09:21 13/11/2012
Nghiệp thức chính khởi từ tâm thức của mình, mình đối kháng chống đối là mình lập thêm một chiến tuyến mới, tạo thêm một nghiệp thức đối kháng mới, cứ thế mà tâm thức luôn bị xung đột. Vọng tưởng là một trở ngại cho hành giả trên đường chuyên tu.
08:57 08/11/2012
Hành giả tiến tu giải thoát có nghĩa phải giải thoát ngay tâm phân biệt, ngay ý tưởng vọng niệm; khi hành giả trang bị cặp mắt của Bồ Tát quán Thế Âm “ Chiếu kiến ngũ uẩn giai không” thì tinh thần “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” sẽ giúp hành giả không bị ngoại cảnh chi phối.
15:29 14/07/2012
Nhận thức về vô ngã tướng có thể thực hiện được trong cuộc sống hàng ngày. Bởi tự thân của vạn pháp vốn như thế, do duyên sanh, giả có và không thật. Không có mấy khác biệt giữa cái ta ngũ uẩn và đống bọt nước lờ lững trôi trên dòng sông Hằng
08:17 21/05/2012
Đối với người tu Phật cũng vậy, thành tựu Tam vô lậu học Giới – Định – Tuệ là trọng tâm của sự nghiệp tu tập giải thoát, vì thế ba môn học vô lậu này phải được ưu tiên hàng đầu. Giới – Định – Tuệ là cốt tủy, xương sống của mọi pháp môn tu tập Phật giáo
14:08 02/05/2012
Mọi sinh động vật đều mang một ánh sáng nhất định, tùy đẳng cấp từng loại động vật mà ánh sáng mạnh yếu khác nhau; thậm chí cây Cỏ cũng mang thân ánh sáng của năng lượng sinh học. Con người là động vật thượng đẳng, vì vậy năng lượng sinh thức do quá trình trao đổi, giao thoa, quy nạp nhiều chủng tử thiện - ác xen tạp vào hàm tàng thức biến thành một khối bản ngã lầm tưởng là linh hồn. Một khi các tạp chủng tử được loại bỏ thì nguồn sáng tâm linh sẽ hiển lộ.
07:56 02/05/2012
Một tôn giáo Tối Thiện, Tối Lành, Thực Tiễn nhưng vô cùng Khiêm Tốn. Một tôn giáo như thế thì ngày đản sanh của đức giáo chủ phải được tổ chức như thế nào – không ngoài mục đích làm sáng tỏ những đức tính ưu thắng của Phật Giáo, đồng thời cũng là dịp để chúng sinh được tắm gội trong “pháp vũ”, hiển lộ Phật tánh có sẵn trong Tâm mình, để từng chúng sinh, từng bộ tộc, từng quốc gia hoặc toàn thế giới, ít ra có một ngày sống trong Thanh Tịnh, Giải Thoát,...
20:46 02/03/2012
Sau khi Phật giáo xuất hiện, vừa giải quyết vấn đề giai cấp trong xã hội, bất bình đẳng trong giới tính, vừa chỉnh lý tín ngưỡng Thần học cực đoan của Bà La Môn; trên quan điểm ý thức, Đức Thế tôn đưa đến một pháp hành không dựa vào niềm tin tôn giáo, vào truyền thống tín ngưỡng, vào kinh điển tiền nhân, không nương tựa vào một đối tượng Thần thánh
10:14 06/02/2012
Hiện nay, các thiền phái ngoài hệ thống nguyên thủy Nikaya, tự do phát triển theo căn cơ linh hoạt của Bắc tông, vô số pháp hành xuất hiện mà dưới cặp mắt của nguyên thủy, xem đây là ngoại đạo chệch hướng của Phật giáo. Nhưng chư Tổ không quan niệm cứng nhắc như thế, tất cả đều là phương tiện để đi đến mục đích giải thoát mọi vọng tưởng, miễn sao trí tuệ phát sanh lòng từ bi hiển lộ, và tâm an lạc, không bị vướng chấp bất cứ đâu là đúng tiêu chí hành trì.