đậu tương đen hữu cơ

Ý kiến độc giả

10:19 22/03/2011

Kỳ I: Trao đổi về “hiện tượng” Hòa thượng Thích Thông Lạc

Hòa thượng Thích Thích Thông Lạc có nhiều “nhận định” mang tính đảo lộn, phủ định kinh sách, phủ định những pháp môn đã có từ hàng ngàn năm nay. HT còn nhận định
image

Hòa thượng Thích Thích Thông Lạc có nhiều “nhận định” mang tính đảo lộn, phủ định kinh sách, phủ định những pháp môn đã có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, HT còn nhận định con người sau khi chết “không có linh hồn”, tất cả các hiện tượng tâm linh, ngoại cảm đều do tưởng uẩn của con người tưởng tượng ra…

Thời gian gần đây, có phật tử khi truy cập trang Chơn Lạc, xem một số đoạn video trên youtube.com, đọc sách, xem băng đĩa CD, VCD…của Hòa thượng (HT) Thích Thông Lạc đã bày tỏ băn khoăn về một số bài giảng, nhận định của HT.

Trong đó có nhiều “nhận định” mang tính đảo lộn, phủ định kinh sách, phủ định những pháp môn đã có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, HT còn nhận định con người sau khi chết “không có linh hồn”, tất cả các hiện tượng tâm linh, ngoại cảm đều do tưởng uẩn của con người tưởng tượng ra…

Sau khi đọc, xem các đoạn video, bài giảng và sách của HT Thích Thông Lạc. Chúng tôi nhận thấy, HT đã có cách viết ngắn gọn, rõ ràng, nêu luận cứ cụ thể. Đọc, xem, nghe…các nhận định đó, chúng tôi cũng đồng nhận thức về một số nhận định, luận điểm và lập luận của HT về một số vấn đề.

Ví dụ: Khi nói về loài hoa Vô Ưu, có người đã thần thánh hóa, cho đó là loài hoa hàng ngàn năm mới nở một lần, và lần nào nở, ai thấy được hoa nở thì đó là cơ duyên đặc biệt, hàng ngàn năm mới có.

Bao đời nay, người ta tin như vậy, và gần đây ở Việt Nam cũng đã có nhiều báo dẫn câu chuyện trên và tả cây hoa vô ưu nở ở gia đình một nông dân Trung Quốc như là sự kiện 3000 năm, mới có một lần.

HT Thích Thông Lạc, không tin như vậy, trong quyển sách “Không có linh hồn”, HT có đoạn viết:

Người ta nói đến hoa VÔ ƯU là nói đến sự không buồn phiền, đó là người ta khéo tưởng tượng một đức Phật sinh ra nơi gốc cây VÔ ƯU có nghĩa là một bậc Thánh không còn phiền não.

Bao đời con người cũng hay tưởng tượng một đấng GIÁO CHỦ rồi bịa ra hoa VÔ ƯU để ca ngợi đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một bậc Thánh từ cung Trời Đâu Suất sinh về thế gian nên mới có những hiện tượng hoa VÔ ƯU nở.

Hiện giờ ở Việt Nam người ta trồng cây VÔ ƯU rất nhiều hoa nở liên tục mùa nào cũng có hoa nở. Do đó chứng tỏ người ta khéo ca ngợi đức Phật mà thành dối trá lừa đảo mọi người. Cho nên trên cuộc đời này đừng bao giờ nghe người ta nói mà hãy nhìn rõ mọi việc người ta làm rồi mới có tin.

Khi thấy hoa VÔ ƯU tại đền thờ Phật và đền thờ đức Trần Nhân Tông tại TP Hồ Chí Minh ở Việt Nam mùa nào cũng nở thì người ta lại lý luận Phật Giáo Việt Nam hưng thịnh.

Theo chúng tôi cách đặt vấn đề đó, nhận định riêng về câu chuyện kể trên của HT Thích Thông Lạc hoàn toàn chính xác, không riêng gì HT mà với nhiều nhà nghiên cứu Phật học, các yếu tố mang tính huyền thoại, do người đời vì lòng tôn kính mà truyền tụng cũng cần được làm rõ, tránh cái hiểu màu nhiệm, nặng tính nhân cách hóa, phi thực tế.

Ngoài ra, chúng tôi cùng đồng suy nghĩ với một số nhận định khi HT viết và nhận định về xây dựng nền đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội, mô tả các hiện tượng mê tín, dĩ đoan như cúng, bái, đốt vàng mã, sự lừa lọc của một số “nhà ngoại cảm” về thế giới tâm linh là như thế này, thế kia…sự mê muội, hoang đường của không ít tín ngưỡng, tôn giáo.

Song ở một số nhận định khác, chúng tôi với tri thức nhỏ bé, trình độ Phật học sơ cơ lại có cách hiểu khác với nhận định của HT Thích Thông Lạc. Rất tiếc, các nhận định cơ bản, xuyên suốt tạo nên “hiện tượng” Thích Thông Lạc khi đem đối diện với cách hiểu của chúng tôi lại khác nhau căn bản.

Chúng tôi mạnh dạn trao đổi một số vấn đề mà HT đã nhận định, mà quí đạo hữu đã tin cậy hỏi, “chất vấn”, “tham vấn” chúng tôi xung quanh “hiện tượng” HT Thích Thông Lạc.

Thiết nghĩ, tất cả chỉ trên tinh thần khiêm hạ của những người con Phật. Những điều trao đổi và cách hiểu của chúng tôi, chưa hẳn đã tường minh, là người con Phật, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe những chỉ giáo của các bậc cao minh, quí đạo hữu và bạn đọc.

Hỏi: HT. Thích Thông Lạc tự xưng đã chứng Tứ Thiền, Tam Minh, đắc quả vị A La Hán? Như vậy, có đúng không?

Trả lời: Để chứng cho người nào đắc đạo, đắc quả vị nào, Bồ Tát, A La Hán thì phải có Người chứng đắc quả vị cao hơn, chứng (biết) cho người đắc quả vị thấp hơn, trừ trường hợp đặc biệt, Phật chứng quả vị Phật cho tên hiệu của vị Phật khác.

Do vậy, để chứng cho vị nào đắc quả vị A La Hán hay Bồ Tát thì chỉ có những Người đắc quả vị Phật mới chứng được.

Hỏi: HT Thích Thông Lạc cho rằng chỉ có Phật Thích ca là vị Phật duy nhất, có phải đúng tinh thần câu kệ nổi tiếng được Phật sơ sinh tuyên bố khi Ngài đản sinh “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, có nghĩa là chỉ có đức Phật Thích Ca là duy nhất – độc tôn.

Vậy tại sao, đức Phật Thích Ca lại nói: Ta là chúng sinh đã thành, và các con là chúng sinh sẽ thành”. Có gì mâu thuẫn không?

Với chúng sinh ở trái đất, sau đức Phật Thích ca có ai đắc quả vị Phật không?

Trả lời: Chúng tôi hiểu, bất cứ ai tu theo đúng chính pháp của đức Phật Thích Ca đã chỉ dạy đều có thể trở thành Phật.

Câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, có nghĩa là,  Phật Pháp là Pháp tính chân như của vũ trụ, không do bất cứ ai, một “thượng đế nào” sáng tạo ra. Nó vốn vẫn vậy, không sinh, không diệt. Đức Phật Thích Ca trước khi đắc đạo cũng là chúng sinh như chúng ta muôn một, trải qua vô số kiếp tu hành đã đầu thai xuống trái đất, và tu hành đắc đạo, đắc quả vị Phật.

Thái tử Tất Đạt Đa đã tự mình tu hành đắc đạo, không có thầy chỉ dạy, sau khi giác ngộ nhận thức ra con đường giải thoát, đức Phật đã thành lập tăng đoàn, khai sinh một tôn giáo mới, tôn giáo đó mang tên là đạo Phật.

Sự độc Tôn ở đây là mang ý nghĩa tự nhận biết, ý nghĩa “phát minh”, tự tìm ra quy luật bản thể và tìm ra con đường “giải thoát”. Đức Phật Thích Ca đã tự tu, tự chứng quả nên không bị ảnh hưởng giáo pháp của ngoại đạo, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một giáo pháp nào có từ trước đó. Giáo Pháp mà đức Phật Thích Ca giác ngộ ra là do Ngài tự “ngộ”.

Các chúng sinh sau thời đức Phật Thích Ca, căn cứ vào những chỉ dạy của đức Phật Thích Ca, tu hành viên mật đều có thể thành Phật, tức là dựa theo giáo pháp mà Ngài đã thấu triệt và chỉ rõ.

Hiểu một cách nôm na, Thái tử Tất Đạt Đa là Người đã “tự” giác ngộ và tự soạn giáo án để chỉ dạy cho chúng sinh con đường tu giải thoát. Còn các đệ tử sau Phật một cơ số X thời gian nhất định, có thể tu thành Phật bởi “giáo án” đã có sẵn ở thế gian do đức Phật Thích Ca soạn. Nên hiểu sự “độc nhất” là như vậy, không phải độc nhất là duy nhất Ngài thành Phật, mà không thể ai khác.

Như vậy, là với chúng sinh sau thời đức Phật hoàn toàn có thể tu thành Phật, nhưng con đường tu không phải do chúng sinh đó tự nhận thức ra bản thể của con đường giải thoát, mà chúng sinh đó tự tu thân – tâm – khẩu theo những lời chỉ dạy của đức Phật Thích Ca để giải thoát khỏi sinh - tử, hòa vào bản thể chân như (vốn không sinh, không diệt, và không có bản quyền riêng của bất cứ ai, Thái tử Tất Đạt Đa sau khi giác ngộ với tên hiệu đức Phật Thích Ca chỉ là một trong hằng hà sa số Phật, Thái tử vì giác ngộ nhận biết được Phật tính của vũ trụ mà thành Phật, chứ không phải Phật tính của vũ trụ là do Phật Thích Ca sáng tạo ra) của vũ trụ.

Hỏi: Trong một số bài giảng, HT Thích Thông Lạc nhận định không có Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, chỉ có Phật Thích Ca. Cũng theo HT Thích Thông Lạc, hình ảnh các vị Phật khác là do tà ma, ngoại đạo dựng lên, không có thật, điều đó có đúng không?

Trả lời:
Chúng tôi có cách hiểu, ngay sau khi đức Phật Thích Ca viên tịch, nhập niết bàn, đạo Phật đã có sự phân hóa và các đệ tử, những người con Phật, và cả những thành phần ngoại đạo đã có những thảo luận, biện giải theo những hướng khác nhau.

Theo chúng tôi, đó là điều bình thường, vì nó thể hiện trình độ nhận thức, giác ngộ và các căn cơ khác nhau của chúng sinh. Không phải đến bây giờ mới tạo nên “hiện tượng” Thích Thông Lạc.

Bản thân phật Pháp vốn không lời, không sinh – không diệt, không đúng – không sai, không bớt cũng chẳng thêm. Nó là một thuộc tính bản thể chân như không thuộc bản quyền của ai theo tư cách sở hữu “gốc”, chỉ có chúng sinh nào có cơ duyên để nhận thức, giác ngộ thấu triệt được mà thôi.

Kể cả khi trước khi đạo Phật ra đời với tư cách một tôn giáo thì Phật – Pháp vốn vẫn vậy, không phải sau khi đức Phật Thích Ca đắc đạo thì mới có Phật Pháp.

Thái tử Tất Đạt Đa sau khi giác ngộ với tên hiệu đức Phật Thích Ca chỉ là một trong hằng hà sa số Phật, Thái tử vì giác ngộ nhận biết được Phật tính của vũ trụ mà thành Phật, chứ không phải Phật tính của vũ trụ là do Phật Thích Ca sáng tạo ra. Phật pháp hiểu theo nghĩa tính từ thì không sinh, không diệt, không có thời gian, không gian…

Sau khi giác ngộ, thấu triệt về Phật Pháp, đức Phật Thích Ca đã hướng dẫn chúng sinh tu tập để cùng nhận biết, giác ngộ và thấu triệt được như Người. Nên tôn giáo mang tên gọi Phật giáo ra đời, Ngài là người sáng lập tôn giáo – đạo Phật, không phải là Người sáng lập Phật Pháp, chính nhờ công đức đó của Ngài mà Phật Pháp có mặt ở thế gian, trong nhận thức của thế gian.

Như vậy, xét riêng ở thế giới Ta bà, nhỏ hơn là cõi Nhân ở trái đất, đức Phật Thích Ca là giáo chủ sáng lập đạo Phật mang tên Phật giáo. Trước đó, một cơ số X thời gian nhất định, về lý thuyết hoàn toàn có thể có một vị Phật khác, và sau này khi Phật Pháp đã “mạt vận” (1) ở thế gian, về mặt lý thuyết có thể lại xuất hiện một vị Phật khác, có sự giác ngộ, thấu triệt để nhận biết được tính bản thể chân như của Phật Pháp để khai sáng cho chúng sinh trong giai đoạn niên đại X + N đó tu tập…

Do vậy, ngoài đức Phật Thích Ca, trong vô thủy vô chung của vũ trụ cả hữu hình lẫn vô hình, cả ở thế giới Ta bà và hằng hà sa số thế giới khác, có vô số vị Phật, không thể và cũng không nên đếm, đo được bằng các con số toán học.   

Còn nữa….mời bạn đọc, đón đọc kỳ II

Chú thích:

(1) Mạt vận ở thế gian, tức là chúng sinh, con người đã hiểu sai về chính pháp mà đức Phật Thích Ca đã truyền dạy theo sự giác ngộ, thấy – biết của Ngài. Phật Pháp chỉ mạt vận ở thế gian hoặc trong nhận thức của chúng sinh ở các thế giới khác trong một giai đoạn, một cơ số thời gian nhất định nào đó, bản thân Phật Pháp không sinh, không diệt thì không có mạt vận mà cũng chẵng có hưng thịnh)

Bình luận (17)

Chính xác. Tác giả trả lời quá Mơ Hồ, chung chung và chung chung. Nói những điều không ai hiểu chỉ để bảo vệ cái Quan Điểm Sai Lầm của 1 ĐÁM ĐÔNG. Giáo Pháp của Đức Phật là thực tế là trí tuệ, là sự đơn giản, dễ thực hành vậy mà Các Vị cứ không không - có có làm bí hiểm thì chẳng khác gì 91 ngoại đạo thời Đức Phật.
Vinh Nguyễn ( 09/09/2018 09:05:05)
Có biết : '' Như Lai không tranh đoạt với đời mà chỉ có đời tranh đoạt với Như Lai''Còn nữa: '' pháp của ta đc người trí tự mình giác hiểu''Người ngu và ưa hí luận thì vài ba a tăng kỳ kiếp nữa hãy nên xem,
Võ Văn Phú ( 03/04/2016 21:22:08)
Ngai la bat da chung dao .chan ly tu tap cua ngai loi ich ro rang.hanh se cam nhan thoat kho tham san si rat la hieu qua Khong gi sai ca .
Thich Thong Tạng ( 31/12/2015 15:38:43)
Ai đang sống trong cảnh giới "mạt pháp" cũng bởi do nghiệp lực sai xử mà thôi.   ***) Phật, A-La-Hán, Bồ Tát ... có mặt ở đời để làm cái gì vậy? Để tha nhân thờ phụng dâng cúng hầu được phước báo hay sao? Hay để quý vị lấy đó làm đề mục tranh khôn, biểu lộ oai nghi trí tuệ? Thiển nghĩ nếu không nhằm tạo cho con người một nền đạo đức nhân bản giải thoát thì các vị ấy không có duyên xuất hiện ở đời. ***) Thế thì Thầy Thông Lac xuất hiện ở đời để làm gì vậy? Hãy xem lại mục đích thuyết pháp và đạo hạnh của Thầy. ==> Kẻ nào có ác niệm ác khẩu mà không biết xả tâm an trú Không tánh thì ác pháp tựa nhau sanh khởi và cõi ma hiện tiền tương ưng với kẻ ấy.
Việt ( 28/12/2015 12:46:51)
Ai đang sống trong cảnh giới "mạt pháp" cũng bởi do nghiệp lực sai xử mà thôi.   ***) Phật, A-La-Hán, Bồ Tát ... có mặt ở đời để làm cái gì vậy? Để tha nhân thờ phụng dâng cúng hầu được phước báo hay sao? Hay để quý vị lấy đó làm đề mục tranh khôn, biểu lộ oai nghi trí tuệ? Thiển nghĩ nếu không nhằm tạo cho con người một nền đạo đức nhân bản giải thoát thì các vị ấy không có duyên xuất hiện ở đời. ***) Thế thì Thầy Thông Lac xuất hiện ở đời để làm gì vậy? Hãy xem lại mục đích thuyết pháp và đạo hạnh của Thầy. ==> Kẻ nào có ác niệm ác khẩu mà không biết xả tâm an trú Không tánh thì ác pháp tựa nhau sanh khởi và cõi ma hiện tiền tương ưng với kẻ ấy.
Việt ( 28/12/2015 12:44:44)
Bài viết chuẩn quá, Đúng là Phật Tánh từ muôn đời nó đã như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra Phật tánh của chính mình và sống với Phật tánh ấy
giang ( 27/08/2015 19:41:26)
Bài viết chuẩn quá, Đúng là Phật Tánh từ muôn đời nó đã như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra Phật tánh của chính mình và sống với Phật tánh ấy
giang ( 27/08/2015 19:41:20)
Hãy đến để thấy ! hãy hành đạo để chứng ngộ ! giáo pháp vẫn còn đây ! Bát chánh đạo , tứ niệm xứ ..v...v..v ...( Pháp vi diệu cha lành khéo dạy . Lìa danh ngôn hý luận nghĩ bàn ) thận trọng kẻo lại rơi vào hý luận triền miên rồi khổ lại chồng khổ ...()... Namo Bụt !
Hư vô ( 15/07/2015 20:00:18)
Mời các bạn xem Di Như Bồ Tát Ma Ha Tát trả lời bài viết Đường về xứ phật của ông Thích Thông Lạc bị lạc vào Đường vào xứ ma qua trang web sau:http://phatdaothoimatphap.blogspot.com/
Văn Khải ( 11/06/2015 07:58:58)
cái ngộ của mình chỉ có mình biết. cái ngộ của mình nói ra người khác chắc gì đã hiểu. Duyên chưa tới thì chưa hiểu. Duyên tới rồi thì hiểu và ngộ ngay thôi. mà một khi đã ngộ thì tghấy như ngài Tế Điên hòa thượng ấy. trong cái ngộ có ngây. trong cái ngây là cái chứng. chẳng ai ngộ mà đi nói ra cho mọi người biết tôi đã "chứng". Đó là cái ngộ của người học Phật.
Quãng Không Nguyễn Thị Lệ Huyền ( 10/04/2015 17:11:04)
Người khai sinh ra Phật giáo- Giáo chủ tôn giáo đó tên là Phật. Từ đó về sau có ai khai sinh ra Phật giáo lần thứ 2 nữa mà đòi gọi tên là Phật. Lời trưởng lão TTL quá hợp lý, khỏi bàn!
Không ( 22/09/2013 07:35:09)
Thầy của Phật chính là giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ.
AS ( 03/05/2013 15:03:11)
tác giả trả lời mơ hồ quá..chỉ có những người cao siêu giàu tưởng tượng mới hiểu nổi...LỜI PHẬT DẠYNày các Tỳ Kheo! Không có sắc nào hằng còn, tồn tại mãi ở đời, mà không biến đổi; lại cũng không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức nào hằng còn mãi ở đời mà không biến đổi...Phật dạy như thế   sao lại có cái gì là thường hằng, bản thể chân như bất biến không sinh không diệt ???
Thích Như Thủy ( 24/04/2013 11:50:33)
Thầy đức Phật là ai vậy Mai Văn Như?
tung huynh ( 29/03/2013 15:27:31)
Trong LUẬN LÝ HỌC có câu "Chưa biết rõ mà phê phán là HỒ ĐỒ". GIÁO LÝ CỦA PHẬT THÍCH-CA có 2 điều cơ bản: TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI LUÂN HỒI (tục đế) và VÔ NGÃ (chân đế); Dễ dàng khế hợp lại rất rõ là "LUÂN HỒI NHƯNG VÔ NGÃ". Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC đã chỉ thương mở cho chúng sanh xoay quanh PHẬT Ý đó và NHƯ PHẬT THÍCH-CA đã từng thổi tan CÁC LUẬN ĐIỆU VÔ MINH CHẤP LUÂN HỒI HỮU NGÃ (kề cả của những người xưng họ THÍCH - như Đại kinh Saccaka); Do vậy cũng xứng "ĐẠI BI - ĐẠI TRÍ - ĐẠI DŨNG" như PHẬT THÍCH-CA chớ đâu chỉ A-LA-HÁN !
ĐẶNG QUỐC TUẤN ( 27/02/2013 15:25:27)
-Thái tử Tất Đạt Đa đã tự mình tu hành đắc đạo, không có thầy chỉ dạy, sau khi giác ngộ nhận thức ra con đường giải thoát, đức Phật đã thành lập tăng đoàn, khai sinh một tôn giáo mới, tôn giáo đó mang tên là đạo Phật.Câu nói này phải xem lại:BƯỚC KHỞI ĐẦU HỌC ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬT.Lúc đầu đức phật theo các học giả phái SỐ LUẬN để tu học, nên vô hình trung ngài cũng đã hấp thu hệ thống giáo lý này. Đây là một sự thật, không cần phải mất nhiều thời giờ để tranh cãi. Chẳng hạn như tư tưởng vô ngã hoặc phi tưởng phi phi tưởng xứ ở cõi vô sắc được phật giáo nói đến đều thuộc giáo nghĩa của phái SỐ LUẬN. Trong kinh cũng đã nói rõ, đức phật thuyết tứ thiền, tứ định v.v...đều thuộc giáo pháp YOGA. Đức phật theo tiên nhân alalacalan đã nói đến vô sở hữu sứ định trong bốn định của cõi vô sắc. Theo uất-đà-la-la-ma-tử đã thuyết phi phi tưởng xứ. Nhưng đến đây ngài thấy vẫn chưa là rốt ráo, nên tìm cho mình một hướng đi riêng. Cuối cùng cái mà ngài đạt được là cã NGÃ và PHÁP đều diệt, chứng đắc rốt ráo CHÂN VÔ NGÃ và PHÁP VÔ NGÃ. Đến đây thì ta cũng đã biết rằng đạo Phật xuất phát từ đâu và do đâu mà có. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN THIỀN CỦA PHẬT GIÁO.Để trả lời vấn đề này, ta quay ngược thời gian trở về thời Ấn Độ cổ. Ấn độ là một cổ quốc của nền văn hoá thế giới, dân tộc này mang rất nhiều tư tưởng thần bí, đặc biệt là ý nghĩa tôn giáo trong tư tưởng thần bí này. Nếu mở trang sử tôn giáo Ấn Độ ra xem, chúng ta sẽ thấy hệ thống tôn giáo của nhân loại hầu như chi chít trong đó. Hoặc thành kính sùng bái thiên nhiên, hoặc mang tư tưởng sâu sắc, hoặc khổ hạnh nghiêm khắc để tìm cầu giải thoát, hoặc ham thích khoái lạc ở cõi trời v.v...tất cả đều thuộc tư tưởng mang tính tôn giáo. Trầm tư mặc tưởng là đặc tính của dân tộc nhả lợi an, người ta lúc nào cũng ưa thích trầm tư, tĩnh lự để tìm cầu niềm vui tối thượng. Trong quá trình phát triển, dân tộc này đã tiềm tàng một suối nguồn vô tận bởi tư tưởng THIỀN. Chính đức Phật Thích Ca là một phần của dân tộc nhả lợi an, đương nhiên là ngài cũng hấp thụ được đặc tính chất đặc biệt của dân tộc này.Ấn độ là một đất nước không có THIỀN TÔNG, vì Ấn Độ vốn không có một tông phái thiền mang tính độc lập, nên không thể thiết lập được một danh từ nào trong lịch sử Thiền tông, mà chỉ có thể nói về nguồn gốc của THIỀN [tức DHYANA] một cách chung chung trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Ấn Độ đã lấy từ DHYANA [tức thiền na] làm căn nguyên tư tưởng này để phát triển. DHYANA có nghĩa là "dòng chảy tâm trí vào một đối tượng" hoặc "chế ngự tâm tại một chỗ".Trong tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại, nhiều học phái ra đời và phát huy mạnh mẽ. Khảo cứu về niên đại ra đời của 6 phái đại triết học này thì mỗi phái đều có mỗi thuyết khác nhau, nhưng tư tưởng của chúng đều bắt nguồn từ triết học ưu ba ni sao thổ [UPANISHAD]. Vì thời đại triết hoc UPANISHAD rất xem trọng phép THIỀN QUÁN, nhưng thời đại tư tưởng trung kỳ của triết học UPANISHAD thì thiền na lại bao quát cả phái DU GIÀ [YOGA]. DU GIÀ có nghĩa là tương ứng, hợp nhất, hoà hợp, khế hợp...cũng có nghĩa là THIỀN ĐỊNH. Trong 6 phái đại triết học này, thì phái DU GIÀ tức YOGA sau này được đức Phật triển khai. Thiền của Đức Phật thông qua sự an toạ, tu duy mà ngài hoát nhiên đại ngộ. Nói về căn nguyên của Phật giáo   thì Đức Phật chứng được tam muội [SAMADHI] cũng nhờ vào Thiền na [tức DHYANA].
"mai văn như" yoga ( 01/11/2011 14:12:18)
Nếu nói Đức Phật tự tu hành và đắc đạo, không có ai chỉ dạy...thì bạn đã lầm to rồi đấy. Ở trên đời này không ai thành công bất cứ lĩnh vực nào nếu không có thầy, Đức Phật cũng không ngoại lệ đâu. Đừng quá đề cao một đối tượng nào để rồi nói sai sự thật.
mai văn như ( 25/09/2011 05:27:31)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 

Tin khác

  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp