Phần 2, Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP LÀM CHO
DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH
Bản di thảo số 5 sẽ cho chúng ta biết ý tưởng của Nguyễn Trường Tộ về vấn đề làm cho dân giàu nước mạnh như thế nào.
Nhận định bản di thảo số 5: Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh. Cũng gọi là Lục lợi từ viết ngày 18/7/1864. Nguyễn Trường Tộ bắt đầu bằng những lập luận:
1. Tạo vật (Thượng đế) sinh ra vạn vật cách đây 7.000 năm.
Nguyễn Trường Tộ rất khôn khéo khi dùng chữ Tạo vật thay chữ Thượng đế để tránh màu sắc đạo Ki Tô giáo. Mở đầu bản điều trần này, Nguyễn Trường Tộ lồng sự hiểu biết của mình vào Kinh Thánh:
"... Tạo vật sinh ra muôn vật để cho con người sử dụng mà không tiếc một thứ gì... Kể từ khi có loài người, loài vật đến nay đã gần 7.000 năm (bảy ngàn năm)...".
Đây không phải là bài viết về tôn giáo nên tôi không đi sâu vào phân tích vấn đề này. Tôi chỉ nhấn mạnh ông Nguyễn Trường Tộ đã sai lầm, vì nếu dựa vào Kinh Thánh thì quả đất và con người do Thượng Đế tạo dựng cách đây từ 6.000 – 10.000 năm (6-10 ngàn năm). Nhưng khoa học chứng minh rằng, quả đất có hàng triệu năm về trước.
2. Tân Thế Giới.
Cũng di thảo số 5, Nguyễn Trường Tộ viết:
"Cho đến thời Minh, bước tiến Âu Tây ngày một lên cao vùn vụt, đến nỗi không có chỗ để thử cái tài dũng của họ nữa. Do đó, họ chuyển dần về phía Tây, và bỗng nhiên tìm được Tây Châu (tức là Tân Thế Giới) và chiếm lấy làm đất của mình, khai thác vùng đất đai mấy ngàn năm hoang vu, cải tiến phong tục tập quán mấy ngàn năm hủ lậu. Lúc đầu người dân bản xứ còn xem họ như thù địch, dần dần đã chịu gần gũi và ngày càng trở nên thân thiết, những người dân ở đây đã học được hết những kỹ xảo của người phương Tây, cho nên không đầy 100 năm sau đã đuổi được người phương Tây ra khỏi đất mình. Những nước phụ thuộc phương Tây xưa kia nay trở thành những nước thân phương Tây. Các nước ấy đã nhờ phương Tây mà thay đổi những tập quán cũ để trở thành giàu mạnh, người phương Tây cũng nhờ vào nguồn lợi ở đó để chu cấp cho mình. Xưa thì nghiến răng căm thù, nay đã thành tình nghĩa anh em tốt đẹp bền bỉ" (TBC, Sđd, tr. 136-137).
Vì giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ được nhiều người ca tụng là một nhà thông thái nên tôi muốn có vài nhận định tổng quát về đoạn văn nêu trên.
Tân Thế Giới mà Nguyễn Trường Tộ muốn nói, là Hoa Kỳ ngày nay. Nếu đúng như thế, thì sự cấu tạo dân Hoa Kỳ, cách đây hơn 200 năm, không phải như Nguyễn Trường Tộ mô tả.
Tổng quát, chúng ta có thể nói rằng kể từ lúc Columbus (Kha Luân Bố) tìm ra châu Mỹ năm 1492() (Tân Thế giới = Hoa Kỳ = Hiệp Chủng Quốc) cách đây hơn 500 năm thì vùng đất này là của thổ dân người da đỏ, đất hoang vu, trù phú, có nhiều mỏ vàng, nhất là bang California (Golden State). Dân Hoa Kỳ được hợp thành bởi các đợt di dân như sau:
a. Thành phần đầu tiên là các thổ dân da đỏ, gọi là American Indians, đã sống từ lâu trên mảnh đất hoang vu và trù phú này.
b.Thứ hai, là thành phần phạm pháp ở các quốc gia khác bị chính phủ họ đuổi ra khỏi nước cho đỡ gánh nặng. Một số thì thất nghiệp, khổ cực ở các nước Âu châu đến đây lập nghiệp.
c. Thành phần thứ ba, có đầu óc phiêu lưu, mạo hiểm và thích làm giàu, từ Âu châu đi tìm vàng và khai thác tài nguyên trù phú trên vùng đất mới.
d. Thành phần cuối, là những người bỏ xứ ra đi để tránh sự ngược đãi tôn giáo hoặc chính trị. Họ lo buôn bán, tạo lập sự nghiệp với mục đích thoát khỏi khuôn khổ cũ của xã hội mà họ đã sống trước đây.
Với khoảng bốn triệu người mới, trên vùng đất lạ trù mật, họ phải chiến đấu với thiên nhiên và hoàn cảnh để tự sinh tồn. Lúc đầu trong những năm đói khát, họ được người bản địa cứu giúp. Vì vậy mà hằng năm người Hoa Kỳ tổ chức một ngày lễ long trọng vào tháng 11. Đó là ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving 27/11 hằng năm).
Phải chinh phục thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Ra đi không lẽ trở về không. Vì thế, số người mới này rất tích cực giúp đỡ những ai có sáng kiến chế tạo được máy móc, hoặc có phương pháp để cải tiến cuộc sống của họ. Nhờ thế mà vùng Tân Thế Giới ngày càng có nhiều nhân tài quy tụ.
Về mặt chính trị, số người mới trên vùng Tân Thế Giới (Hoa Kỳ ngày nay) dần dần tách rời ra khỏi sự thống trị của người Anh. Sau những năm chiến tranh, người Hoa Kỳ nhờ sự giúp sức của Pháp và Hòa Lan, nên họ đã thắng Anh Quốc và tuyên bố độc lập vào ngày 4/7/1776 đến nay (1998) đúng 222 năm. (Xin xem thêm Nguyễn Hiến Lê, Sđd, tr. 444-446).
Qua đoạn sử rõ ràng nêu trên, chúng ta đã thấy không có trường hợp những người dân ở đây đã học được hết những kỹ xảo của người phương Tây, cho nên không đầy 100 năm sau đã đuổi được người phương Tây ra khỏi xứ mình.
Mục đích của Nguyễn Trường Tộ dẫn sai lịch sử như thế, là với hậu ý khuyên triều đình vua Tự Đức và dân Việt hãy bỏ súng xuống, gần gũi và thân thiết với thực dân Pháp để học những kỹ xảo của họ rồi cuối cùng đuổi họ về xứ. Nguyễn Trường Tộ đã lạc dẫn lịch sử và khuyên những điều hay thật là hay dễ như trở bàn tay! Độc giả đã thấy cái tai hại của một giải pháp thỏa hiệp với Pháp, để rồi Phan Thanh Giản biết mình lầm nên phải tự tử để tạ tội với quốc dân. Chúng ta cũng sẽ thấy cái tai hại của sự thỏa hiệp trong bài này ở phần Sáu điều lợi mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị.
3. Năm miền Ấn Độ
Nhằm hậu ý thuyết phục dân Đại Nam cộng tác với Pháp, Nguyễn Trường Tộ cũng đã dẫn sai thêm sử liệu lúc viết rằng: "Năm miền Ấn Độ đã gần có dấu hiệu bắt đầu, sắp đánh bại phương Tây"để đưa ra một nhận định sai lầm khác:
"Lấy cái lợi vô cùng chưa dùng của núi sông chúng ta mà đổi lấy cái trí của họ, thì họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả như các nước Tây Âu vậy". Nguyễn Trường Tộ nói như thật! Thực dân Pháp đâu có khờ đến nỗi họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả.
Thật ra, chính sách thực dân của Pháp, cụ Phan Bội Châu, một nhà cách mạng lão thành đã nhận định rất đúng:
"Họ coi mình như trâu như chó
Họ coi mình như cỏ như rơm
Cỏ thì nhổ cỏ trâu làm thịt trâu"
Chứ làm gì có được cái thiên đàng, họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả!
Như tôi đã nhận định trong đoạn đầu, những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ luôn luôn đi song hành với tình hình chính trị của Pháp lúc bấy giờ. Thật vậy, Nguyễn Trường Tộ viết bài điều trần này vào tháng 6/1864, là lúc mà dân Nam Kỳ sử dụng kế hoạch "nhà không đồng trống", không chịu hợp tác với Pháp. Còn triều đình thì sau khi ký hòa ước 1862 nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, nhưng vua Tự Đức cố trì hoãn không chịu phê chuẩn hiệp ước. Đoạn trích dẫn trước đây cho thấy Pháp muốn gì từ phía Đại Nam, và đoạn trích dẫn dưới đây sẽ cho thấy dân Việt đã tỏ thái độ như thế nào đối với Pháp. Từ đó, chúng ta sẽ thấy lợi hay hại lúc Nguyễn Trường Tộ khuyên nên thỏa hiệp. Phải chăng đó là một sự đi đêm hay trúng kế thực dân? Chúng ta hãy đọc đoạn sử liệu dưới đây của Chesneaux trong cuốn Đóng góp vào lịch sử dân tộc Việt Nam để thấy rõ tình hình ở Nam Kỳ rồi đối chiếu với lời khuyên của Nguyễn Trường Tộ:
"Ngay khi vừa phê chuẩn, triều đình Huế đã cho biết, bằng những tư liệu rất chính xác, rằng triều đình không thừa nhận việc nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ là dứt khoát, vĩnh viễn.
Còn dân chúng Đại Nam, họ cũng không có thái độ ôn hòa hơn sau khi hiệp ước được phê chuẩn, hoặc sau những lời hứa hoa mỹ của ông đô đốc toàn quyền. Họ không chấp nhận chế độ thực dân. Với sự đồng ý ngầm ngày càng rõ rệt, mặc dầu lặng lẽ của triều đình Huế, những phong trào nổi dậy chống thực dân Pháp tại Nam Kỳ ngày càng phát triển.
Nông dân vẫn thù địch với Bonard và những người thay chân ông. Phần lớn các quan lại từ chối hợp tác với chế độ mới. Họ bỏ ra đi dần, mặc dầu Bonard đã cố gắng nhiều để xoa dịu họ và giữ lại một phần lớn các phong tục tập quán địa phương, vì những cố gắng đó mà ông đô đốc toàn quyền bị các tên thực dân và các giáo sĩ phê trách quyết liệt".
Theo như nhà sử học Cultru nói: "Tầng lớp có khả năng cai trị thì, hoặc vắng mặt, hoặc xấu bụng. Đó là cuộc ra đi hàng loạt của các bậc sĩ phu và của dân chúng, rời bỏ các tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị người Pháp chiếm đóng, để về vùng tự do, ở miền Tây và tổ chức kháng chiến.
Thái độ bất hợp tác chung khắp nơi đó buộc các đô đốc toàn quyền, muốn duy trì bộ máy hành chính Pháp tại Nam Kỳ, chỉ còn sử dụng được một số tối thiểu những công chức An Nam (phiên dịch, thư ký...) mà thôi. Và duy chỉ có những phần tử kém hạnh kiểm nhất trong dân, tình nguyện đứng ra phục vụ cho những ông chủ mới...".
Đề đốc Rieunier, về sau, nói rằng: "Chúng tôi chỉ có những giáo dân và bọn du thử du thực".
"Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm", Đại tá Bernard viết: "Xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào... Người ta sẽ tuyển dụng, trong số họ, tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy, và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội truyền giáo, chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc An Nam..." (1).
Nhà sử học Cultru kết luận:
"Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thu, những thanh niên An Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch... ấy, lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian của họ..." (2).
"... Tại Nam Kỳ, chính là từ trong những người Công giáo An Nam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết. Họ có tài cán gì?... Phần lớn chỉ là những tay dạy giáo lý Cơ đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giáo chủ đuổi về, và dưới một cái tên Latin (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng Latin), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của châu Á (3).
"Những phong trào cách mạng lớn tiếp tục, chú ý nhất là các phong trào Quản Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản Lịch, Quản Thanh, không ngừng giương cao ngọn cờ kháng chiến và gây nhiều khó khăn cho bọn chiếm đóng. Những sĩ phu và quan lại từ chối làm việc với Pháp, những nông dân rời bỏ vùng quê bị giặc chiếm; chẳng ai ngạc nhiên khi thấy ở vùng tự do tất cả những người kháng chiến đó đều được nhân dân ủng hộ nhiệt tình".
Đọc đến đây chắc hẳn độc giả đã thấy rõ rằng, Nguyễn Trường Tộ khuyên nên hợp tác với Pháp là đi ngược lại ý muốn của toàn dân Đại Nam từ triều đình đến quần chúng, và rất có lợi cho chương trình ổn định tình hình và kiện toàn guồng máy cai trị của kẻ xâm lăng.
Nguyên văn tiếng Pháp:
"Dès la ratification, la Cour de Huế fit savoir, à l'aide de documents très nets, qu'elle ne considérait pas la cession des trois provinces comme définitive.
Quant au peuple Vietnamien, il n'est pas mieux disposé après la ratification, ni après les belles promesses de l'amiral gouverneur, et n'admet pas sa colonisation. Avec le consentement de plus en plus net, quoique tacite, du gouvernement de Huê, les mouvements de révolte et d'insurrection contre les colonisateurs, dans le Sud, vont s'amplifiant.
Les paysans restent hostiles à Bonard et à ses successeurs, les mandarin refusent massivement à se rallier au nouveau régime, ils disparaissent, en dépit des efforts de Bonard pour les amadouer et pour maintenir une partie des coutumes et traditions – efforts qui, par ailleurs, vaudront à l'amiral gouverneur les violents reproches des colonialistes et des missionnaires. Selon le mot de l'histoire Cultru, "la classe capable d'administrer était absente ou malveillante". Cest l'exode en masse des lettrés et de la population, abandonnant les provinces de l'Est-Cochinchinois, occupées par les Francais, pour s'installer en zône libre, dans l'Ouest, et y organiser la résistance.
L'attitude générale de non-coopération contraint les amiraux-gouverneurs, pour le fonctionnement de cette administration francaise en Cochinchine, à l'emploi d'un minimum de personnel Vietnamien (interprètes, secrétaires, ets...). Et seuls les éléments les moins recommandables de la population s'offrent de servir le nouveau maitre:
"Nous n'avions avec nous", déclarera plus tard l'amiral Rieunier, "que des chrétiens et des coquins...".
"Les vagabonds", écrit le colonel Bernard, "chassés de leur village par la misère ou le crime, arrivaient, l'échine souple; pris de l'âpre désir de vivre, insoucieux de la lutte nationale, prêts à servir tous les maitres. C'est parmi eux que l'on recruta tout le personnel nécessaire à l'administration ou aux besognes domestiques: boys, coolies, plantons, et aussi des interprètes et des copistes, grossièrement formés dans les écoles de la mission. C'est au contact de ces misérables que les colons ou les fonctionnaires fraichement débarqués firent connaissance avec le peuple d'Annam..." (1).
"Très vains du semblant d'éducation européenne qu'ils avaient recu", conclut l'historien Cultru, "ces jeunes Annamites devenus secrétaires, lettrés d'inspection ou interprètes, constituaient dans la colonie une caste de déclassés, abusant de leur position officielle pour pressurer, au nom de l'autorité francaise, incapable de les surveiller, la population qui était obligée de recourir à leur intermédiaire..." (2).
"... C'est parmi les Annamites chrétiens que se recrutèrent, en Cochinchine, les premiers auxiliaires de l'administration francaise", écrit Phạm Quỳnh, Que valaient-ils?...Ce n'étaient pour la plupart que des catéchistes renvoyés par leurs évêques pour inconduite, et qui, sous un nom latin (car ils parlaient vaguement latin), représentaient un abrégé de la ruse, de la prévarication et de la corruption de l'Asie..." (3).
Les grands mouvements de révolte continuaient, notamment ceux de Quan Dinh, Thu khoa Huân, Thiên Hô Duong, Quan Lich, Quan Thanh, ne cessèrent de tenir haut le drapeau de la résistance, et de créer de nombreuses difficultés à l'occupant. Lettrés et mandarins qui refusent de servir la France, paysans qui quittent la région occupée, nul ne s'étonnera qu'en zône libre, tous ces résistants trouvent un appui considérable. (1); (2); (3) cité par J. Chesneaux Contribution, à l'Histore de la Nation Vietnamienne, p. 115 (NXT, Sđd, tr. 126-127).
4. Phương pháp làm hột nổ và khai thác mỏ than
Bằng một hàng chữ lớn trong bản điều trần này, Nguyễn Trường Tộ viết:
"Xin kê ra các phương pháp làm hột nổ và đúc súng, đúc kim loại, cùng các môn Quang học, Cơ học, Hóa học, Khai thác mỏ than".
Với hàng chữ lớn như thế, người ta cảm thấy sung sướng, vì hy vọng rằng, sau khi đọc xong đoạn này (dài khoảng 1.800 chữ) là có thể biết được, ít ra là lý thuyết, về "phương pháp làm HỘT NỔ VÀ ĐÚC SÚNG...". Nhưng không, họ chẳng thu thập được gì qua sự trình bày các phương pháp nói trên của Nguyễn Trường Tộ. Chính ông cũng đã cho thấy điều đó lúc viết rằng:
"Việc học tập và sắm khí cụ phải thực hiện đồng thời, không thể thiếu một. Nếu đã được học qua loa như tôi mà không có khí cụ khi gặp khó khăn lại không có người chỉ vẽ thì cũng chỉ biết lý thuyết và công dụng mà thôi, và cũng khó đem ra thực hành được". Lúc xác nhận, chính mình cũng chỉ mới học qua loa thế thì không nên trình bày làm gì cho phí phạm thì giờ vô ích.
Thực ra, chúng ta không thể lấy kiến thức về khoa học của một người ngày hôm nay để so sánh với kiến thức khoa học của một người đồng dạng cách đây 130 năm. Nhưng điều tôi muốn nói là lúc đã hô hào nên theo lối học thực dụng thì chính người hô hào phải nắm vững vấn đề ít ra là trên lý thuyết, để sự trình bày được rõ ràng, dễ hiểu, có thể ứng dụng ngay, còn không, tốt hơn là không nên nói một điều gì mà mình không biết rõ về cái mà mình muốn nói: chính mình đã chưa hiểu làm sao trình bày cho người khác hiểu được.
Do đó, đoạn văn: "Xin kê ra các phương pháp làm hạt nổ...", dài 1.800 chữ chỉ là sáo ngữ vô ích.
5. Việc làm cho nước nhà giàu có
Đoạn chính thứ hai trong bản điều trần này Nguyễn Trường Tộ viết:
"Sau đây tôi xin đưa ra một khoản về việc làm sao cho nước nhà giàu có để cứu giúp lúc khẩn cấp:
Một là nguồn lợi về biển. Về biển thì không có nguồn lợi nào lớn bằng cá với muối.
Hai là nguồn lợi về rừng. Rừng thì không có gì lớn bằng gỗ.
Ba là nguồn lợi về đất đai. Đất đai thì không có gì lớn bằng tơ gai.
Bốn là nguồn lợi về mỏ. Về mỏ thì không có gì lớn bằng đồng và thiếc.
Bốn nguồn lợi ích ấy, ngoài việc tùy theo thổ nghi mà thu thuế ra, còn phải nghĩ những phương pháp hay như của Tây Âu để thu nhiều sản vật. Sau đó, cho tàu bè nhà nước chở ra bán cho các nước, rồi lại chở về nước mình những hàng cần dùng mà nước mình không có. Cái lợi bán mua qua lại như thế thường được gấp ba".
Đó là những nhận định sai. Vì Việt Nam lúc bấy giờ là một nước thuần nông nghiệp, đất để trồng lúa gạo cho đủ ăn là vấn đề chính, nếu gạo còn dư thừa thì xuất cảng. Còn tơ lụa là phụ chứ không thể chính được.
Còn hầm mỏ thì nếu có được mỏ bạc, mỏ vàng chắc chắn sẽ quý hơn mỏ đồng, mỏ thiếc chứ không thể ngược lại. Còn lúc nói biển có cá, muối, rừng có gỗ, đất trồng dâu nuôi tằm có tơ lụa, đất có quặng mỏ ai lại không biết các điều đó.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta bị thất vọng là, Nguyễn Trường Tộ đã không đưa ra một phương pháp nào để có được nhiều cá, nhiều muối, vừa dùng vừa bán. Làm thế nào để có nhiều gỗ quý để dùng và sản xuất? Làm thế nào để khai thác được hầm mỏ mà không bị ngoại bang chi phối trong một hoàn cảnh đất nước đang bị Pháp xâm lăng đô hộ?
Trái lại, Nguyễn Trường Tộ đã sử dụng 3 trang trong 16 trang của bài điều trần này để thuyết minh về Tạo vật (Chúa Trời) và cuối cùng là nịnh triều đình vài câu rồi khuyên nên theo Pháp chống lại phong trào kháng chiến. Ông viết:
"... Những nhà nho câu nệ không khéo biến hóa, thường hay uốn lưỡi múa mồm, sau khi sự thành bại đã rõ như gương chiếu rồi mới bàn luận anh hùng.
... Cho nên, Tạo vật khi chưa sinh ra người đã sinh ra muôn vật...
Bởi vì Tạo vật yêu người nên thầm dạy những việc cấp thiết trước...
Những cái mà Tạo vật làm ra đó đều khiến vua nắm quyền để mở mang sắp đặt.
Vì rằng, tạo vật quý trọng sự sống vô cùng, đã cho ta địa lợi tốt, lại cho ta nhân vật tốt, ắt sẽ giúp ta thịnh vượng để hợp thành ra sự đẹp tốt lớn trong vũ trụ. Vậy ta nên thuận theo Chúa – Tạo vật đã mở đường chỉ lối mà biết lo lắng để chuyển tai họa thành hạnh phúc, chuyển thất bại thành thành công, đem hết cái trí khôn trời cho để khai thông mọi cái bí mật trên trời dưới đất. Kẻ hủ Nho sao không biết thời thế biến chuyển, cứ câu nệ vào nghĩa lý sách vở, nói bừa bãi rằng: Triều đình mở cửa ngõ đón kẻ cướp vào. Sao không biết rằng: Lúc thời thế đã đến, không thể ngăn được, lúc thời thế đã đi, không thể chặn được. Tạo vật đã sắp đặt như vậy sao ta không biết liệu cách tạm thời lưu thông với họ, để tự phấn đấu cho hợp với ý của Tạo vật? Cửa bể của khắp các nước phương Đông Tạo vật đã khai thông cả thì tại sao một mình nước ta lại có thể đóng kín được? Huống chi, việc lợi ích của một nước, quyền lực hành vi do vua nắm, và cùng với quốc dân chia sẻ mọi sự vui buồn. Mà trên đã có Tạo vật thầm sai khiến, vua chỉ cần theo ý trời để làm mọi việc. Những việc lớn như lấy đi hay là cấp cho, biết đâu chẳng phải do Tạo vật ngấm ngầm sắp đặt. Tạo vật đã nhân ái đối với vua để từ đó mở rộng đến muôn dân. Thế mà trước mắt, hơi thấy việc bất bình thì kẻ hủ nho biết gì mà dám chê bai trách cứ?" (di thảo số 5, TBC, Sđd, tr. 142-144).
Xin nhường sự phán xét trên cho độc giả. Còn ý kiến của tôi thì quý vị đã thấy trong đoạn trước (phần Lục lợi từ) và sẽ thấy trong phần Nhận định về tôn giáo và phần Tổng luận.
6. Sáu điều lợi lớn cần làm gấp
Như quý độc giả đã thấy, bài điều trần số 5 này có tên là Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh cũng gọi là Dụ tài tế cấp bẫm từ hay là Lục lợi từ (Sáu điều lợi) viết ngày 18/7/1864.
Sở dĩ tôi nhắc lại tháng năm Nguyễn Trường Tộ viết bài này, vì thời gian rất quan trọng. Bối cảnh chính trị của thế giới trong giai đoạn này sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng mức Sáu điều lợi lớn mà Nguyễn Trường Tộ khuyên nên áp dụng. Sáu điều lợi đó là:
6.1. Nhờ nước Anh để ngăn chặn Pháp.
"Anh và Pháp xưa nay vốn thù hằn nhau. Vì: – Anh đày vua bác của Pháp ra tận đảo xa xôi – Pháp giúp Hợp Chủng Quốc làm cho Anh bại trận.
Do đó nên nhờ Anh giúp và qua Anh nhờ thông báo với Nga và Áo để nhờ các nước giải quyết giúp ta".
6.2. Xúi Anh gây sự với Pháp.
"Nước ta phải dùng lời lẽ thật từ tốn và tiền bạc thật hậu sang nước Anh, nói hết những điều sai trái của Pháp... Nay người Anh đến giúp chúng tôi một tay khôi phục lại, chúng tôi sẽ vui lòng nhường quý quốc một thương cảng lớn, ký thác vĩnh viễn và sống như anh em với nhau..."
6.3. Nhờ Anh để ly gián Pháp.
"Anh và Pháp xưa nay vẫn ghen ghét nghi ngờ nhau, tuy tạm thời cộng tác nhưng Anh vẫn giành phần hơn.
Pháp hay đa nghi. Nay nếu ta năng đi lại với người Anh, hoặc thăm viếng hoặc mua bán... thì người Anh cũng sẽ đối xử với ta một cách xứng đáng... Pháp thấy vậy ắt sinh nghi... mà xa lìa người Anh. Ta sẽ lợi dụng tình trạng đó, mà xoay trở công việc".
6.4. Nhờ các nước và giáo hoàng lấy danh nghĩa mà áp chế Pháp.
"Ngày nay nếu ta biết qua lại giao thiệp với các nước lớn phương Tây, gây được mối tình cảm, rồi dùng cái xảo kế để ly nước này, hợp với nước kia. Người Pháp dù muốn thừa cơ hội nhưng nếu các nước chịu tuyên bố giúp ta một lời thì người Pháp cũng sẽ lo sợ... Rồi ta lại qua nước La Mã thông hiếu với Giáo hoàng... Nếu Giáo hoàng cho việc giúp ta là phải, thì mọi người đều vui lòng thực hiện, ta không lo người Pháp không nghe...".
6.5. Nhờ Anh và Nga đề phòng nước Pháp.
"Nếu ngày nay ta biết giao hảo với người Anh trước để đề phòng đường biển, sau sẽ thông thương với nước Nga để đề phòng đường bộ. Cho dẫu sau này tình thế biến đổi thì trước kia người Anh đã lấy cái việc người Pháp tìm cớ cướp nước ta cho là trái lẽ, mà nay lại thủ tiêu tình bạn bè để cướp nước ta mà cho là phải hay sao? Đối với nước Nga cũng thế".
6.6. Dùng số người Anh lưu vong ở hải ngoại để đánh Pháp.
"... Chiêu mộ những người Anh sống lưu vong ở hải ngoại, cho họ tiền của, cư xử tốt để được lòng họ, rồi nhờ họ huấn luyện binh lính quân ngũ cho ta. Binh Pháp của người Anh rất giỏi. Những người này không suy nghĩ gì viển vông cả, hễ được thỏa thích là họ xông lên, không như quân ta sợ trước ngó sau".
Nguyễn Trường Tộ kết luận:
"Đã thực hiện được sáu điều lợi rồi, dần dần có cơ hội, tôi xin đem các điều ngấm ngầm làm tổn hại địch trong bài TẾ CẤP LUẬN ra thực hiện dần dần thì sẽ như lấy trăm kim mà chích làm cho họ nằm ngồi không yên. Sau đó, bồi cho một nhát dao thì thế nào cũng chết".
Ông viết tiếp:
"Vậy muốn áp dụng kế này phải gấp rút khai thác các nguồn lợi và nhờ người khác giúp sức... Còn như sẽ làm theo đường lối nào và sử dụng ngôn ngữ gì thì tôi sẽ cùng với ông Nguyễn Hoằng (Linh mục, BK) xin hết sức làm để giúp muôn một" (điều trần số 5, TBC, Sđd, tr. 145-151).
Đọc Sáu điều lợi của Nguyễn Trường Tộ đề nghị trên, nếu không lồng chúng vào trong bối cảnh lịch sử của các phong trào đi chiếm thuộc địa, và không thấy được hoàn cảnh của nước Việt Nam thời bấy giờ, người đọc sẽ có những nhận định sai lạc, ngay cả có thể kết luận rằng, Nguyễn Trường Tộ là một chiến lược gia, một người có lòng yêu nước thực sự. Nhưng nếu đem sáu đề nghị này đối chiếu với tình thế lúc bấy giờ, chúng ta sẽ thấy sáu đề nghị của Nguyễn Trường Tộ không những là vô ích mà còn tai hại nữa.
7. Nhận định Sáu điều lợi
Chúng ta nên tìm hiểu tình hình các phong trào đi chiếm thuộc địa để thấy cái sai của Nguyễn Trường Tộ.
Tại Vùng Phi châu
Như chúng ta đã biết, đầu thế kỷ XIX, Phi châu là một vùng hầu như bí mật chưa ai để ý tới vì rừng quá già, khí hậu quá nóng. Sa mạc rộng, người Âu châu chỉ biết một dải đất nằm theo Địa Trung Hải tức là vùng Maroc, Algerie, Tunisie, Lybie, Ai Cập và vùng trên bờ Đại Tây Dương.
Một số người Âu châu nặng tình với khoa học và tôn giáo, nên cố gắng tìm tòi vùng đất bí mật nói trên. Năm 1840, Livingstone tới Phi châu để nghiên cứu y học thám hiểm cả một vùng mênh mông từ Congo tới Mũi Hảo Vọng. Pháp, Đức cũng sai người thám hiểm như thế.
Dần dần, họ vẽ các bản đồ sơ sài trên vùng đất này, và căn cứ vào bản đồ đó mà chia nhau đất. Như Anh bàn với Pháp lấy con sông này, dãy núi nọ làm ranh giới. Pháp đồng ý nên đem binh vào đánh thổ dân. Thổ dân chưa từng nghe tiếng súng bao giờ, cứ tưởng là sấm sét đua nhau chạy tán loạn. Do đó, vùng Phi châu trở thành thuộc địa của Anh và Pháp một cách nhanh chóng và dễ dàng (Lịch sử thế giới, Nguyễn Hiến Lê, Văn Nghệ xuất bản, Hoa Kỳ, 1994, tr. 610).
Trái lại, lúc chiếm thuộc địa ở Á châu thì khó khăn hơn nhiều và bị đổ máu. Người Âu theo Ki Tô giáo và quá cuồng tín. Họ nghĩ rằng, đất là của Chúa Trời tạo ra, là của chung không thuộc vào túi một ai, và nghĩ rằng họ có bổn phận đi khai hóa các vùng khác để truyền tín ngưỡng cho các xứ đó (NHL, Sđd, tr. 611-612).
Từ ý nghĩ cuồng tín và sai lầm này mà chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ cũng diễn dịch như thế ở một đoạn trước. Thực ra, phong trào chiếm thuộc địa đi song hành với việc truyền đạo và sử dụng tín ngưỡng như là một khí cụ sắc bén tiên khởi.
Tại Ấn Độ
Công ty Ấn không phải là của dân chúng Anh hoặc của chính phủ Anh quốc, mà chỉ do một số người phiêu lưu xảo quyệt lập công ty Ấn. Họ dần dà dùng vũ lực chiếm hết Ấn Độ, một quốc gia có số dân gấp 10 lần Anh quốc. Để bảo vệ quyền lợi, công ty này đã dùng quân đội và ngoại giao dồn người Pháp vào 5 thành phố: Pondichéry, Chandernagor, Yamon, Karikal và Mahé, rồi cướp hết quyền hành của vua Ấn, bắt dân Ấn đi lính, đóng thuế và tự ý gởi đại sứ qua các nước Á châu, công ty tổ chức chính phủ nhưng không chịu mệnh lệnh của Anh hoàng.
Năm 1857, vì sự vụng về của quân nhân Anh đã đưa cho lính Ấn những gắp đạn có thoa mỡ bò. Lính Ấn cho rằng đó là một sự nhục mạ họ vì người Ấn thờ bò. Vì vậy, lính Ấn nổi lên chống.
Sau hai năm tàn sát đẫm máu, chính quyền Anh mới nhảy vào dẹp được loạn rồi tước quyền của công ty Ấn. Từ đó, Ấn Độ là thuộc địa của Anh hoàng Victoria, quyền cai trị giao cho một phó vương người Anh.
Chính sách của Anh là dùng người Ấn để cai trị người Ấn và xúi người Ấn theo đạo Hồi chống lại người Ấn theo đạo Bà La Môn. Tổng số dân Ấn lúc bấy giờ là 300 triệu (hơi nhiều).
Ấn là thuộc địa quý nhất của Anh. Để bảo vệ, Anh chiếm các xứ xung quanh. Tuy nhiên, phía Tây họ chỉ chiếm được Bélontchista, mà không lấn được A Phú Hãn vì sợ đụng độ với Nga. Phía Bắc, Anh chiếm một phần Tây Tạng, còn phần kia thì chia quyền lợi với Trung Hoa. Phía Đông, Anh chiếm Miến Điện (NHL, Sđd, tr. 614).
Sau khi bị hất ra khỏi Ấn, Pháp tìm cách chiếm Đại Nam (năm 1862), Cao Miên và Lào, làm chủ cả bán đảo Đông Dương. Còn Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng trái độn chịu ảnh hưởng của Pháp lẫn Anh (NHL, Sđd, tr. 615).
Phi Luật Tân
Nguyên là thuộc địa của Y Pha Nho (Spain) từ năm 1527. Chữ Philippines (tiếng Pháp) có nghĩa là những hòn đảo của vua Philippe nước Y Pha Nho. Người Phi bị cưỡng bức theo đạo Gia Tô như người Y Pha Nho (NHL, Sđd, tr. 620).
Nói về thế trận và phân chia ranh giới lúc bấy giờ, chúng ta nên để ý thêm một chi tiết khác về Nga, Pháp và Anh:
... Nga chỉ lăm le xâu xé Thổ để kiếm đường thông ra biển. Coi bản đồ châu Âu, ta sẽ hiểu chính sách của Nga. Bắc Băng Dương suốt năm đầy băng và tuyết, hoàn toàn vô dụng rồi. Trên biển Baltique có hạm đội của Đức, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan; Nga khó mà len ra được, dẫu có được thì tới Bắc Hải cũng đụng đầu với Hải quân Anh mạnh nhất thế giới. Vậy Nga như bị vây hãm, chỉ có hai đường thoát ra ngoài: Một là tiến qua Đông, chiếm trọn Tây Bá Lợi Á, vươn tới Thái Bình Dương, đường đó đã xa mà lại chạm trán với Nhật; hai là do Hắc Hải mà thông ra Địa Trung Hải, đường này tiện nhất, nhưng cửa ngõ Hắc Hải là Constantinople do Thổ gác, nên Nga nhất định phải diệt Thổ.
Anh không chịu vậy, vì nếu Nga chiếm Constantinople thì hạm đội Nga tung hoành trên Địa Trung Hải mà con đường của Anh qua Ấn sẽ lâm nguy. Vì thế, Anh tìm cách kéo Pháp về phe mình để chống Nga và bênh Thổ, chẳng thà để Constantinople cho Thổ vì Thổ yếu không làm hại mình được, chứ không chịu để cho Nga.
Nã Phá Luân (Napoléon Bonaparte) đệ tam (Pháp) thích chiến tranh, hoan nghênh ý của Anh, vua Sardaigne hùa theo và cả ba nước tuyên chiến với Nga. Hai bên chém giết nhau ghê gớm trong hai năm (1854-1856) trên bán đảo Crimée. Nga hùng dũng chống cự kịch liệt, nhưng sau thua và Thổ vẫn làm chủ Constantinople (NHL, Sđd, tr. 626-627).
Tình hình Trung Hoa và Hồng Kông
Năm 1838, triều vua Đạo Quang, Tổng đốc Lâm Tắc Từ chém một số người nghiện thuốc phiện và đem đổ xuống biển tất cả thuốc phiện tịch thu được của các thương gia ngoại quốc như Bồ, Pháp, Hòa Lan. Qua vụ này, Anh Quốc chống lại Trung Hoa. Năm 1840, quân Anh tấn công Chiết Giang, tiến lên Trực Lệ rồi thẳng vào Thiên Tân, quân Lâm Tắc Từ thua. Triều đình Trung Hoa hoảng sợ, cách chức Lâm Tắc Từ để nghị hòa với Anh, ký hiệp ước Nam Kinh, chịu bồi thường số nha phiến bị tiêu hủy, mở năm cảng: Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải cho người Anh và cắt đứt Hương Cảng (Hồng Kông) tặng cho Anh (NHL, Sđd, tr. 641).
Sau hòa ước Nam Kinh, đảng Thái Bình Thiên Quốc lập ở Quảng Đông, người cầm đầu là Hồng Tú Toàn, một người Gia Tô. Ông tự xưng là con thứ của Thượng Đế, còn Giê Su là con trưởng, dân nghèo theo rất đông.
Năm 1850, Tú Toàn dấy binh chiếm được vài huyện, quân sĩ tôn ông làm Thái Bình Vương. Ông dựng nước, gọi là Thái Bình Thiên Quốc, được nhiều tướng tài giúp sức, tiến lên Hồ Nam, Hồ Bắc, chiếm Nam Kinh để dựng đô rồi công hãm Tô Châu, Hàng Châu, sau cùng phái binh lên đánh phương Bắc, song thất bại.
... Hồng Tú Toàn bài xích Khổng, Phật, gây ác cảm trong giới tu sĩ. Tăng Quốc Phiên người chỉ huy quân Thanh lợi dụng ngay chỗ yếu đó, truyền hịch khắp nước, tố cáo tội khi lễ nghĩa, nhân luân của Hồng, nào là điển tắc mấy ngàn năm của Trung Quốc đương bị giày đạp, nào là miếu từ của Khổng Tử, Quan Võ, Nhạc Phi sắp bị đốt phá. Gây nên một luồng oán giận, căm hờn Tú Toàn trong quần chúng.
Lại thêm, nội bộ Thái Bình lủng củng, nên quân Thanh đến đâu thắng đó. Biết thế nguy, Hồng uống thuốc độc tự tử (NHL, Sđd, tr. 642-643).
Vừa dẹp xong loạn Thái Bình Thiên Quốc, nhà Thanh phải đương đầu với Âu châu trong một trận chiến tranh Nha phiến thứ hai (1856-1860). Sau khi ký điều ước Nam Kinh:
"... Anh lại càng chở nhiều thuốc phiện vào Trung Hoa, bắt buộc nhà Thanh cho phép bán nha phiến công khai, mở thêm hải cảng để thông thương và tiếp đãi sứ thần châu Âu tại Bắc Kinh. Nhà Thanh không chịu.
Nhân ở Quảng Đông, nhà cầm quyền bắt thuyền buôn của người Trung Hoa phải treo cờ Anh và ở Quảng Tây nhiều giáo sĩ Pháp bị hại, Anh Pháp tổ chức liên quân, tấn công Quảng Châu, Thiên Tân, vào tận Bắc Kinh đốt phá.
Thanh đình bối rối, Nga đứng ra điều đình. Trung Hoa phải ký điều ước Bắc Kinh, mở thêm bảy thương khẩu, cho phép các giáo sĩ và thương nhân châu Âu tự do lưu thông khắp nơi, cho thuốc phiện được bán công khai và cho Âu Mỹ hưởng quyền lãnh sự tài phán, nghĩa là kiều dân Âu Mỹ ở Trung Hoa không chịu pháp luật Trung Hoa chi phối, mà chỉ do lãnh sự nước mình phân xử theo pháp luật nước mình.
Nga sở dĩ đứng ra điều giải, chẳng phải yêu gì Trung Hoa mà chính là để kể công với Trung Hoa rồi rút rỉa của Trung Hoa" (NHL, Sđd, tr. 644).
Khi thấy nhà Thanh suy, Nga thừa cơ chiếm Hắc Long Giang, cho binh kéo vào đóng ở bắc ngạn sông đó. Thanh đình phản kháng nhưng vô hiệu, đành chịu ép, vạch lại ranh giới, nhường hết bắc ngạn Hắc Long Giang cho Nga.
Từ đó, Nga một mặt kinh doanh ở Mãn Châu, một mặt theo đuôi Anh, Pháp, hễ Anh Pháp cướp được quyền lợi gì ở Trung Hoa thì Nga cũng đòi quyền lợi đó.
... Nhật Bản lúc đó đã bắt đầu duy tân, đứng bên nhìn châu Âu chia nhau miếng mồi mà thèm thuồng, cũng nhảy vào đòi cắt.
Trong đời Quang Tự, Nhật chiếm Lưu Cầu, Pháp nuốt Đại Nam, Anh chia Miến Điện, rồi Nhật lại đòi Đài Loan, Triều Tiên, Đức nắm Giao Châu Loan, Nga thuê Lữ Thuận, Anh thuê Uy Hải Vệ, Pháp thuê Quảng Châu.
... Duy có Ý chậm chân tới sau, đòi mượn một nơi ở Phúc Kiến, không được, bẽn lẽn rút lui.
Họ thuê đất mà còn bắt chủ đất ký giao kèo không cho nước khác thuê những miếng bên cạnh. Chẳng hạn, khi thuê Quảng Châu Loan, người Pháp yêu cầu nhà Thanh không được đem đảo Hải Nam và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam nhường cho nước nào khác. Anh cũng xin không được nhường các tỉnh hai bờ sông Dương Tử cho ai. Tóm lại, họ chiếm căn cứ địa để cắt xẻ Trung Hoa thành nhiều phạm vi thế lực, như Mãn Châu thuộc phạm vi Nga, Sơn Đông thuộc Đức, Phúc Kiến thuộc Nhật, lưu vực Dương Tử của Anh, Hoa Nam của Pháp.
Trong mỗi phạm vi, họ đòi đủ quyền lợi: khai mỏ, đặt đường xe lửa... Trong lịch sử, chưa từng thấy thời nào mà các cường quốc đồng lõa với nhau để hút máu, rút xương nước khác một cách trâng tráo và có tổ chức như vậy!
Hoa Kỳ đứng ngoài nhìn thị trường mênh mông đó lọt vào tay người cũng nóng ruột, tự nghĩ nếu nhảy vào đòi chia thì chắc sẽ bị đẩy ra như Ý, bèn khôn khéo, phát biểu bản tuyên ngôn chủ trương bỏ chính sách chia phạm vi thế lực, để mỗi nước được bình đẳng về công thương trên đất Trung Hoa, một mặt duy trì chủ quyền Trung Hoa trong phạm vi các nước đã chia. Tóm lại, Hoa Kỳ bảo các cường quốc: Các anh phải ngưng lại đi, không được mở mang thêm phạm vi nữa mà cũng không cướp thêm quyền của nhà Thanh nữa. Các cường quốc ôm đã quá nhiều, lo khai thác xong khu vực của mình cũng đủ mệt, không muốn bành trướng thêm nữa, e sẽ xung đột nhau, bèn gật đầu tán thành (NHL, Sđd, tr. 644-647).
Qua đoạn tóm lược tình hình chiếm thuộc địa của các nước Âu châu như trên, cho chúng ta vài nhận xét sau đây:
a. Anh quốc đã thỏa mãn những gì họ muốn nhờ cuộc chiến tranh Nha phiến thứ nhất (1839), sau đó lại tạo chiến tranh Nha phiến thứ hai (1856-1860).
Các cường quốc đua nhau chia phần để xâm lấn Trung Hoa nhưng không đụng độ nhau bằng vũ lực. Trung Hoa đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và hầu như không bao giờ thỏa mãn lòng tham không đáy của các nước đi chiếm thuộc địa. Do đó, bất cứ một giải pháp thỏa hiệp nào bất cứ ở đâu, xem ra cũng không thực tế.
b. Trong các quốc gia đi chiếm thuộc địa, Anh Quốc kiếm được nhiều nhất: Từ Phi châu đến Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện, Hồng Kông và nhiều phần đất quan trọng của Trung Hoa. Do đó, người ta có lý để nói rằng: "Mặt trời không bao giờ lặn trên thuộc địa Anh".
c. Với số thuộc địa quá rộng lớn như thế, Anh Quốc chưa đủ thì giờ để khai thác, cần gì phải xen vào Đại Nam để phải đổ máu vô ích với Pháp. Do đó, bốn điều Nguyễn Trường Tộ viết trong bản điều trần:
Nhờ Anh để ngăn chặn Pháp.
Nhờ Anh gây sự với Pháp.
Nhờ Anh để ly gián Pháp.
Nhờ Anh và Nga để đề phòng Pháp là những đề nghị không thực tế, không hiểu và không đúng với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ. Đó là chưa nói đến tình trạng nếu Anh bằng lòng giúp thì Đại Nam sẽ gặp phải cảnh "đuổi chó sói ra đàng trước, rước cọp vào ngã sau".
Còn kế hoạch thứ 6: Dùng người Anh lưu vong ở hải ngoại để huấn luyện quân đội Đại Nam đánh Pháp cũng là một giải pháp ngây thơ khác. Thực vậy, thuộc địa của Anh quá tràn ngập và quá béo bở, dân Anh hưởng thụ dư thừa, dại gì phải đi giúp một nước Đại Nam đã bị Pháp chiếm để mang họa vào thân? Vả lại, người Anh lưu vong ở hải ngoại cũng phải chịu sự chi phối điều hành của chính phủ họ, ngoại trừ thành phần người Anh trong các băng đảng, trong các nhóm loạn trí, ăn xin. Chẳng lẽ, Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đình vua Tự Đức dùng loại người Anh này chăng?
Còn nước Nga thì quá xa xôi đối với Đại Nam, hơn nữa, chúng ta cũng đã thấy cách đối xử của họ với Trung Hoa qua đoạn trích dẫn trên: Rất khắng khít với nhau để chia quyền lợi.
8. Thông hiếu với giáo hoàng
Đây là chủ đích chính trong bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ còn 5 đề nghị kia chỉ là hoa lá cành, là củ cà rốt rỗng ruột không ăn được, nhằm che đậy hậu ý khuyên triều đình bang giao với Vatican để thực hiện sách lược Ki Tô hóa Đại Nam. Điều đó cũng có nghĩa là làm cho Pháp dễ cai trị nếu tất cả người Việt đều trở thành Ki Tô. Sau đây là một số dẫn chứng:
Một người "thông minh" như Nguyễn Trường Tộ chắc chắn đã biết rõ việc Pháp chiếm Đại Nam là do giáo đoàn hải ngoại Pháp và Y Pha Nho, mà chỉ thị hoặc ít ra là đã được giáo hoàng khuyến khích và đồng ý, vài dẫn chứng sau đây sẽ cho thấy điều đó.
a. Như độc giả đã thấy ở phần trước, giáo sĩ A. de Rhodes (tên Việt Nam là Đắc Lộ). Sau khi hôn chân giáo hoàng và từ giã Roma ngày 11/9/1652 để đi Pháp vận động chính phủ Pháp chiếm Việt Nam.
Chúng ta nên để ý rằng, Giáo hội Công giáo là một tổ chức theo đẳng cấp tuyệt đối. Giáo hoàng là người đại diện Chúa ở trần gian, ông có quyền cách chức, bổ nhiệm, cấm đoán hoặc cho phép các hồng y, giám mục, linh mục, con chiên thi hành các công tác đức tin và công tác trần thế. Do đó, chúng ta hiểu rằng A. de Rhodes đã được Giáo hoàng đồng ý và cho phép qua Pháp vận động triều đình đánh chiếm Đại Nam. Một linh mục, giám mục không làm điều gì khác nếu không được giáo hoàng chấp thuận. Như thế, việc vận động một thế lực chính trị ngoài Vatican để xâm chiếm Đại Nam đã có từ 1652 do giáo hoàng chỉ thị cho ông A. de Rhodes (xin xem thêm bài Góp ý với giáo sư Chương Thâu về Linh mục A. de Rhodes và chữ quốc ngữ trong cuốn Ki Tô giáo từ thực chất đến huyền thoại (Văn Hóa Cali xuất bản, Hoa Kỳ, 1996).
b. Gần hơn, cùng thời với Nguyễn Trường Tộ, chúng ta có thêm chi tiết sau đây:
"Bí thư của phái đoàn Pháp ở Trung Hoa, theo lệnh của hoàng đế muốn tập trung tài liệu về các phái bộ Truyền giáo ở Đông Dương, đã tiếp xúc với các đại diện giáo hoàng ở Xiêm, Đại Nam và Campuchia. Căn cứ vào các tin tức do những người này cung cấp, chính phủ Pháp đã quyết định phái Montigny thực hiện sứ mệnh trong vùng này. Nhưng đây là các vận động được hỗ trợ bằng sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám mục Bonnechose ở Rouen và của chính hoàng hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các vận động này do hai người truyền giáo thực hiện: Linh mục Huc, hội viên Hội thánh Lazare, cựu đại diện giáo hoàng ở Trung Hoa, tác giả cuốn Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng cùng nhiều tác phẩm khác về Trung Hoa, và Giám mục Pellerin đại diện giáo hoàng tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ".
Nguyên văn tiếng Pháp:
"En 1855, de Courcy, secrétaire de la légation de France en Chine, sur l'ordre de l'empereur qui voulait réunir des documents sur les missions d'Indochine, s'était mis en rapport avec les vicaires apostoliques de Siam, du Viet Nam et du Cambodge; c'est d'après les renseignements fournis par ceux-ci que le gouvernement francais avait décidé d'envoyer Montigny en mission dans ces régions.
Mai ce sont ldescendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dans ce climat aucun travail, mais adescendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dadescendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dans ce climat aucun travail, mais alors ns ce climat aucun travail, mais alors lors es démarches appuyées par l'intervention de personnages importants comme l'archevêque de Rouen, Mgr de Bonnechose, et par l'impératrice elle-même, qui avait romani convaincre l'empereur, bien qu'il n'eut à ce moment, aucun plan Colonial établi. Ces démarches avaient été entreprises par deux missionnaires: le Père Huc, membre de la Congrégation de Saint Lazare, ancien missionaire apostolique en Chine, auteur du Christianisme en Chine, en Tartarie et au Thibet et d'autre ouvrages sur la Chine, et Mgr Pellerin, vicaire apostolique de la Cochinchine septentrionale (Theo CHT, Sđd, p.p. 65-66).
c. Linh mục Huc và đặc biệt là Giám mục Pellerin vận động ráo riết với triều đình Pháp, ông trình bày với ủy ban thuộc địa, và sau ngày 21/5/1857, ông được vua Napoléon tiếp kiến. Đến tháng 11/1857, ông đi Roma và được Giáo hoàng Pie IX tán thành đường lối của ông. Dưới đây là sử liệu về vấn đề này:
"Đến Pháp vào đầu tháng 5, ngày 16/5 ông trình bày trước Ủy ban và ngày 21/5 trao cho họ một bản trần tình chi tiết trước khi được Napoléon III tiếp kiến. Giám mục đã cho chúng ta thấy vài chỉ dẫn đáng lưu ý về cuộc hội kiến trong một bức thư gởi cho một người truyền giáo tại Tây Tạng: Nhà vua đã tiếp tôi rất niềm nở và còn ban cấp cho tôi nhiều hơn những điều tôi xin. Hoàng thượng hết sức sẵn lòng giúp đỡ các phái bộ và ý ngài muốn rằng các nhà truyền giáo Pháp phải được tự do khắp nơi, cần phải cầu nguyện Thượng đế giữ lại người của Chúa ở lại trên ngôi. Các phái bộ của Ngài ở Cao Ly, Nhật Bản, cũng sắp được tự do nay mai, phải hy vọng điều đó. Nước Pháp sẽ đứng vững tại các xứ đó và rồi sẽ không còn có sự đàn áp nữa.
Louis-Napoléon Bonaparte
Nhưng sự việc hình như cứ kéo dài mãi, giám mục sốt ruột thấy là nên nhắc lại vấn đề với Napoléon III. Xin Chúa thượng, người ta đọc trong thư đề ngày 30/8/1857 của ông, cho phép thần lại nói đến các người mới theo đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các nhà truyền giáo ở nước An Nam, hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh họ còn kinh khủng hơn từ cuộc vận động sau chót của nước Pháp. Nếu bây giờ người ta vẫn không làm gì cho bọn thần cả, e rằng đạo Thiên Chúa bị tận diệt ở tại các vùng hình như sẵn sàng tiếp đón lợi ích của đạo Thiên Chúa và nền văn minh. Thần đến xin Chúa Thượng đừng bỏ rơi bọn thần. Điều bệ hạ làm cho bọn thần sẽ khiến cho ân phúc của Chúa ban xuống cho bệ hạ và triều đại huy hoàng của bệ hạ...
Kế đến tháng 11, Giám mục Pellerin đi Roma, Giáo hoàng Pie IX tán thành các vận động để giúp đỡ cho các phái bộ truyền giáo".
Nguyên văn tiếng Pháp:
"Arrivé en France au début de mai, il fut entendu le 16 mai par la commission et lui remit un mémoire détaillé le 21 mai, avant d'être recu par Napoléon III. L'évêque nous donne quelques indications intéressantes sur cette entrevue dans une de ses lettres à un missionnaire du Thibet: "L'empereurs m'a très bien accueilli et m'a accordé plus même que je n'avais demandé. Sa Majesté est parfaitement disposé pour les Missions, et son intention est que les missionnaires francais soient libres partout; il faut prier Dieu de conserver sur le trône l'homme de la providence. Vos Missions, celles de la Corée, du Japon seront aussi bientôt libres, il faut l'espérer. La France va s'établir solidement dans ces pays, et alors il n'y aura plus de persécution possible"().
Mais l'affaire semblait trainer. L'évêque, impatient, crut devoir rappeler la question à Napoléon III. "Je prie votre Majesté, lit-on dans sa lettre du 30 aout 1857, de me permettre de lui parler encore de nos pauvres néophytes de la Cochinchine et des missionnaires francais qui sont dans le royaume d'Annam; leur sang coule à l'heure qu'il est et leur condition est devenue encore plus horrible depuis la dernière démarche tentée par le France. Si maintenant on ne refait rien pour nous, il est à craindre que le christianisme ne soit anéanti dans ces contrées qui semblent cependant si disposées a recevoir les bienfaits de la religion chrétienne et de la civilisation... Je viens supplier Votre Majesté de ne pas nous abandonner. Ce qu'elle fera pour nous attirer sur Elle et sur son auguste Dynastie les bénédictions de Dieu... ().
Mgr. Pellerin se rendit ensuite à Rome, en Novembre, où le pape Pie IX lui donna son approbation pour les démarches entreprises en faveur des Missions."
Qua một tài liệu khác, chúng ta cũng thấy vai trò quan trọng của Giám mục Pellerin trong việc vận động Pháp xâm lăng nước ta. Và đã được Giáo hoàng La Mã Pie IX chấp thuận:
Lợi dụng lý do truyền giáo, cấm đạo tại Đại Nam, thực dân Pháp qua trung gian Giám mục Pellerin đã đệ trình đề án kế hoạch xâm lược Đại Nam lên Giáo hoàng Pie IX và đã được La Mã chấp thuận (Xem A. Delvaux, Mgr. Pellerin, Nazattreth, Hồng Kông, 1937, tr. 54).
Nguyên văn tiếng Pháp:
"Une des facteurs qui influèrent favorablement sur la mise en campagne de l'expédition de Cochinchine fut l'avis favorable de Pie IX qui avait approuvé pleinement les démarches de Mgr Pellerin lors de son voyage à Rome" (Phần tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, trích trong cuốn Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam, tác giả Nguyễn Sinh Duy, nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996, tr. 17).
Đến đây, có lẽ không ai có thể phủ bác được vai trò của nhiều giáo hoàng La Mã trong việc tán thành và hỗ trợ các vận động để Pháp xâm lăng Việt Nam ngay từ thời Linh mục Alexandre de Rhodes, năm 1652. Thế mà nhà "thông thái" giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ lại viết bản điều trần khuyên triều đình vua Tự Đức qua La Mã vận động giáo hoàng giúp.
Với nhận định và chứng minh bằng những sử liệu chính xác như trên, chúng ta có thể nói rằng, bản điều trần Lục lợi từ của Nguyễn Trường Tộ nên đổi thành Lục hại từ mới đúng!?
Phần tiếp theo kính mời độc giả tìm hiểu một bản điều trần quan trọng khác của Nguyễn Trường Tộ. Đó là di thảo số 27: Tám việc cần làm gấp, được viết ngày 15/11/1867; 56 trang, dài nhất trong số 58 bản điều trần.
"Nguyễn Trường Tộ và Vấn Đề canh Tân", tác giả là Bùi Kha, do nhà Xuất bản Văn học cấp giấy phép, Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học ấn hành, đã được chính thức phổ biến trên toàn quốc, hoặc có thể liên lạc mua tại Trung tâm Nghiên Cứu Quốc Học, 72 Trần Quốc Thảo, P. 8, Quận 3, TP HCM. Phone (84-8) 6 290-7430, fax (84-8) 3 551-0906.
TG & DT: Được sự đồng ý của tác giả, trang nhà sẽ lần lượt đăng nội dung quyển sách vào các kỳ tới. Mời bạn đọc đón đọc.
TG & DT trân trọng kính mời các nhà nghiên cứu, giới sử học, bạn đọc gần xa cùng trao đổi về chủ đề trên một cách chân thực, khoa học để chân dung Nguyễn Trường Tộ sớm được soi rọi khách quan, đúng chân giá trị lịch sử.!