10:36 27/03/2013
Đức Phật không muốn chúng ta là tín đồ thuần thành gọi dạ bảo vâng, Ngài muốn mỗi chúng ta theo chân Ngài tự thắp đưốc lên mà đi, vì Ngài từng bảo, không ai là thầy của chúng ta ngoài giáo Pháp của Ngài
17:10 09/03/2013
Những biểu tượng Thần giao hợp đã xuất hiện rất sớm, mà theo truyền thuyết, thần Brahma cũng từng vi phạm loạn luân, trong bộ ba Brahma – Shiva – Visnhu đã kết hợp thành một học thuyết giềng mối giữ thế tồn tại cho Bà la môn (Tam vị nhất thể). Theo Ấn Giáo, vấn đề âm – dương giao thoa là việc tất yếu của mọi sinh vật, khác chăng là các đạo sĩ nâng chúng lên một giá trị triết học.
18:26 19/12/2012
Đạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn.
09:21 13/11/2012
Nghiệp thức chính khởi từ tâm thức của mình, mình đối kháng chống đối là mình lập thêm một chiến tuyến mới, tạo thêm một nghiệp thức đối kháng mới, cứ thế mà tâm thức luôn bị xung đột. Vọng tưởng là một trở ngại cho hành giả trên đường chuyên tu.
08:57 08/11/2012
Hành giả tiến tu giải thoát có nghĩa phải giải thoát ngay tâm phân biệt, ngay ý tưởng vọng niệm; khi hành giả trang bị cặp mắt của Bồ Tát quán Thế Âm “ Chiếu kiến ngũ uẩn giai không” thì tinh thần “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” sẽ giúp hành giả không bị ngoại cảnh chi phối.
15:41 06/11/2012
Một hành giả chân tu, thường hướng đến năng lượng thanh khiết bằng thân khẩu ý thì năng lượng sinh thức tỏa sáng cho những vi sinh thể chung quanh mình. Những thân tộc quá vãng có mối liên kết với nghiệp thức hành giả cũng ảnh hưởng trường năng lượng dương của hành giả mà thăng hoa. Vì Vậy được gọi –“Nhất nhân đắc đạo, cửu huyền thăng”...
08:59 30/10/2012
Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nhắc nhở “ Tôn giáo của tôi là lòng từ bi”, như vậy đã tạo nghiệp tốt rồi, không phải chỉ tử tế với người khác trong chốc lát mà phải luôn luôn, suốt cuộc đời của mình, trong mọi phương diện của đời sống, trong mọi mối liên hệ, trong mỗi công việc làm, trong tất cả những giao tiếp; khi chúng ta tiếp cận một việc gì mình làm, được thể hiện tấm lòng từ bi...
15:14 03/10/2012
Trong Kinh không nói chỉ sáu ngày, hay quá đến tám ngày, cho nên người tu Tịnh độ xưa nay căn cứ theo kinh quy định thời gian để kết kỳ niệm Phật trong bảy ngày. Từ đó, hành giả có thể tùy ý tăng thời gian thêm hoặc 21 ngày hay 49 ngày… Mục đích là để hành giả đạt được Chánh định hay Nhứt tâm bất loạn mà thôi.
15:13 03/10/2012
Tuy tục đế lắng nghe bằng lòng từ để hiểu và thương, giúp chúng sanh có nhu cầu được thỏa mãn; một hạnh nguyện khác là lắng nghe tục tánh của tự tâm mà hóa giải những nhu cầu bất minh chính mình; và một công hạnh giải thoát khác, hành trì pháp quán âm với lòng từ phổ quát để tự lợi và lợi tha, đó là pháp hành vượt thoát sự vướng mắc của âm lực và khả năng tiếp nhận của tánh nghe.
17:39 21/09/2012
Mười hai vị Thần Tướng còn có tên gọi là Thập Nhị Dược Xoa, là những vị Thần Hộ Pháp Hộ trì những hành giả tu tập Dược Sư Pháp. Dược Xoa cũng chính là Kim Cang lực sĩ, được phân làm Thiên Hành Dược Xoa, Không Hành Dược Xoa, Địa Hành Dược Xoa.