 

Thí dụ, người nặng về nghiệp dục thì đầu óc luôn có khuynh hướng nghĩ đến nó, đến lúc kiên trì nhập định thì thỉnh thoảng nó xuất hiện dưới hình tướng của ảo ảnh để quấy rối, cám dỗ. Người nặng nghiệp sân thì cứ xuất hiện những bực bội khó chịu, cho dù tiếng muỗi vo ve. Tóm lại hành giả bất cứ pháp tu nào cũng phải trãi qua những dao động của nghiệp thức trước khi thành công. Nếu nhập định thành công mà chưa hóa giải hết những nghiệp thức thì một lúc nào đó, chính nó sẽ đánh bại ta. Có hành giả vào năm 1965, đạt được huệ nhãn, hào quang hiển lộ mỗi khi thiền; trên núi Tô Châu Hà Tiên, sư Giác Yên, người thành tựu một phần tuệ giác vào những năm đó, một hôm sư biết nghiệp sẽ đến vào ngày mà sư quyết định đóng cốc (cốc đây là nhà lồng đủ để ngồi chứ không nằm được, sư ngồi quanh năm suốt tháng),  không ra nhận cơm hàng bữa, thế mà cô gái đem cơm cúng dường các sư trên núi, ngồi chờ suốt đêm, khuya sư đi ra vệ sinh, liền bị cô ta ôm lấy, thế là mất hào quang và thần thông, từ đó, sư không còn tu tập được nữa cho dù cố ngồi bao lâu. Sư tâm sự, cố gắng lắm sư mới dẹp được sắc dục, nhưng chỉ trấn áp mà không hóa giải, nó tiềm ẩn chờ ngày bùng phát.

 

Trực diện

 

Nhiều khi ta vẫn lầm tưởng tu là trốn chạy những cám dỗ, tránh né mọi chướng duyên, đó chỉ là giải pháp tạm thời như đá đè cỏ, cỏ không mọc được nhưng cỏ chưa chết. Kinh nghiệm của các bậc thành tựu, hành giả thường quán chiếu trực tiếp những tập khí mà mình đang đeo mang. Nghiệp thức nặng về cái gì thì lấy cái đó quán chiếu, quán chiếu tính “giai không” của nó đến khi bứng tận gốc trốc tận rễ để rồi trở lại đối diện mà không bị dao động  nữa, là thành công.

 

Tuy nhiên, cũng có hành giả miệt mài pháp hành, không quan tâm đến chúng, không tránh né chúng, chẳng cần hủy diệt chúng, xem chúng là kẻ bàng quan, việc nó nó làm, việc mình mình làm, rồi từ từ chúng cũng tan loãng.

 

Cũng có hành giả tu pháp quán từ bi, khi nghiệp thức quấy rầy, khởi lòng từ với chúng, hướng tâm từ hóa giải chúng, thương yêu chúng, tự chúng không còn quấy phá hành giả nữa.

 

Có hành giả chuyên tâm sám hối nghiệp chướng nhiều đời, tô bồi công đức và phước báu trên bước đường phước huệ song tu.

 

Có hành giả miên mật trì chú như một âm lực thần phù siêu bạt nghiệp thức.

 

Tóm lại, nghiệp thức chính khởi từ tâm thức của mình, mình đối kháng chống đối là mình lập thêm một chiến tuyến mới, tạo thêm một nghiệp thức đối kháng mới, cứ thế mà tâm thức luôn bị xung đột. Vọng tưởng là một trở ngại cho hành giả trên đường chuyên tu.

 

Một câu hỏi được đặt ra: đã là vọng, không thật thì cái gì luân hồi sanh tử?


Do vọng, không thật, cứ bám theo vọng nên có luân hồi sanh tử; Qua cái thấy của chư Phật, Bồ Tát, Minh sư, luân hồi sanh tử cũng không thật, nhưng chúng sanh cứ tưởng thật nên khổ đau trong luân hồi sanh tử ảo. Hạnh nguyện của các Ngài đến để chỉ cho chúng ta thấy cái đó là không thật thì đau khổ chỉ là cảm thọ trong đại mộng, quán thấy được như thế thì mọi khổ đau  sẽ xa lìa; Trẻ con thổi xà phòng phát ra những bong bóng bập bềnh trong không trung, thấy chúng có thật, nhưng khi bong bóng vỡ mới biết đó không thật. Biển luân hồi sanh tử là đại mộng, vì thế Bồ Tát quán thế Âm bảo : “Viễn ly điên đảo, mộng tưởng cứu cánh niết Bàn”.

 

Là người con Phật, cần chọn cho mình một pháp môn thích hợp với căn cơ mình; Nếu chủ đích là giải thoát thì mọi pháp hành đều là phương tiện, không chánh tà. Nếu chủ đích lợi dưỡng, mọi pháp hành đều tà.

 

Một pháp hành thích hợp với căn cơ là hành giả sẽ cảm nhận niềm an lạc, hạnh phúc trong hiện tại, lòng từ bi phát triển tự nhiên và trí tuệ phát sanh trong vòng ba đến sáu tháng. Cũng như dùng thuốc trị bệnh cảm, thuốc Tây từ ba đến sáu ngày chưa có kết quả phải thay đổi; thuốc Bắc từ một tuần không thuyên giảm phải chuyển thuốc. Pháp hành cũng thế, căn cơ mỗi người mỗi khác, không bắt chước người khác cùng tu một pháp mà tâm thể không chuyển đổi thì uổng phí thời gian. Chúng sanh vô lượng nghiệp thức thì cũng có vô lượng pháp môn đối trị, Pháp tuy là phương tiện, nhưng đến đích giải thoát cùng một kết quả như nhau, chỉ khác nhau là do công phu mà thành tựu có sai biệt trong tiến trình tu tập.

 

Pháp hành là phương tiện, nhưng kinh nghiệm công phu do căn tánh cũng có chậm mau khác nhau. Chư tổ nhìn thấy căn tánh mỗi người mà hướng dẫn. Năng lực của chư Phật, chư Bồ Tát và minh sư thành tựu đương tại có công năng hỗ trợ nâng sóng thức của đệ tử nên đệ tử thành tựu dễ dàng; Thời đại không còn Phật và minh sư thì sự cố gắng của hành giả lắm vất vả mà ít thành tựu. Tuy nhiên, năng lượng vũ trụ có tần số dao động mạnh và tinh tế, hành giả biết nắm bắt để câu thông sóng thức, cũng có thể thành tựu nhanh.

 

Muốn câu thông với năng lượng, từ trường vũ trụ, điều kiện tiên quyết là hành giả phải có một năng lượng sinh học thanh khiết qua việc trường trai, tránh xa việc giết hại và mang nợ máu chúng sanh để bồi dưỡng sinh mạng mình. Không rượu bia và các chất ma túy để hệ thần kinh được minh mẫn nhạy bén. Thường xuyên tập trung vào pháp hành trong mọi lúc và tâm thái phấn chấn, trạng thái tri ân để kích hoạt tần số dao dộng của năng lượng nội thể, tăng hồng huyết cầu nuôi dưỡng não bộ, kích hoạt tuyến Tùng.

 

Điều hành giả luôn tâm niệm là quanh ta được phủ một từ trường thanh khiết, nhẹ nếu năng lượng sinh học và năng lượng sinh thức của hành giả cùng tương thích thì kết quả tu tập dễ tiến bộ. Song song đó, bố thí, hành thiện một cách vô tâm, công đức và phước đức là đôi cánh nâng hành giả tiến vào không gian giải thoát. Bố thí gồm Tài thí- pháp thí và vô úy thí, hoặc đem lại bất cứ lợi ích gì cho ai, cho tập thể cộng đồng bằng trí tuệ, bằng công sức đều là phước. Cho dù hành giả cố công tu tập nhưng thiếu phước thì cũng khó tránh chướng ngại. Phước do quá khứ hay hiện tại đều cần có. Phước là phân bón là nền móng cho cây công đức vững chãi.

 

Kiếp người qua nhanh, cuộc sống hưởng thụ không phải là ý nghĩa nếu kèm theo  bệnh tật, nạn tai bất trắc; Hạnh phúc không ở nơi hưởng thụ hay giàu sang; đau khổ không do nghèo đói, có những hành giả ăn rau quanh năm suốt tháng trên núi, không tiền, hang đá là nhà, không có một phương tiện tối thiểu, nhưng các ngài vẫn an lạc hạnh phúc; Vậy hạnh phúc là sống an lạc với hiện tại và làm chủ chính mình, không bị dao động bởi ngoại cảnh. Danh – lợi – tình là vật vô nghĩa đối với các ngài.

 

Chúng ta thử chọn lựa cho mình một hướng đi có ý nghĩa đích thực trong thời gian của đời người còn lại, hãy lắng nghe những nhu cầu của chính mình trước khi lắng nghe nhu cầu của mọi người cho dù đang bệnh hoạn, đang đói lạnh hay đang có địa vị giàu sang!

 

Minh Mẫn

09/11/2012

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp