13:58 04/08/2012
Đạo Phật là đạo của nhân duyên mà nhân duyên thì không thể áp đặt. Người thì có duyên với vị thầy này, người thì lại có duyên với vị thầy khác. Người thì có duyên với pháp môn Tịnh Độ tông, người thì có duyên với Thiền tông, rồi người thì lại có duyên với Mật tông… Tất cả các tông phái ấy chỉ là phương tiện để dẫn dắt hành giả đến với con đường giải thoát và giác ngộ.
13:27 19/07/2012
Niệm Phật không ngại vọng tưởng sanh khởi, không hoài nghi và phải tự tin mình nhất định vãng sanh. Tâm tánh chúng ta vốn không nhiễm loạn nay chỉ trở về thôi. Chúng ta lấy câu niệm Phật để về với tâm Phật. Hằng ngày mọi thời mọi lúc câu niệm Phật nhuộm ở trong tâm...
08:46 26/06/2012
Hiện tượng tôn giáo mới là tiền đề để cải đạo, phân hóa, chia rẽ Phật giáo. Người ta đã đi một nước cờ cao cơ khi dùng chính Pháp môn niệm Phật đánh phá Pháp môn niệm Phật. Thực ra, những hành giả tu theo pháp môn niệm Phật và các BHNVS cũng chỉ là nạn nhân bị lợi dụng mà thôi. Bác có thấy như vậy không?
07:40 21/06/2012
Niết bàn là một trạng thái tịch diệt (tranqui extinction) của một tâm thức đã vượt ra khỏi hay vượt lên trên mọi khát ái trong ba cõi (cõi dục, sắc, và vô sắc). Đấy là một trạng thái của tự do tuyệt đối và chứng nghiệm chân lý tối hậu mà một bậc thánh giả đạt được sau qúa trình tịnh hoá thân tâm
13:45 20/06/2012
Tâm như nước trong dòng sông không bao giờ dừng lại. Vừa sinh đã hoại diệt. Tâm như ngàn lưỡi đao do nhân duyên mà có. Tâm như chớp giật loé lên rồi tắt. Tâm như không gian nơi muôn vật đi ngang. Tâm như bạn xấu tạo tác nhiều lầm lỗi. Tâm như lưỡi câu đẹp nhưng nguy hiểm. Tâm như ruồi xanh ngó đẹp nhưng rất xấu. Tâm như kẻ thù tạo tác nhiều nguy biến...
13:23 18/06/2012
Tâm vọng động cũng là tâm, như sóng nhấp nhô cũng là nước. Lúc tâm tĩnh lặng rồi thì vọng tâm cũng là chân tâm. Chân tâm là con người thật của ta, là Phật, là đại thể, duy tính, duy nhất, không bị ngăn cách bởi ranh giới bản ngã, khái niệm và ngôn từ. Tôi không muốn nói nhiều về khía cạnh này đâu Thiều, chỉ đủ để “có đầu có đuôi” thế thôi...
11:59 25/05/2012
Luật nhân quả giải thích mọi hiện tượng sai biệt trong cuộc sống, không thể đổ thừa cho một đấng thiêng liêng nào. Ta gieo nhân trí tuệ thì con cháu giòng tộc ta thừa hưởng hạt giống trì tuệ đó. Cộng nghiệp là nguyên lý cộng hưởng của một tập thể, một cộng đồng. Cộng nghiệp hàm tàng nhiều biệt nghiệp; giải quyết được biệt nghiệp có thể tác hưởng đến cộng nghiệp.
09:28 09/05/2012
Ác nghiệp và chướng ngại có thể đến qua nhiều phía : hoặc là do sự phạm giới, nguyện, phạm tội, hoặc là do các ngoại lực xâm phạm đến thân tâm của chúng ta. Dù những ác nghiệp, chướng ngại đó đã được tích lũy từ vô thỉ kiếp, lễ hoả tịnh vẫn có được công năng tiêu trừ. Ðó là nhờ thần lực của mạn đà la và chư Phật qua lễ cúng dường lửa để tịnh hoá các nghiệp chướng ấy.
11:06 07/05/2012
Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati Sutta), Đức Phật dạy rõ cách vận dụng hơi thở (buộc niệm vào hơi thở) theo các đề mục (niệm xứ) trong thiền quán
14:08 02/05/2012
Mọi sinh động vật đều mang một ánh sáng nhất định, tùy đẳng cấp từng loại động vật mà ánh sáng mạnh yếu khác nhau; thậm chí cây Cỏ cũng mang thân ánh sáng của năng lượng sinh học. Con người là động vật thượng đẳng, vì vậy năng lượng sinh thức do quá trình trao đổi, giao thoa, quy nạp nhiều chủng tử thiện - ác xen tạp vào hàm tàng thức biến thành một khối bản ngã lầm tưởng là linh hồn. Một khi các tạp chủng tử được loại bỏ thì nguồn sáng tâm linh sẽ hiển lộ.