đậu tương đen hữu cơ

Tham luận - Sách - Tài liệu

20:54 08/12/2011

Đối luận với bà Lê Thị Lan & ông Trần Hữu Tá về Nguyễn Trường Tộ (Bùi Kha)

(TG&DT) - Mong bà Lê Thị Lan và ông Trần Hữu Tá lúc viết nên kèm theo sử liệu, không nên tùy hứng ca tụng một người phản dân hại nước. Nhất là vô tình đưa một người có tội lên ngang hàng với các anh hùng dân tộc!

Chiều nay tôi đọc bài “Nhìn lại những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ: Lạc hậu hay đổi mới?”, LêThị Lan trên trang nhà Văn Hóa Nghệ An,và bài thứ hai; Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) – một bi kịch lạc quan”,Trần Hữu Tá, trên mạng boxit.

 

 Đúng ra tôi không nên đối luận với tác giả nầy vì cả hai vẫn đi theo lối mòn xưa cũ; bị thu hút vào những cụm từ canh tân, đổi mới, thực dụng, khai hoang, và trích chỗ nầy một đoạn chỗ khác một câu rồi ghép lại với nhau mà ca tụng, chứ không để ý xem ông Nguyễn Trường Tộ viết như thế với hậu ý gì, và nói như kia, đâu là bằng chứng?    

 

Bà Lê Thị Lan viết về vấn để sử mà không có sử liệu, nên ca tụng rất sai lầm: “đã 22 năm trôi qua kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới. Đó là một thời gian đủ dài để nhìn nhận lại các giá trị và hạn chế của tư tưởng cải cách Nguyễn Trường Tộ trong sự vận động khách quan của lịch sử”.

 

Mời bà Lan và độc giả theo dõi nhiều sử liệu dưới đây. Để cụ thể tôi sẽ trình bày tư tưởng cải cách (nếu có) của Nguyễn Trường Tộ dưới góc nhìn mang tính toán học bằng phương trình 3 chữ T: TT= T1+T2+T3(TT: thành tựu, T1: Tâm, T2: Trí và T3: Tiền (hoặc phương tiện).

 

Một người muốn canh tân hoặc cải cách phải có tình yêu đối với tổ quốc (T1)? Ông có trí tuệ không (T2)? Và hoàn cảnh cũng như phương tiện để vận hành việc canh tân (T3)? .Dưới đây là một số sử liệu:

 

A. T1 (TÂM, Tình yêu tổ quốc): Ông Nguyễn Trường Tộ có những hành động sau đây:

 

1.Phụ gây áp lực để Pháp đánh Huế: Nguyễn Trường Tộ không đi lính để đánh giặc cứu nước, trái lại ông đến Đà Nẳng để đón quân Pháp và cùng làm áp lực để Pháp đánh Huế. Sử liệu:

 

Ngày ‘16/10/1858), tàu Pháp đến đảo Nhãn Sơn, trước cửa Mành Sơn, để đón Giám mục Gauthier và Linh mục Croc, nhưng “hôm qua hai vị đã lấy thuyền Nhà Chung với 8 người đi rồi”. Khi tàu Pháp trở về Trà Sơn, Đà nẵng, thì thấy thuyền Nhà Chung đã ở đó rồi”Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Sài Gòn. Giám mục Gauthier cùng vớiNguyễn Trường Tộ và những người tháp tùng đã đi Hồng Kông trong những điều kiện như thế vào đầu năm 1859, (Trương Bá Cần, “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo”, TP HCM, 1988, tr. 22).

 

2.(Nguyễn Trường Tộ) cọng tác với Pháp để mở rộng vòng chiếm đóng tại Sài gòn. Sử liệu:

 

“…đầu năm 1861 để cùng với Giám mục Gauthier trở về Sài Gòn, theo yêu cầu của Đô đốc Charner viên chỉ huy được giao trách nhiệm gom quân để mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài gòn (TBC, Sđd, tr. 22).

 

3.Lừa dối việc mở trường kỷ thuật. Sử liệu:

 

Phỉnh gạt triều đình việc mở trường kỷ thuật ở huế năm 1868. Khai gian khả năng của 4 thầy giáo mời từ Pháp về. Trong đó có hai Linh mục trình độ mới học hết chủng viện, chứ không có năng khiếu kỷ thuật, một ông gọi là Bác sĩ nhưng bị lảng tai, nghe không rõ làm sao dạy học được. Còn ông Ca Xanh (?) đòi lương quá cao không thể thuê mướn (TBC, sđd, tr.49-50).

 

4. Bày mưumở viện dục anh và trại tế bần để tạo một cuộc tổng nỗi dậy toàn cỏi Việt Nam. Sử liệu (Xem Bùi Kha, Nguyễn Trường Tộ & vấn đề canh tân, nhà XB Văn Học, 30.3.2011, tr.149-155)*.

 

5.Ngày 7.4.1868 viết thư ngăn cản triều đình đi Pháp đòi trả 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ. Sử liệu:

 

Tình hình Âu châu lúc này rất bất lợi, không cho phép Pháp tiến hành một cuộc chiến tranh mới. Đô đốc La Grandière nhận được lệnh phải từ bỏ mọi dự định chiếm đóng 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ...

 

Chính phủ Pháp phản đối mọi biện pháp vũ lực có thể làm nước Pháp lâm vào một cuộc chiến lâu dài với Triều đình Huế. Nhưng Đô đốc La Grandière trông đợi ở sự thành công của hành động của ông để đặt chính phủ Pháp trước một sự việc đã rồi. Tân Bộ Trưởng Hàng Hải, Rigault de Genouilly, luôn luôn khuyến cáo La Grandière phải tránh tất cả những gì có thể làm cho Triều đình Huế lo ngại. Ngày 10/6/1867, ông còn viết cho La Grandière là: Mặc dầu tình trạng (chính trị Âu châu) bớt căng thẳng hơn, nhưng cho tới khi có lệnh mới, ông đừng nghĩ tới chuyện biểu dương lực lượng đối với 3 tỉnh. Cho nên, phản ứng đầu tiên của Rigault de Genouilly khi được tin quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là bất mãn đối với La Grandière... Điều quan trọng đối với ông (La Grandière, BK) là làm sao khiến triều đình Huế chấp nhận sự việc đã xảy ra (đã chiếm 3 tỉnh miền Tây, BK); ngày 30/ 6/1867, ông gởi thư cho vua Tự Đức để đề nghị thương lượng, nhưng vua Tự Đức bằng một văn thư lời lẽ cứng rắn, trách cứ La Grandière đã lạm dụng sức mạnh mà xâm phạm quyền lợi của chính phủ Việt Nam... Nhà vua còn tỏ ý là sẽ phái sứ giả sang Paris để thương lượng thẳng với chính phủ Pháp” (Nguyễn Thế Anh, “Việt Nam thời Pháp đô hộ”. Lữa thiêng Xb, Sài gòn, tr. 54, 58-60).

 

Vua Tự Đức nhất quyết không chịu thương thuyết với La Grandière. Nếu phái đoàn Việt Nam đi Pháp thì La Grandière có thể bị thượng cấp khiển trách hoặc bãi nhiệm và Việt Nam có thể đã lấy lại được 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Sự cố này dĩ nhiên là ông đô đốc, các ông giáo sĩ, những kẻ Việt gian, trong đó có Nguyễn Trường Tộ, không muốn! Đó mới là lý do để ông viết thư khuyên triều đình “Bãi bỏ việc cử sứ bộ đi Pháp” vào năm 1868.

  

6. Khăng khít với một tên tình báo: Bà Lê Thị Lan và ông Trần Hữu Tá có thể vẫn chưa biết ông Nguyễn Trường Tộ giao du chặt chẽ với một Giám mục tình báo Pháp đến gần 20 năm. Trong bài, ông Trần Hữu Tá mừng rỡ ca tụng“Do những mối quan hệ tốt đẹp tình cờ, ông được giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp và các môn khoa học phổ thông”. Ông Tá hiểu nhầm quá lớn!

 

Mời độc giả xem SÁU sử liệu mật dưới đây về ông Giám mục tình báo này:

 

Sau khi hiệp ước 1862 ký giữa Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha, Triều đình vua Tự Đức kiếm cách chuộc lại 3 tỉnh đã mất. Trong chiều hướng này, một người Ki Tô cuồng nhiệt là Trung Tá hải quân Aubaret vận động, được bộ ngoại giao Pháp và vua Napoléon III đồng ý. Vì thế, một hiệp ước mới (thế hiệp ước cũ 1862) được bộ ngoại giao và bộ hải quân soạn thảo theo quan điểm của vua Napoléon III, và được ký tại Huế ngày 15/01/1864.

 

Theo hiệp ước nầy, 3 tỉnh bị chiếm trong năm 1862 được trả lại cho Việt Nam, ngoại trừ thành phố Sài Gòn, Mỹ Tho, Vũng Tàu và Côn Đảo. Để đổi lại việc trả 3 tỉnh này, Pháp có quyền bảo hộ 6 tỉnh Nam bộ, 3 hải cảng Đà nẵng, Ba Lạt và Quảng Nam...

 

Aubaret chủ trương chiếm Nam Kỳ bằng con đường tôn giáo và thương mại, chứ không phải Aubaret có lòng tốt gì đối với dân Việt Nam đâu (CHT. Sđd, tr. 174-175). Trong triều đình Pháp chia làm hai phe, phe ủng hộ và phe chống. Phe chống khuyên vua đừng phê chuẩn hiệp ước.

 

6.1. Gauthier theo phe Aubaret:

 

Về phía các nhà truyền giáo cũng chia làm 2 phe, phe chống, phe bênh. Phe ủng hộ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier. Thư của Giám mục Lefèbre viết cho Linh mục Pernot, cho chúng ta thấy điều đó:

 

Hiệp ước Aubaret bị dìm, đó không phải là điều rủi ro. Chỉ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier là tán đồng hiệp ước, nhưng đứng trên quan điểm chính trị thực sự và quyền lợi của hội truyền giáo chúng ta, việc trả lại 3 tỉnh để lấy tiền thật là một sự ngu ngốc kỳ lạ. Vấn đề bây giờ là phải lấy luôn 3 tỉnh phía Nam: Đó là ý đồ của chính phủ và của toàn thể Bộ Tham mưu chúng ta, nhưng cần phải có một nguyên cớ nghe được, vì cần phải có tôn trọng công lý và tôi không biết từ khi hiệp ước được ký kết với Bonard, người An Nam có cố tình phá vỡ hiệp ước hay không; vì không có gì rõ ràng là Triều đình Huế không tôn trọng, dù có nhiều vi phạm ở địa phương mà họ có thể quy trách nhiệm cho dân chúng và quan lại, là những người, dĩ nhiên, không mấy sẵn sàng chấp nhận bất cứ hiệp ước nào với nước ngoài, nhất là ở Bắc Kỳ. Chắc Cha đã gặp Giám mục Sohier, người theo phe Aubaret, nhưng bất đồng ý kiến với tôi. Ông Aubaret đã trở lại Xiêm, hết sức xấu hổ về việc thất bại ngoại giao của ông, sự thất bại tôi đã cho ông thấy trước, khi ông ghé Sài Gòn”.

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

“Le traité Aubaret est enfoncé et ce n'est pas un malheur. Il n'y avait que Mgr. Sohier et Mgr. Gauthier qui en paraissaient partisans, mais au vrai point de vue politique et dans les intérêts de notre Mission, la reddition des trois provinces pour de l'argent était une absurdité révoltante... Il s'agit maintenant de prendre les trois autres provinces méridionales: c'est l'intention du gouvernement et de tout notre État-Major, mais il faudrait pour cela une raison plausible, car il faut bien observer la justice et ne sais si, depuis le traité conclu avec M. Bonard, les Annamites ont donné lieu obstensiblement à une rupture du traité; car il n'est pas évident que la Cour de Huế n'en ait pas observé les conditions, malgré beaucoup d'infractions locales, qu'elle peut rejecter sur les populations et les mandarins, naturellement peu disposés à accepter aucun traité avec une puissance étrangère, surtout au Tonkin. Vous avez du voir Mgr. Sohier, qui s'est fait aussi le partisan de M. Aubaret, mais dans un autre ordre d'idées que moi. M. Aubaret est retourné à Siam, tout confus de son échec diplomatique, que je lui avais fait entrevois lors de son passage à Saigòn”.

 

(Lettre de Mgr. Lefèbre au Père Pernot, datée du 27/9/1864, citée par Taboulet, Bulletin de la Société des Études Indochinoise 1943, tom XVIII, N" 4, 4ème trimestre. Mgr. Sohier et Mgr. Gauthier sont respectivement évêque de Huế et évêque du Tonkin méridionnal (CHT, Sđd, p. 181).



Giám Mục Jean Denis
Gauthier


6.2. Gauthier được mời họp mật:

 

Năm 1872, tàu Bouragne chở Trung tá Hải quân Senez ra Bắc để dò xét tin tức cho một cuộc chiếm cứ vùng nầy. Trong thư báo cáo của Hạm trưởng Senez gửi cho Đô đốc Dupré chúng ta thấy có mời Giám mục Gauthier họp mật với vị Sĩ quan Senez này:

 

 “... Vừa lên bờ, tôi gởi ngay thư cấp tốc cho Giám mục Gauthier cách đó lối mười cây số và hẹn gặp ở trong làng. Chúng tôi sống suốt ngày giữa đám dân Công giáo, họ rất niềm nở với chúng tôi... Lúc 4 giờ, chúng tôi thấy một nhà truyền giáo, Cha Frichot đến nói chuyện với chúng tôi vì Giám mục đi vắng. Cha xác nhận lại những gì mà chúng tôi biết lúc sáng do sự tiết lộ của những phái viên: Loạn lạc ngày càng bành trướng, từ các tỉnh Lạng sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang lan đến Sơn Tây, Bắc Ninh, Quảng Yên, Hải Dương và những người khởi nghĩa làm loạn, trộm cướp, đã làm những điều cực kỳ táo bạo”…

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

“... Aussitôt débarqué, j'envoyai un exprès à Mgr. Gauthier qui habite à 10 ou 12 km et donnai rendez-vous au village. Nous passâmes la journée au milieu de cette population chrétienne qui fut très gracieuse envers nous... Vers 4 heures nous vimes arriver un missionnaire, le père Fricot qui en l'absence de Monseigneur venait causer avec nous. Il confirme ce que nous avions déjà appris le matin par l'indiscrétion des envoyés du Département: c'est que l'insurrection s'étendait de plus en plus et que des provinces de Lạng Sơn, Cao Bang, Thai Nguyen, Tuyen Quang, elle avait gagné celles de Sơn Tay, Bac Ninh, Quang Yen, Hai Dương et que les insurgés, rebelles ou pirates commettaient les plus grande atrocitées” (Rapport sur le voyage du Bourayne de Saigon au Nord du Tonquin, par le Commandant Senez, 16/2/1872, Archives du ministère de la Marine, BB4. 964 CHT, Sđd, pp. 242-243).

 

6.3. Giám mục Gauthier viết:Triều đình Huế chỉ nghe tiếng nói của đại bác mà thôi”.

 

Trong thư đề ngày 12/02/1873 và ngày 19/02/1873 gửi cho Đô đốc Dupré, Giám mục Gauthier viết:

 

Cuộc chiến này làm hao mòn tài chánh và giết hại những tinh hoa của dân tộc (dĩ nhiên là dân tộc Pháp, BK). Giám mục Gauthier viết như vậy và còn than phiền về những việc sách nhiễu con chiên. Theo tôi, (Giám mục Gauthier) khi nói đến Triều đình Huế và quan lại. Các người đó chỉ có nghe theo tiếng nói của đại bác, còn thì điếc hẳn không nghe gì khác”. Nguyên văn tiếng Pháp:

 

“… Cette guerre ruine les finances et décime l'élite de la population, écrivait Mgr. Gauthier qui se plaignait en outre des vexations dont ses chrétiens étaient victimes. Il compte pour mois, poursuivait l'évêque, en parlant de la cour de Huế et de ses madarins - que ces gens n'entendront jamais que la voix du canon et resteront sourds à tout le reste” (Mgr. Gauthier à Dupré, 12/02/1873, et 19/02/1873, CHT, Sđd, p. 250).

 

6.4. Gauthier muốn có một chính phủKi Tô tại Bắc Kỳ

 

 Bằng những sự phóng đại đó, các kẻ truyền đạo cố lôi cuốn các viên chỉ huy quân sự Pháp vào các cuộc chinh chiến và họ tin rằng một khi sự xung đột tái diễn thì nhất định Pháp sẽ mắc kẹt trong guồng máy chiến tranh.

 

Tôi tin rằng, Giám mục Gauthier và Giám mục Puginier, nhất là ông thứ nhì, không chịu nổi ý kiến một giải pháp hòa bình cho vấn đề: Giải pháp nầy sẽ phá tan hy vọng của họ mong muốn thấy một chính phủ riêng biệt, chính phủ nầy có lẽ sẽ là một chính phủ Công giáo. Các tín đồ Công giáo lại càng phóng đại hơn nữa các ý tưởng đó và xúi giục các linh mục, các người chăn dẫn họ để đưa đến một sự đổ vỡ mới giữa hai chính phủ... Suốt ngày, chúng tôi nhận tới tấp các báo cáo và các lời yêu cầu đem quân chinh phạt các tỉnh đó”.

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

“Par ces exagérations, les missionnaires s'efforcaient d'entrainer les chefs militaires francais dans des expéditions, convaincus qu'une fois que les hostilités recommencaient, les Francais seraient fatalement pris dans l'engrenage de la guerre.

 

“Mrg. Gauthier et Mgr Puginier, celui-ci surtout, je le crois, ne peureusement supporter l'idée d'une solution pacifique de la question: cette solution est la ruine des espérances qu'ils nourrissaient de voir créer au Tonkin un gouvernement particulier, lequel serait un gouvernement catholique. Les chrétiens exagèrent encore ces idées et poussent leurs prêtres et leurs pasteurs pour amener une nouvelle rupture entre les deux gouvernements... Toute la journée, nous recevons rapports sur rapports et demandes d'expédition dans ces provinces” (Philastre à Dupré, dépêche du 15/01/1874 précitée. CHT, Sđd, p. 306).

 

6. 5.Tại sao giám mục Gauthier muốn có một chính phủ Ki Tô tại Bắc Kỳ?

 

Trả lời: Sẽ dễ dàng biến người Bắc Kỳ trở thành Công giáo hoàn toàn. Có ích gì? Giám mục Puginier trả lời thế cho chúng ta:

 

Tôi xác nhận rằng, khi nào Bắc Kỳ trở thành Công giáo, thì nó cũng trở thành một nước Pháp nhỏ, hoàn toàn giống như các đảo Philippines đã thành một nước Tây Ban Nha nhỏ… Giám mục Puginier viết tiếp:

 

Nếu chính phủ hiểu rõ quyền lợi thực sự của nước Pháp mà ủng hộ chúng tôi một cách thật sự dù che đậy đôi chút để tránh đụng chạm dư luận, tôi quả quyết rằng, trong sứ mệnh của tôi, mỗi năm chúng ta có thể thu về cho nước Pháp khoảng 20.000 người bạn bằng cách cải đạo, chắc chắn tỉ lệ này sẽ gia tăng hằng năm, và có đủ lý do mạnh để hy vọng rằng, sau 30 năm, gần hết xứ Bắc Kỳ đều trở thành Công giáo, nghĩa là trở thành người Pháp hết”.

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

 “J'affirme que du moment où le Tonkin deviendra chrétien, il deviendra aussi la petite France de l'Extrême-Orient, absolument comme les iles Philippines sont une petite Espagne...

 

… Si le gouvernement comprenant les intérêts de la France, à leur vrai point de vue, nous favorisait d'une facon réelle quoique un peu voilée pour éviter de choquer l'opinion, j'affirme que dans ma mission nous pourrions, chaque année, gagner à la France environ vingt mille amis en les faisant chrétiens sans la moindre pression. Cette proportion irait certainement en augmentant tous les ans, et il y a fortes raisons d'espérer que d'ici à trente ans, à peu près tout le Tonkin serait chrétien, c'est-à- dire Francais” (Lettre de Mgr. Puginier au ministre de la Marine et des Colonies, 6-5-1887. Archives du ministère de la F.O.M., AOO (30) ou N.F.541, CHT, Sđd, pp. 421-422).

 


6.6.
Giám mục Gauthier, người cuồng nhiệt hạng nhì: Tất cả các giám mục, linh mục Pháp đều là những tên thực dân cuồng nhiệt. Trong số đó, Giám mục Puginierđược xếp hạng nhất, Giám mục Gauthier, thầy của Nguyễn Trường Tộ đứng hạng nhì.

 

Giám mục Puginier


Biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ sau khi đã đổi đạo dân Bắc, chủ trương này cũng được Đô đốc Dupré chỉ trích là quá nguy hiểm. Trong thư gửi cho Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa ngày 30/12/1874 cho chúng ta thấy điều đó:

 

Dupré viết: “Những lần tôi nói chuyện với Giám mục Puginier. Trước khi ông rời Sài Gòn, lòng tôi vẫn không thay đổi: Vì thế, tôi vẫn giữ nguyên các nhận xét mà tôi đã trình bày với ngài, dù vị Giám mục này đã khổ công khuyến cáo rằng, hãy bỏ cái chính nghĩa đã tạo cho dân chúng (An Nam) có cảm tình với nước Pháp và theo con đường mà ông Garnier, một anh hùng bị kết án, đã vạch sẵn, nhưng người ta đã không biết những khó khăn của tình thế, do viên sĩ quan khốn nạn này để lại mà chúng ta phải gánh chịu”.

 

Giám mục Gauthier cũng thuyết phục, nhưng Dupré cũng không thay đổi ý kiến:  Chắc chắn tôi sẽ không làm vừa lòng hoàn toàn Giám mục Gauthier được, ông ta quá hăng say và trong nhiều trường hợp tôi nhận thấy thật sự quá nguy hiểm nếu nhắm mắt nghe lời của ông giám mục này”.

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

Mgr. Puginier avait beau venir en personne à Saigon pour discuter directement avec Dupré, celui-ci restait ferme dans sa position de non-ingérence dans les affaires intérieures du Tonkin.

 

“Les conversations que j'ai eues avec ce prélat avant son départ de Saigon, écrivait Dupré à son ministre, n'ont pas modifié ma conviction: Je maintiens donc les observations que je me suis permis de vous présenter, quelque pénible qu'il soit de conseiller l'abandon d'une cause qui éveille en France nombreuses sympathies, et l'adoption d'une ligne de conduite que condamneront ceux pour lesquels M. Garnier est un héros, et qui ignorent les difficultés la situation que nous a léguée ce malheureux officier” (Dupré au ministre de la Marine et des Colonies, 30/12/1874, Archives ministère de la F.O.M. A 30 (25) carton 13. CHT. Sđd, p. 366).

 

Mgr. Gauthier ne pouvait non plus changer les idées de Dupré: “Il me sera certainement impossible de donner une entière satisfaction à Mgr. Gauthier; son ardeur est extrême, et en maintes circonstances, j'ai pu reconnaitre combien il serait dangereux d'accepter sans réserves les appréciations de ce prélat” (Dupré au ministre de la Marine et des Colonies, 26/7/1876, Archives du ministère de la F.O.M. A 30 (26) carton 14. CHT, Sđd, p. 367).

 

Qua sáu dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể quả quyết rằng, “Cho tôi biết bạn thường thân cận với ai, tô isẽ bảo bạn thuộc lọai người nào”(Dis-moi qui tu fréquentes, je te dirai qui tu es). Nguyễn Trường Tộ và Giám mục Gauthier là hai người Pháp tay trong. Đưa ra miếng mồi canh tân, đổi mới, thực dụng để dễ che đậy âm mưu dối gạt triều đình và làm lợi cho Pháp. Mời bà Lê Thị Lan và ông Trần Hữu Tá tiếp tục nhận diện ông Nguyễn Trường Tộ:

 

B. T2 (TRÍ, Trí tuệ; kiến thức). Một người ít trí tuệ, nghèo kiến thức thì khó làm gì nên nổi.

 

Ông Nguyễn Trường Tộ tự khoe về kiến thức của mình như sau:

 

Về việc học không môn nào tôi không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào tôi không khảo cứu, nhất là để nghiên cứu về sự thế dọc ngang, tan hợp trong thiên hạ(Di thảo số 3, Bài trần tình, TBC, tr. 120).

 

Tự khoe kiến thức như thế, và một số người vì cảm tình nào đó ca tụng ông là “Trạng Tộ”. Nếu thông minh cở ấy, tại sao ông thân cận với một tên tình báo người Pháp, cao cấp (Gauthier) đến gần 20 năm mà không biết? Nếu biết mà không tố cáo thì Nguyễn Trường Tộ yêu nước nào mà lạ đến thế?

 

Việc Tây học của Nguyễn Trường Tộ có thể biết được như sau:

 

 Nguyễn Trường Tộ học rộng nhưng viết và nói tiếng Pháp không thạo lắm, vì ông không chuyên học chữ Pháp ở Pê Năng (Trường huấn luyện thông ngôn ở Mã Lai, BK) như các ông Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Hoằng. Bởi thế, ông không khi nào làm thông ngôn. Mà khi giúp việc cho súy phủ thì chỉ làm việc từ hàn (Lettré) cũng như Tôn Thọ Tường. Mỗi khi Triều đình cần dùng người thông ngôn thì Nguyễn Trường Tộ cứ giới thiệu Nguyễn Hoằng (Linh mục Hoằng) chứ tự mình không khi nào đương việc ấy” [Đào Duy Anh, trong bài Nguyễn Trường Tộ học ở đâu, tạp chí Tri Tân, số 7 năm 1941, trang 167].

 

Qua đoạn văn nầy chúng ta cũng biết thêm, học giả Đào Duy Anh sắp Nguyễn Trường Tộ cùng loại với ông Việt gian Tôn Thọ Tường.

 

Nếu quả thực có kiến thức xuất chúng như một số người ca tụng, nhưng ông ta không dùng kiến thức của mình để giúp dân cứu nước trái lại giúp cho quân thực dân Pháp để cứu nguy tình hình vô cùng thảm não của chúng. Sau đây là hai trong số nhiều bằng chứng:

 

Bà Lê Thị Lan tiếp tục ca tụng “chủ trương „đổi đất lấy hoà bình“của Nguyễn Trường Tộ nhằm tận dụng cơ hội canh tân đất nước là có cơ sở”.Mời độc giả và bà Lan xem sử liệu dưới đây để biết “HÒA” của Nguyễn Trường Tộ nhằm mục đích gì và có cơ sở chỗ nào?

 

Trong Thiên hạ đại thế luận và một số bài chiêu dụ khác, Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đình và quan dân Việt Nam nên hòa, nên hợp tác với Pháp, nên cho lính nghĩ ngơi để Pháp giữ bờ cỏi cho mình. Trong lúc tình hình quân Pháp thê thảm như sau:

 

Bản báo cáo của tướng Bonard đề ngày 18/12/1862 cho thấy:

 

Các tàu tôi hiện có, trừ hai chiếc Forbin và Cosmao, đều không thể ra khơi... Đoàn quân viễn chinh bị bệnh tật, chết chóc, sự giảm quân làm cho yếu kém, đang bị sử dụng quá sức: Tôi hoàn toàn bị tê liệt về các phương tiện hành động; tàu bè thì thiếu và bị hư... Tình trạng thảm hại đó nếu không sửa chữa sẽ đưa thẳng chúng ta đến một tai họa không xa! Tôi thấy có bổn phận phải báo cho ngài biết... Thật là đau đớn, sau bao cố gắng quá sức con người mà tôi đã làm từ 15 tháng nay, bây giờ thì mọi thứ đều phải xem xét lại, do sự bỏ rơi các vấn đề của Nam Kỳ... các cuộc khởi nghĩa đồng loạt nổi lên khắp nơi... Tôi bị đẩy vào thế tự vệ, không có phương tiện để lập một đoàn quân chỉ 200 người... Tôi yêu cầu Đô đốc Jaurès gởi ngay cho một số viện quân. Nếu lực lượng tăng viện đến ngay, tôi có thể làm chủ được tình hình, nếu không thì đành bất lực (Thư khố Bộ Ngoại giao châu Á, kỷ yếu và tài liệu, tập 28, tr. 221-224. Dẫn theo CHT, tr. 170).

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

“Les vieux bâtiments dont je dispose sont, à l'exception du Forbin et du Cosmao, incapables de prendre la mer... Le personnel du corps expéditionnaire affaibli par les maladies, les morts et les congédiements, est surmené: Je suis complètement paralysé dans mes moyens d'action; mes navires sont insuffisants et en trop mauvais état... Cet état déplorable, si l'on n'y porte un prompt remède, nous mène droit à une catastrophe qu'il est de mon devoir de signaler à Votre Excellence comme imminente... Il est pénible, après les efforts surhumains que je fais depuis 15 mois, de voir tout remis en question, par suite de l'abandon dans lequel sont laissées les affaires de Cochinchine... L'insurrection a éclaté partout à la fois... Je suis réduit à la défensive, n'ayant pas les moyens de former une colonne de 200 hommes... Je demande à l'amiral Jaurès instamment de m'envoyer quelques renforts. Si ces renforts arrivent promptement, je pourrai me rendre maitre de la position, si non, non” (Dépêche du 10, 12, 1862, Archives du Ministère des Affaires Étrangères Asie, Mémoires et Documents, vol. 28, fol. 221-224).[Có thể xem thêm nhiều thí dụ trong: Bùi Kha, Nguyễn Trương Tộ & vấn đề canh tân, Nhà xb Văn học, 30.3.2011, tr.50-59].

 

Trước tình hình nguy ngập ấy, ngày 8-4-1859 một chỉ thị khác của Bộ Hải  Quân và Thuộc Địa gởi cho Đô đốc R. de Genouilly như sau:

 

“…Vì thế Hoàng Thượng tin cậy ở kinh nghiệm và sự sáng suốt của Ông trong mọi quyết định, với lực lượng dưới quyền Ông điều khiển, có nên theo đuổi việc thiết lập nền bảo hộ trên Vương quốc An Nam không; hay chỉ nên cưỡng bức Chính phủ họ, nhờ vào việc chiếm đóng Đà nẵng và nhiều cứ điểm khác mà Ông đã chiếm hay sẽ chiếm được. Cùng với việc phong tỏa một hay nhiều cảng ở Nam Kỳ để đi đến sự ký kết một hiệp ước trên nền tảng kế hoạch 25-11-1857; hay cuối cùng là chúng ta đành bỏ các vị trí mà chúng ta chiếm đóng và từ bỏ hẳn mọi mưu toan rõ ràng ngoài tầm các phương tiện hoạt động mà Ông có[1][1].

 

[1][1][“Sa Majesté s'en rapporte donc à votre expérience et à votre sagacité pour décider si avec les forces placées sous votre commandement, il convient de poursuivre l'établissement de notre protectorat sur l'Empire annamite; s'il est préférable de se borner à peser sur son gouvernement par l'occupation de Tourane et de tels autres points dont vous avez pu ou vous emparer, ainsi que par le blocus d'un ou de plusieurs ports de Cochinchine, pour arriver à conclure un traité sur les bases du projet du 25 Novembre 1857; ou enfin s'il faut nous résigner à abandonner les positions que nous occupons et à renoncer complètement à une entreprise, décidément hors de proportion avec les moyens d'action dont vous disposer”. (Instruction du Ministre de la Marine et des Colonies 8-4-1859, Archives Nationales, Fonds Marine, BB4 1045)].

 

Nếu ông Nguyễn Trường Tộ, quả tình, không biết tình hình nguy ngập của quân Pháp thì ông là « Trạng Tộ » như thế nào, cân im lặng. Cố vấn kiểu nầy cần xét xử hay nên ca tụng ?

 

Về chỉnh trang võ bị, ông không có một sáng kiến nào mà chỉ cóp nhặt trong cuốn Tôn Ngô Binh Pháp lại còn không đề xuất xứ. Sử liệu:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

 

Tám điều cần phải làm gấp của Nguyễn Trường Tộ. Điều thứ nhất: “Xin gấp rút việc sửa đổi võ bị”.

 

Đọc cuốn Tôn Ngô binh pháp, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ lấy ý trong cuốn sách này. Đã vậy, ý của ông so ra còn kém xa, sau đây là một số dẫn chứng.

 

a.Nguyễn Trường Tộ viết: “Cái khó của môn học này là người học võ học các sách binh thư đồ trận. Học sách xong phải thể nghiệm tập tành. Học cái gì tập luyện cái đó. Óc sáng suốt, cái nhìn nhanh như thần mới nắm được cốt cách mau lẹ...”.

 

Tôn Ngô binh pháp:

 

Việc binh, lấy trá mà thành. Lấy lợi mà động. Lấy hợp tan làm biến hóa. Nhanh như gió. Thong thả như rừng. Lấn cướp như lửa. Bất động như núi. Khó biết như mây (Tôn Ngô binh pháp, Ngô Văn Triện dịch, tr. 121-122).

 

b. Nguyễn Trường Tộ:

 

Kẻ học võ học các phép động tĩnh đánh đấm đúng chân truyền mới không sai khi ứng dụng...”.

 

Tôn Ngô binh pháp:

 

Tính giỏi thì biết cái thế đắc thất. Tác động để biết cái động tĩnh. Nghiên cứu địa hình để biết sống chết. So đọ để biết chỗ thiếu thừa” (TNBP, tr. 108-109).

 

c. Nguyễn Trường Tộ:

 

Kẻ học võ đối với những nơi hiểm yếu có tính cách sinh tử, những hình thể có tính cách quyết định thắng bại, phải giả tạo hiện địa, lập trận đồ đích thân luyện tập (Binh pháp phương Tây như thế) mới thể nhận được rõ ràng…”.

 

Tôn Ngô binh pháp:

 

Ứng biến về địa thế: “Tránh chỗ bằng, đón chỗ nghẽn, lấy một đánh mười đâu bằng chỗ nghẽn, lấy mười đánh trăm đâu bằng chỗ hiểm, lấy trăm đánh nghìn đâu bằng chỗ ngẵng” (TNBP, tr. 281).

 

d. Nguyễn Trường Tộ:

 

Kẻ học võ quan sát đồn bót xem mặt nào có thể đánh được giữ được, hướng nào có thể ra được vào được, phải chính mắt xem xét rõ ràng hình thế địa lý và ghi nhớ trong lòng (Võ quan phương Tây như thế).

 

Tôn Ngô binh pháp:

 

Người giỏi đánh quân địch không biết đâu mà giữ, người giỏi giữ quân địch không biết đâu mà đánh” (TNBP, tr. 89).

 

e. Nguyễn Trường Tộ:

 

Con nhà võ khi ra trận tên đạn trước mặt, gươm giáo sau lưng, tiến lên thì chết vào tay giặc, thoái lui thì luật nước không cho. Lệnh xuất quân đã ban thì quên nhà, trống thúc quân đã giục thì quên mình...”.

 

Tôn Ngô binh pháp:

 

Ra đến cửa như thấy quân địch, khi lâm trận không nghĩ đến sự sống, phá được quân địch mới tính chuyện ra về(TNBP, tr. 278).

 

g. Nguyễn Trường Tộ:

 

Con nhà võ biết bắc cầu đắp đường, dựng đồn lập lũy. Công việc của họ làm thiên biến vạn hóa. Nương theo địch mà tìm cách thắng địch, tùy theo địa thế mà lập cách phục binh, xuất quỷ nhập thần không theo một phương thức sẵn có hay một khuôn khổ nhất định. Cho nên, cái kỳ diệu của nhà binh không thể báo trước được”.

 

Tôn Ngô binh pháp: “Việc dụng binh hễ được thế thì mạnh mất thế thì yếu. Mạnh thì hăm hở, yếu thì rụt rè” (TNBP, tr. 89). Dọa phía Đông, đánh phía Tây, nhử phía trước đánh úp đằng sau, biến hóa khôn cùng” (TNBP, tr. 98).Tiến mà họ không chống được bởi ta xông vào chỗ thực, lui mà họ không đuổi kịp vì ta nhanh chóng mà họ không thể theo” (TNBP, tr. 100).

 

Tránhlúc địch hung hăng, đánh úp lúc chúng trễ biếng. Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi nhọc, lấy no đợi đói” (TNBP, tr. 128-129). “Mồi nhử chớ ăn, giặc cùng chớ bách” (tr. 133-134).

 

 

Sáu đoạn so sánh trên có lẽ đã cho chúng ta biết ý kiến về võ bị của Nguyễn Trường Tộ phát xuất từ đâu.

 

C. T3 (Tiền hoặc phương tiện)

 

Một số người gán nhầm cho Nguyễn Trường Tộ rằng ông ta có chương trình và kế sách canh tân. Dưới đây chúng ta sẽ nêu vài điểm để làm cơ sở lý luận và xác minh:

 

- Muốn canh tân, quốc gia phải có chủ quyền. Nhưng Nguyễn Trường Tộ đã viết bài khuyên triều đình cho lính nghĩ ngơi để Pháp giử bờ cỏi cho mình (Thiên hạ đại thế luận, TBC, tr.107). Ngay cả không có lính hoặc cảnh sát, công an giữ an ninh trật tự thì có canh tân được không, giả thiết ông có chương trình canh tân?

 

Nhân sự để canh tân: Trong bài chiêu dụ “Dùng giám mục linh mục vào việc canh tân” (TBC. Tr. 188) Nguyễn Trường Tộ đề nghị bốn linh mục là các ông Nguyễn Huấn, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Nguyễn Lâu.Sơ lược về các linh mục và giám mục mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị vào việc canh tân. Chúng ta có các chi tiết sau đây:

 

* Theo bài viết Nguyễn Trường Tộ học ở đâu, học giả Đào Duy Anh đã dẫn ở trên, chúng ta được biết: Nguyễn Trường Tộ và Linh mục Nguyễn Hoằng như sau:

 

 Nguyễn Trường Tộ học rộng nhưng viết và nói tiếng…như các ông Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Hoằng. Bởi thế, ông không khi nào làm thông ngôn. Mà khi giúp việc cho súy phủ thì chỉ làm việc từ hàn (Lettré) cũng như Tôn Thọ Tường. Mỗi khi Triều đình cần dùng người thông ngôn thì Nguyễn Trường Tộ cứ giới thiệu Nguyễn Hoằng (Linh mục Hoằng) chứ tự mình không khi nào đương việc ấy”.

 

* Về những người làm thông ngôn như Nguyễn Hoằng, những viên thư ký, như Nguyễn Trường Tộ, nhà sử học Cultru đánh giá họ như thế nào? Tôi chỉ tóm lược:

 

Đề đốc Rieunier nói: “Chúng tôi chỉ có những giáo dân và bọn du thủ du thực”.”

 

Đại tá Bernard cũng khinh miệt: “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét, hoặc vì tội phạm xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ ham sống sợ chết, họ hoàn toàn hờ hững với cuộc đấu tranh của dân tộc họ, phụng sự bất cứ những ông chủ nào...”.

 

Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chánh cần thiết cho địa phương hoặc những người giúp việc gia đình: Làm đầy tớ, khuân vác, chạy giấy, và có những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của hội Truyền giáo, chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà quân đội thực dân mới đổ bộ lên làm quen với người Việt Nam”.

 

Qua sử liệu vừa trích dẫn trên cho thấy chính đề đốc và đại tá người Pháp cũng đánh giá những người thông ngôn, phiên dịch, ghi chép là những kẻ khốn nạn... “Lưng mềm, dễ uốn, ham sống, sợ chết, phụng sự bất cứ những ông chủ nào…”.

 

* Còn Giám mục Gauthier, thầy của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều là một tên gián điệp mà tôi đã đưa ra sáu dẫn chứng ở phần trước. Sau đây là một số dẫn chứng khác

 

* Theo sự tích ông Nguyễn Trường Tộ, thì năm 1858, Giám mục Gauthier có đem theo vào Đà Nẵng cụ Khang, cụ Điều (người An Phú), cụ Huấn (người Trung Hậu), khi ấy cả ba ông chưa thụ chức thầy cả(TBC, Sđd, phần chú thích, tr. 190).

 

Sau này chúng ta chỉ thấy Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Joannes Vị cùng đi Pháp với Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ (1867-1868) (TBC, Sđd, tr. 90).

 

* Gauthier dẫn mấy ông này vào để đón giặc Pháp đánh Đà nẵng năm 1858 mà chúng ta được biết rõ thêm như sau:

 

 Theo lời khai của một lang y (người thôn Thuận An, tổng Thanh Vân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tên Trần Vinh bị tàu Pháp bắt đem đi rồi sau trốn thoát được, kể lại thì ngày 10 tháng 9 (tức 16/10/1858), tàu Pháp (trên đó có Trần Vinh) đến đảo Nhãn Sơn, trước cửa Mành Sơn, để đón “Đức Thầy Huy và Cố Lý” (tức Giám mục Gauthier và Linh mục Croc, cũng có tên là Hậu và Hòa) nhưng “hôm qua hai vị đã lấy thuyền Nhà Chung với 8 người đi rồi”. Khi tàu Pháp trở về Trà Sơn, Đà nẵng, thì thấy thuyền Nhà Chung đã ở đó rồi” (xem Châu bản Triều Nguyễn CBR 22/47). Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Sài Gòn. Do đó, trước khi đem quân vào Sài Gòn, Đô đốc Rigault de Genouilly đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hồng Kông. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tộ và những người tháp tùng đã đi Hồng Kông trong những điều kiện như thế vào đầu năm 1859” (TBC, Sđd, tr. 22).

 

Qua đoạn văn trên mà tôi đã trích lại của Linh mục Trương Bá Cần, Tiến sĩ Sử học Pháp, chúng ta thấy Giám mục Gauthier, Giám mục Croc, Linh mục Nguyễn Hoằng, Linh mục Nguyễn Điều và Nguyễn Trường Tộ... tổng cộng là 8 người đã có mặt tại Đà nẵng để chào mừng quân viễn chinh xâm lăng Pháp chứ không thể có hành động nào khác như đi truyền đạo hay du lịch! Đoạn văn thứ hai trên còn cho biết các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà nẵng, đứng đầu là Giám mục Pellerin (là người được Giáo hoàng Pie IX tán thành cuộc vận động để Pháp chiếm Việt Nam, BK, xin xem phần trước), đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm... Đô Đốc R. de Genouilly không đồng ý vì thấy đó là vấn đề nguy hiểm nên đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ, Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hồng Kông. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tộ và những người tháp tùng đã đi sang Hồng Kông... đầu năm 1859.

 

Linh mục Trương Bá Cần cho biết thêm:

 

Hơn nữa, nếu Nguyễn Trường Tộ có đi Pháp thì sớm nhất là giữa năm 1859  mới tới nơi và khó có thể có mặt ở Hồng Kông đầu năm 1861 để cùng với Giám mục Gauthier trở về Sài Gòn, theo yêu cầu của Đô đốc Charner viên chỉ huy được giao trách nhiệm gom quân để mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài gòn(TBC, Sđd, tr. 22).

 

Nối kết các đoạn vừa dẫn trên, theo thứ tự thời gian, chúng ta thấy, hai Linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị Triều đình dùng vào việc canh tân thì tất cả hai ông đều đã có mặt trong đám linh mục Pháp mà đứng đầu là Giám mục Pellerin áp lực để quân Pháp đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Còn Nguyễn Trường Tộ thì có mặt trong đám giáo sĩ gián điệp và thực dân hai lần. Lần đầu là tại Đà Nẵng năm 1858, bị Đô Đốc Genouilly bắt buộc đi Hồng Kông cùng với thầy mình là Gauthier. Lần thứ hai, năm 1861, cùng với Giám mục tình báo Gauthier trở về Sài Gòn theo yêu cầu của Đô Đốc Charner... để mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài Gòn...

 

Nếu các vị linh mục nêu trên không thuộc loại người khốn nạn, cong lưng, chạy theo chủ mới như đại tá Bernard người Pháp nhận định, thì cũng không thể dùng mấy vị này vào việc canh tân đất nước được. Không phải ai nói được tiếng Pháp, làm được thông ngôn thì có thể học được các kỹ thuật mới? Linh mục thì có thể canh tân giáo hội, còn canh tân đất nước thì cần đặt lại vấn đề. Hơn nữa, bốn vị linh mục trên được vị Giám mục tình báo Gauthier dẫn dắt, cũng làm chúng ta vô cùng lo âu cho cuộc canh tân nếu Triều đình dùng đến họ.

 

Sử liệu cũng cho thấy, sau khi Nguyễn Trường Tộ chết, năm 1871, ý kiến đề nghị “dùng giám mục linh mục vào việc canh tân” đã có phần “kết quả” như sau:

 

“… Sau khi Hàm Nghi lên ngôi đi kháng chiến, Chánh Mông sang tòa khâm sứ Pháp xin De Courcy để tên đại tướng giặc thương tình cho hai đội lính Pháp hộ tống sang thành nội làm lễ đăng quang lên ngôi hoàng đế, đặt ra niên hiệu Đồng Khánh thì ông vua bù nhìn này được sự cố vấn của Trương Vĩnh Ký và Linh mục Nguyễn Hoằng (chức Ngự Tiền Hành Nhân) hợp cùng tay sai đắc lực Pháp như Nguyễn Hữu Độ, Phan Liêm... ra sức dùng mồi danh lợi kêu gọi nghĩa quân...(Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam, tr. 340). Cùng trang 340 sách này, tác giả Nguyễn Sinh Duy, chú thích thêm:

 

Còn Nguyễn Hoàng (có chỗ chép Hoằng), sinh 1839, người Hà Tĩnh, theo đạo Thiên Chúa, từng du học ở chủng viện Pénang, Mã Lai. Năm 1876, được cử làm Tham Biện Thương Chính ở Hải Phòng và Hải Dương, năm 1885, hàm Hường lô tự Khanh kiêm Tham Biện viện Cơ Mật, năm 1886, giữ chức Phụ tế đại thần và Ngự tiền Triều vua Đồng Khánh”.

 

Thật là đại họa, vua nhà Nguyễn nuôi ong tay áo, nhận giặc làm con. Đến lúc Đồng Khánh được De Courcy cho lên làm vua bù nhìn để dễ sai bảo, thì thực dân Pháp đã đưa được ít nhất là hai tên Việt gian là Linh mục Nguyễn Hoằng và Trương Vĩnh Ký giữ chức quan trọng trong Triều vua tay sai Đồng Khánh. Trương Vĩnh Ký là một giáo sĩ Ki Tô tu xuất và đã viết thư tay yêu cầu chính phủ Pháp đánh chiếm Việt Nam. Xin xem cuốn “Ki Tô giáo, từ thực chất đến huyền thoại”. Nguyễn Trường Tộ đề nghị “dùng giám mục linh mục vào việc canh tân” kiểu này thì thật là hoàn toàn đúng ý và đúng kế hoạch của Giám mục Puginier và Gauthier: Nhanh chóng biến Bắc Kỳ “thành một nước Pháp nhỏ” dĩ nhiên, sau đó là đến lượt Trung Kỳ và Nam Kỳ.

 

Tóm lại, qua phương trình ba chữ T nêu trên, chúng ta đã biết được khá rõ: Tâm, Trí và Phương tiện canh tân, đổi mới, thực dụng… của Nguyễn Trường Tộ như thế nào?

 

Trong bài, Bà Lê Thị Lan ca tụng Nguyễn Trường Tộ đề nghị “Canh tân nông nghiệp” . Bà viết rất sai vì không đọc cuốn “Việt Nam sử lược”, quyển 2, Trần Trọng Kim, Bộ Giáo Dục, Trung tâm Học liệu xuất bản, Sài gòn 1971. Có thể tìm thấy một phần trong Bùi Kha, sđd, tr. 120-126.

 

KẾT LUẬN

 

Đọc hết 58 bản chiêu dụ của Nguyễn Trường Tộ, một vài chỗ ông tỏ ra thành khẩn, có lòng yêu nước và vài đề nghị hợp lý như cải cách phong tục, chỉ huy đào Thiết Cảng. Về kiến thức, so với những thanh niên Việt Nam khác lúc bấy giờ vào tuổi khoảng 35, thì Nguyễn Trường Tộ là người xuất sắc nhờ chu du nhiều nước. Nhưng về những đề nghị gọi là cải cách của Nguyễn Trường Tộ, thì dưới đây là một bức tranh khá chính xác về ông ta:

 

1. Ý thức hệ chủ đạo: Nguyễn Trương Tộ phán: Tạo Vật đã định như vậy, sao cưỡng được.

 

2. Lúc đất nước lâm nguy: tình trạng quân Pháp suy thoái nguy hiểm muốn rút về, ông khuyên triều đình cho lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cỏi cho mình!

 

3. Về thế Quốc tế: Thương hiếu với Giáo hoàng La Mã. Nhưng lịch sử đã cho thấy là nhiều cuộc chiến trên thế giới từ trước đến nay, nhất là giai đoạn Pháp chiếm Việt Nam đều phát xuất từ độc thần giáo.

 

4. Cố vấn: Ông Giám mục tình báo Gauthier có thể giúp.

 

5. Trường kỹ thuật: Được điều hành bởi 3 ông linh mục không có khả năng, còn ông Ca Xanh đòi lương quá cao và nhiều điều kiện không thể dùng.

 

6. Nhà giữ trẻ, viện mồ côi: giám mục tình báo sẽ cử người coi sóc để tạo một mạng lưới gián điệp cùng cả nước Bùi Kha, sđd, tr.150-155).

 

7. Canh tân đất nước: Có 4 ông linh mục Việt gian phụ trách: Nguyễn Huấn, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và Nguyễn Lâu.

 

Như thế, từ tư duy chủ đạo, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, từ ông có thế lực đến gã cố vấn, nhân viên thừa hành đều do ngoại bang, gián điệp và các tên giáo sĩ Việt gian điều khiển hết!

 

Chúng ta có cơ sở để tin rằng tất cả 58 bài chiêu dụ, Nguyễn Trường Tộ và ông tình báo Gauthier đồng tác giả. Trong đó, ý của Gauthier nhưng lời là của Nguyễn Trường Tộ. Thông qua Gauthier, Pháp và Vatican muốn ông Tộ phải viết như thế nào, lộng giả thành chơn và ngụy trang như thế nào, để có thể dụ được triều đình Việt Nam lọt vào các bẫy sập của chúng. Vì thế, nên chúng ta không lấy làm lạ là tại sao những ý kiến trong các bài khuyến dụ của ông lại vừa thuận lợi cho tình hình quân đội Pháp tại Việt Nam và nhiều ý lại mâu thuẫn với nhau (tiền hậu bất nhất), núp dưới chiêu bài canh tân đổi mới, thực dụng để bủa một mạng lưới gián điệp cùng cả nước nhằm Pháp hóa toàn cõi Việt Nam. Để được chính xác, mời độc giả xem một đoạn ý kiến của giám mục và viên chức cao cấp Pháp:

 

Giám Mục Puginier:Lúc nào Bắc Kỳ trở thành Công giáo thì nó cũng trở thành một nước một Pháp nhỏ, và Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp như cua bị bẻ gãy hết càng.

 

Đô Đốc Page: Không có một người Công giáo An Nam nào lại không muốn làm lính dưới cờ Pháp.

 

Công Sứ Bonnal:Khi một ông giáo sĩ lập được một họ đạo thì giáo dân từ chối không đóng thuế, ... không thừa nhận chính quyền.

 

Đô Đốc Paul Bert:Nếu tất cả dân An Nam đều là Công giáo, thì chúng ta sẽ lãnh đạo họ một cách dễ dàng theo ý muốn của chúng ta.


Vì kế sách “HÒA” hoặc dụ hòa nên Việt Nam mất ba tỉnh miền Đông, rồi ba tỉnh miền Tây, cuối cùng mất cả nước. Nguyễn Trường Tộ, “một người yêu nước nồng nàn, một nhà canh tân lớn, một kiến thức vượt thời đạiđã hăm hở và thập thò núp sau bức màn canh tân để đưa dân tộc ta vào kế hoạch mà 4 ông thực dân, gồm đô đốc, công sứ và giám mục đã cho thấy như trên!

 

Do đó, mong bà Lê Thị Lan và ông Trần Hữu Tá lúc viết nên kèm theo sử liệu, không nên tùy hứng ca tụng một người phản dân hại nước. Nhất là vô tình đưa một người có tội lên ngang hàng với các anh hùng dân tộc!

                       



Bùi Kha,

                       6.12.2011

 

*Nguyễn Trường Tộ & vấn đề canh tân, Bùi Kha, nhà xb Văn học 30.3.2011, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học phát hành. Có bán tại các nhà sách. Có thể liên lạc tòa soạn Hồn Việt, Đc: 72 Trần Quốc Thảo, P.7, Q.3, TP HCM. ĐT(08) 6. 290-7530.

Email: toasoanhonviet@gmail.com


Giá 75 ngàn đồng, bìa cứng, in rất đẹp.

Bình luận (7)

Đọc hết 3 bài đối luận của Bùi Kha tôi vô cùng ngạc nhiên; một người như ông Nguyễn Trường Tộ được đặt tên đường tên trường, còn có tên trong danh nhân tự điển nữa. Nay bị Bùi Kha vạch trần bằng những sử liệu mà có lẻ khó lòng cho những ai muốn phản luận?Viện sử học đâu? Các sử gia đâu sao chưa lên tiếng? Còn các ông như Vĩnh Khánh, Trần Hữu Tá, bà Mai Thị Huyền bà Lê Thị Lan có biết Bùi Kha là ai không? Hay đồng hội đồng thuyề với ông ấy? Bên thoa bến đấm thật tuyệt chiêu. Hai ông và hai bà ngây thơ đưa đầu ra cho Bùi Kha gỏ, sao dại thế.Trang mạng tapchivanhoanghean sao không quân tử chút nào? Không cho bài Bùi Kha lên mạng cho độc giả phán xét? Ông Nguyễn Huệ Chi, mạng Boxit cũng thế? Các người tại sao không giám đối diện với sự thật?Hà Xuân Quang, HN.
Hà Xuân Quang, HN ( 11/12/2011 10:55:45)
Có biết thì thưa thốt không thì dựa cột mà nghe. Viết bậy lòi cái dốt của mình ra. Ông Trần Hữu Tá có phải là hiệu trưởng một trường trung học mang tên ông Việt gian Trương Vĩnh Ký? Mong ông Tá lên tiếng bẻ gảy luận điểm của BK, ông đủ sức làm không?
Nguyễn Hoàng Tuấn, Sóc trăng ( 10/12/2011 23:11:35)
Vấn đề nà tại sao   một wedsite mang danh VĂN HÓA NGHỆ AN nại cho phổ biến mấy bài viết xằng bậy nớ.Chả nhẻ cả vùng Quảng Bình-Nghệ An-Nghệ Tỉnh cũng đều bị nhuộm màu con chiên   mất gốc hết chăng ?Ông Trần Hữu Tá ,Bà Mai Thị Huyền nghĩ sao rứa ?
Hai Ho ( 10/12/2011 09:23:56)
Tôi nghĩ Hội đồng Giám mục nên cách chức Giám mục Nguyễn Thái Hợp ra khỏi hàng ngủ của Giáo hội, vì ông không biết gì sử, lại càng không biết lai lịch ông Nguyễn Trường Tộ mà giám đưa đầu cho ông Bùi Kha gỏ làm mất mặt cả đám.Chẳng ai biết ông Bùi Kha có học vị gì không nhưng cách đưa vấn đề là cả một chiêu thần kỳ có lẻ khó lòng ai đỡ nổi. Không biết tài liệu thật hay giả mà đưa ra cả đống còn kèm theo tiếng Pháp nữa. Vì GM Nguyễn Thái Hợp khởi xướng nên mấy con chiên Mai thì Huyền, Vĩnh Khánh, Lê Thị Lan và Trần Hữu Tá cũng lên tiếng phụ họa với GM rồi cũng bị cha Bùi Kha gõ đầu. Rất mong con chiên ai có sử liệu nên viết bài chống để xem tên Búi Kha có đỡ nổi không?Nguyễn Hùng Vỹ. Thái Bình
Loan Trần, Thái Bình ( 10/12/2011 06:50:55)
Đề nghị trang boxit Việt Nam nên đăng lại bài này để thông tin được khách quan, nhiều chiều và để bạn đọc đối soát
Tuấn Minh ( 08/12/2011 22:29:41)
BK đã có luận chứng rất cụ thể, còn các ý kiến ca ngợi một chiều thì rất chung chung, đề nghị TGVDT đăng lại bài của bà Lệ Thị Lan, Trần Hữu Tá và Mai Thị Huyền....
Tuấn Minh ( 08/12/2011 22:29:04)
Tôi rất thất vọng với những cái tên như Trần Hữu Tá, Nguyễn Đình Đầu...và trước nữa Nguyễn Văn Trung..v...v...những vị mà trước giờ tôi rất ngươ84ng mộ và kính trọng   trên   nền tảng nghiên cứu sử học . Hai vị Nguyển Đình Đầu và Nguyễn Văn Trung là con chiên thứ thiệt cho nên những "nghiên cứu" cũa hai vị này cũng không thoát khỏi bàn tay "mầu nhiệm của Chúa", thì chẵng nói làm chi; còn   Ông Trần Hữu Tá, chả nhẻ bây giờ tôi phải xét lại mức độ ngưo874ng mộ và kính trọng của mình khi mà Ông đã xem nhẹ   những gương anh hùng liệt sĩ từ ngàn xưa nay của dân tộc để đưa tên tay sai Nguyễn Trường Tộ vào ngồi ngang hàng với các Ngài mà lẽ ra chổ của ông ta là ở cái bánhh vẻ trên thiên đàng. Và tổ quốc Ông ta phục vụ là Vatican hay VN?
nguyen van trung ( 08/12/2011 21:13:44)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp