đậu tương đen hữu cơ

Tham luận - Sách - Tài liệu

09:27 14/05/2011

Bài 2: Thiền sư Nhất Hạnh (Trích Tập sách Thiền sư & Quê hương - Minh Mẫn)

(TG&DT) - Là nhân chứng của những cuộc chiến tàn bạo, bao đau thương liên diễn trên tấm thân rách nát của đồng bào mình... tình cảm dân tộc, lòng nhân người con PHẬT và ý thức của một bậc trí tuệ, ngài luôn cưu mang và hành xử một cách lợi ích cho xã hội; với tấm lòng nhiệt huyết đó, không ít sự hiểu lầm đến với Ngài...

Ngày 12/1/2005, HT - Thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam sau hơn 40 năm biệt xứ đã trở thành sự thật. Một sự thật mà hàng triệu tín đồ PG Việt Nam hằng mong mỏi, riêng tự thân thiền sư cũng nhiều năm trăn trở yêu dân tộc, nhớ quê nhà!



A. Mọi người đều biết, cái oan nợ lớn nhất đối với ngài là tình tự quê hương, cái oan nghiệt đến với ngài cũng là tình nhân loại, nghĩa đồng bào. Xuất thân từ một dân tộc nghèo, trên quê hương hiền hòa trầm uất, được giáo dục từ đạo đức Phật Giáo, là nhân chứng của những cuộc chiến tàn bạo, bao đau thương liên diễn trên tấm thân rách nát của đồng bào mình... tình cảm dân tộc, lòng nhân người con PHẬT và ý thức của một bậc trí tuệ, ngài luôn cưu mang và hành xử một cách lợi ích cho xã hội; với tấm lòng nhiệt huyết đó, không ít sự hiểu lầm đến với Ngài, dĩ nhiên nhiều bất trắc cũng đẩy Ngài vào con đường không như ý.



Khi mà cuộc chiến miền Nam Việt Nam vào thời kỳ quyết liệt, Ngài thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, quy tụ sinh viên để làm công tác từ thiện, giúp đồng bào tái thiết nhà cửa, dọn dẹp những đổ nát sau cuộc chiến...nhưng không một phe lâm chiến nào hiểu rằng những động thái đó phát sanh từ lòng chân thành, ai cũng có quyền nghĩ rằng Ngài, tổ chức của Ngài là âm mưu của kẻ địch, từ đó máu của sinh viên đã đổ, trường Thanh niên Phụng Sự Xã Hội biến thành nghĩa địa của tám thành viên, rãi rác khắp đất nước là những người con thiện nguyện phi chính phủ gởi thân làm phân bón cho tình người phát triển.


 

Hoa Sen Trong Biển Lửa, một quyển sách đánh thức lương tri của những phe lâm chiến, ra đời, nói lên cái thảm trạng của người dân phải chịu trong cuộc chiến, mất mát, đau thương và tình người đánh đổi bởi lòng hận thù triền miên, đó là bộ mặt xấu muôn đời của bất cứ cuộc chiến nào. Nhưng cuộc hiến không thay đổi, đời sống của Ngài phải đổi thay. Ngài ra đi, lưu lạc xứ người trên 40 năm, cũng từ đó, Ngài đem hạt giống trí tuệ của đạo Phật chuyển hóa con người trong xã hội công nghiệp, cơ giới, giúp những thế hệ đương thời tìm một điểm tựa bình an, thanh thản nơi chính mình mà thế hệ cha anh họ đã bị hụt hẩng khi Thần Học không đủ năng lực đáp ứng một cân bằng giữa cuộc sống khoa học thực dụng và đời sống tâm linh.



Không những trên lãnh vực đạo học, ngay cả xã hội, văn hóa, ngài cũng đóng góp không nhỏ. Sau 1975, nhiều Thuyền nhân bỏ mạng trên biển cả, vì lòng từ mà Ngài chịu ác cảm, tai tiếng để cứu vớt họ, vốn dĩ Ngài đã bị nhà nước Việt Nam có thành kiến, nghi ngờ, lại thêm ngờ vực cho công cuộc cứu trợ đó; với lòng thành của tình thương luôn bị hiểu sai lệch, để rồi, ngài tiếp tục giúp đỡ nhân dân tại quê nhà bằng những đồng tiền do chính ngài tạo ra, giáo viên vùng sâu, vùng xa, trẻ em nghèo thất học, người tù tội, học bổng cho những học sinh xuất sắc, tu bổ chùa chiền đình miếu, tái thiết làng quê, giúp tu sĩ Phật Gíao có điều kiện ăn học;  tóm lại, những ai cần giúp đỡ, Ngài sẳn sàng, thế mà Ngài vẫn có thời gian bắt tay vào công tác văn hóa, một bộ sử nổi tiếng: PHẬT GIÁO Việt Nam SỬ LUẬN ra đời; hàng trăm đầu sách mà Nhà nước Việt Nam cấm lưu hành, bây giờ cũng được chính Nhà nước Việt Nam xuất bản.



Những tác phẩm danh tiếng như Hoa Sen Trong Biển Lửa, Hiện Đại Hóa Phật Giáo, Nẻo Về Của Ý, Đường Xưa Mây Trắng... là những tâm hồn trong sáng, luôn có cái nhìn trước thời đại, hành xử trước thời đại, nên bị thời đại phủ phàng, xua đuổi.



B. Gần 30 năm nước nhà thống nhất, Việt Nam mời Ngài về, hiểu được tâm nguyện của Ngài đối với quê hương, thông cảm thái độ đầy tình người một cách vô tư không thiên lệch của Ngài, một ngôi sao sáng của dân tộc Việt Nam trên bầu trời Âu Tây đem lại nhiều lợi ích cho phần lớn nhân loại; các nước Cộng Sản như Trung quốc, Nga ... cũng biết trọng dụng cái ưu việt của Ngài từ lâu, bây giờ Việt Nam mới thấy là chuyện khá muộn, nhưng cuối cùng cũng biết tận dụng những của báu mình có sẳn, để giúp gỡ rối những khó khăn mà do tính cố chấp, Việt Nam đang đối mặt!



Về công tác quản lý đất nước, một góc độ nào đó, Việt Nam thành công trong ổn định an ninh, trật tự. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, Việt Nam thay đổi chính sách điều hành đất nước, thay vì nghị quyết trung ương đảng trong đại hội sau ngày thống nhất đất nước là : với trình độ tiến bộ của nhân dân ta, không cần thông qua tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, nghĩa là đốt giai đoạn để tiến mạnh tiến nhanh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.



Nhưng tình hình thế giới CS đã biến động, đảng CS của mỗi nước phải tự mình mò mẩm lối đi, không còn có sự chỉ đạo nhất quán của quốc tế, thay vì CS quốc tế, trở thành CS dân tộc, đề cao và phát huy bản sắc dân tộc, vừa có công với đất nước, vừa tìm sự tồn tại trong lòng nhân dân; Việt Nam khôn ngoan, biết tìm bạn bè năm Châu, giao hảo với mọi quốc gia, không phân biệt thân thù, cho dù là cựu thù.



Cái gọi là Việt Nam - Trung Quốc như răng với môi, môi hở răng lạnh, vừa là đồng chí, vừa là anh em, có lúc đã sát hại nhau, và luôn rình rập xâm lăng từng tấc đất; cái họa sát nách đó, làm sao Việt Nam yên tâm, do vậy mở rộng bang giao quốc tế, vừa phát triển kinh tế, mậu dịch, vừa giữ thế cân bằng và chủ quyền quốc gia, nhưng không hẳn vậy mà Việt Nam thuận buồm xuôi gió, bởi vì Việt Nam chưa quen những tập quán cần phải có trong các xã hội tư bản, quy luật kinh doanh, phương thức cạnh tranh, thủ đoạn chính trị, và nhất là yếu tố nhân quyền và dân chủ, vì vậy thường bị tai tiếng và bị o ép nhiều mặt; nhưng với kinh nghiệm quản lý của CS, nếu không khắc khe sẽ khó có an ninh xã hội trong thời gian thật ngắn.



Trong tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa, Vatican mượn tay phương Tây, gây sức ép về Tự do Tôn Giáo, buộc phải bang giao chính thức với Vatican như một quốc gia với một quốc gia chứ không phải một quốc gia với một tôn giáo nội thuộc.



Đó là chiến lược vừa bảo vệ quyền lợi tu sĩ, tín đồ và giáo sản tại Việt Nam, vừa hợp thức hoá việc giáo vận, mở mang nước Chúa mà Việt Nam là mãnh đất mầu mỡ.



Hơn ai hết, CS Việt Nam hiểu rất rõ mầm mống đe dọa của Kito giáo và các tôn giáo thần học nói chung đối với nhân loại,  Việt Nam trong suốt năm thế kỷ qua, khó mà hòa họp giáo lý Kito với đạo lý Đông Phương như Nho – Thích - Lão đã hòa nhập như nước với sữa. Trên thế giới, các quốc gia bị Kito hóa đều xóa sạch bản sắc dân tộc, nhưng thế chẳng đặng đừng, trào lưu tiến hóa hội nhập, buộc Việt Nam phải chọn vòng tay mở, không thể khép kín như 25 năm xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa tại miền Bắc Việt Nam trong thời chiến tranh lạnh, do vậy, để đối trọng với áp lực quân sự từ phương Bắc, Việt Nam bắt tay với phương Tây, giảm áp lực kinh tế và thương trường với các quốc gia trong khu vực.



Việt Nam nối vòng tay lớn với các quốc gia Châu Phi, để thay đổi bộ mặt xã hội, Việt Nam phục hoạt các tôn giáo từng sinh hoạt trên đất Việt, đồng thời để tránh tôn giáo bị lạm dụng cho mưu đồ đen tối của các thành phần bất mãn, Mặt Trận có bổn phận kiểm soát mọi động thái của Tôn giáo, và nhất là trước khi xét đến bang giao với Vatican, Việt Nam cần củng cố nền đạo học cổ truyền, mà PG là đại biểu và dẫn đầu trong Tam giáo; nhưng tiếc thay, do vụng về thống nhất PG trong buổi giao thời vừa giải phóng đất nước, đã làm rạn nứt nội bộ PG và tình cảm tín ngưỡng dân tộc, một vết nứt âm ỉ suốt 30 năm chưa được khắc phục, nhiều lần nhà nước muốn tạo điều kiện giải tỏa, nhưng bất thành, vì thành kiến, mặc cảm lẫn nhau qua lớn.



Chính quyền đã ngầm thỏa thuận để Đại lão HT Thích Huyền Quang tự do thay đổi nơi cư trú cách vùng quản chế trên trăm cây số, mà đáng ra, bất kỳ một ai bị quản chế không có quyền tự ý thay đổi, và sau đó là cuộc gặp Thủ Tướng Phan văn Khải, những hứa hẹn tốt đẹp tiếp tục diễn tiến, nhưng, những gì xẩy ra sau đó, ta đã biết!



Mỗi bên đều mang một tính cố chấp, chắc chắn Nhà nước Việt Nam không muốn để tình trạng PG Việt Nam hiện nay kéo dài, vì tổ chức giáo hội đương nhiệm không đủ khả năng tạo uy tín cho chính mình thì làm sao đóng góp được gì cho dân tộc. Nhà nước muốn phục hồi tiềm lực PG để củng cố bản sắc dân tộc, làm rào cản trào lưu văn hóa ngoại lai, làm nồng cốt cho tính tự tồn dân tộc trước nhiều sức ép của Toàn Cầu Hoá hay mục đích xử dụng PG như một lực lượng hậu thuẩn, điều đó tùy cảm nghĩ mỗi người; nhưng dù với mục đích gì, phải để PG có một khoảng không gian thích hợp tự mình phát triển tính hiệu quả vốn có;  mặc dù ngày nay, nhà nước ít can dự vào nội bộ tổ chức PG, nhưng Giáo hội đương thời, vốn bản tính ù lì, ỷ lại, phe nhóm, cậy quyền, chờ đợi chỉ thị, không phát huy sáng tạo nên 30 năm vẫn chưa có một động thái xứng đáng mà chỉ 11 năm trong thời chiến PG đã làm được, vang dội thế giới.



Chưa nói đến uy tín tự thân của hàng giáo phẩm ngày nay, nó là chiếc bóng của cán bộ nhà nước hiện tại. Vì vậy, muốn dựng dậy hình nộm đó, thổi luồng sinh khí mới làm sống lại thây ma chết dở sống dở, phải cần một nhân vật đủ uy tín và tầm cở, kết nối các nhân tố PGViệt Nam như một PG Trung quốc hiện tại, không nằm trong bất cứ phe phái nào, do vậy, nhà nước phải nghĩ đến  Thiền sư T. Nhất Hạnh, vùa mang tầm vóc PG quốc tế, vừa là thần tượng của giới trẻ tại Việt Nam.



Nhà nước can đảm gạt bỏ những nghi ngờ, thành kiến về ngài, hẳn nhiên cũng phải có những thông tin tốt về Người; suốt một năm, ngoài chuẩn bị, thăm dò do tòa Đại sứ Việt Nam tại Pháp thực hiện, những chuyến ngoại giao con thoi, và nhất là những đoàn tiền trạm của làng Mai, đi về Việt Nam sắp xếp chương trình làm việc, nơi cư trú, lắm khi như bế tắc vì chưa thống nhất thỏa thuận, nhưng do lòng thành khẩn đôi bên, mọi sự được suôn sẻ. Một thái độ đầy thiện chí của chính quyền Việt Nam chưa từng thấy: xuất bản hàng trăm đầu sách của thầy mà 30 năm qua bị cấm đoán và tịch thu. Cho phép ngài diễn giảng nơi công cộng, chưa từng có với bất cứ tôn giáo nào đang có mặt tại Việt Nam.



Chính việc làm nầy nói lên thái độ cởi mở của nhà nước đối với tôn giáo, làm nhạt nhòa biến cố Tây nguyên, và rồi những báo cáo hàng năm của Liên Hiệp Âu châu của Liên hiệp Quốc , quốc hội Mỹ sẽ nói những gì về Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam?



C.  Nhưng sự việc không đơn giản như vậy, vì hàng giáo phẩm Việt Nam không nhất quán với sự có mặt của Thiền Sư Nhất Hạnh tại Việt Nam, bởi quan điểm chính trị hơn là tình cảm đồng đạo xa cách bấy lâu. Mỹ vẫn lớn tiếng bênh vực cho PGViệt Nam, nhưng tình trạng phân hóa của Phật Gíao hiện nay không thể hàn gắn do nhà nước chủ động, vì quan điểm của HT Thich Quảng Độ nhất mực đòi ly khai PG khỏi Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, một yêu sách hợp lý nhưng nhà nước cảm thấy chưa hợp thời!



Đó là một trong những bế tắt mà dễ gì Thiền Sư T. Nhất Hạnh có thể gặp gỡ để hòa giải; do thế trước cả tháng khi  Thiền sư về quê, đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã thăm viếng HT Thich Huyền Quang và HT Thích Quảng Độ mở đường cho việc ổn định PG hầu củng cố xã hội Việt Nam theo chiến lược mới của nhà nước Việt Nam trong chiều hướng Toàn Cầu hóa diễn tiến.



D.  Tiềm lực PG Việt Nam vẫn chưa cạn nguồn, nhưng không biết tận dụng và khơi mở như những thế kỷ Lý Trần từ nhà nước; chiến lược phục hồi Phật Giáo có mang lại kết quả đến đâu còn tùy thuộc thiện chí đôi bên ý thức vận mệnh Phật giáo và dân tộc.  Thiền Sư T. Nhất Hạnh đã thành công trên xứ người, thổi luồng sinh khí tươi nhuận trên xã hội công nghiệp, hiện đại hóa Phật giáo theo khoa học thực nghiệm, hòa nhập PG trong đời sống thực dụng, đem lại lợi ích tâm linh không ít cho những chao đảo mất mát, lo âu của người phương Tây; Tâm bình tức thế giới bình, đó là phương châm của đạo Bụt, Thiền sư áp dụng trong từng nhịp đập con tim, được thế giới hoan hỷ đón nhận; tuổi trẻ Việt Nam, tuy hậu sinh, nhưng vẫn cảm nhận được nguồn lợi tâm linh và văn hóa tươi nhuận từ tâm hồn chân tu đó; thế hệ già nua nhiều mặc cảm có lẽ cũng bình tâm nhìn lại những gì được mất cho PG và dân tộc, hãy cùng với Thiền sư làm cuộc hóa giải mà vốn người con Phật cần phải có, vì PG không quá khích và cố chấp; chắc chắn những bước chân nở sen của Thiền sư trên thế giới, cũng sẽ giúp ao sen Việt Nam nở thêm những cánh hoa đổi màu, để cùng dân tộc song hành trong những kỷ nguyên Tâm Linh và Khoa Học.



Kết: Cho dù thể chế nào cầm quyền, không quan trọng, cái quan trọng đem lại quyền lợi cho dân tộc, đưa đất nước từ đói nghèo đến thịnh vượng, tạo uy tín cho Việt Nam ngang tầm quốc tế. Hẳn nhiên xã hội nào cũng có những bất toàn, nhưng chiều hướng đúng sẽ cường lực hóa dân tộc, người lãnh đạo đất nước biết trọng dụng cao tăng như những thế kỷ thứ X về trước, Thiền sư cũng là quốc sư, đạo đức trên ngôi cửu phẩm đó là gương sáng cho nhân dân, tạo đoàn kết cho toàn dân, không phải chỉ lời nói mà phải hành động như từng là Hội Nghị Diên Hồng; tại sao Việt Nam và PG không làm được việc đó như đã từng?



Phải chăng sự hiện diện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ thay đổi bộ mặt xã hội Việt Nam, một bước chân chuyển hóa cho PG và dân tộc!



                                                                                                                              Minh Mẫn (01/2005) (Trích "Thiền sư & Quê hương")


Bình luận (1)

tongiaovadantoc KHÔNG NÊN ĐĂNG LẠI NHỮNG BÀI NHƯ THẾ NÀY. TÔI THÀNH THẬT GÓP Ý, KO BIẾT CÁC BẠN CÓ VUI LÒNG KO?
Văn Dũng ( 14/05/2011 21:26:48)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp