đậu tương đen hữu cơ

GĐPT & CLB Trẻ

22:33 17/04/2011

Tâm sự bạn trẻ: Chữa bệnh “kiêu ngạo” giác ngộ

(TG&DT) - Trong cuộc sống, những cụm từ như: Tôi biết rồi, tôi hiểu, tôi thấy rồi…, đã quá quen thuộc và dường như là câu cửa miệng của nhiều người. Trong đời sống Đạo, cũng lạ, nhiều người nói: Ừ, biết rồi, Ngộ rồi. Và cười. Nhưng, phải chăng, là theo cái kiểu chấp ngã vào cái biết của bản thân???...
 

Khiêm tốn bao nhiêu, cũng không đủ. Kiêu ngạo...chút xíu cũng là thừa



Trong cuộc sống, những cụm từ như: Tôi biết rồi, tôi hiểu, tôi thấy rồi…, đã quá quen thuộc và dường như là câu cửa miệng của nhiều người. Trong đời sống Đạo, cũng lạ, nhiều người nói: Ừ, biết rồi, Ngộ rồi. Và cười. Nhưng, phải chăng, là theo cái kiểu chấp ngã vào cái biết của bản thân???...

 


 

Tôi có duyên đến với Đạo Phật, thuở ban đầu, cũng như mọi lĩnh vực khác, bỡ ngỡ, và mới mẻ, nên tôi ham học hỏi. Tôi biết, học hỏi thì không phân biệt tuổi tác, cứ người đi trước thì có thể xem là “thầy”. Và tôi cứ lặng lẽ quan sát, rồi học một cách miệt mài, có khi đến máy móc. Ấy vậy, cũng không ít khi tôi thần tượng một bạn Phật tử, hay một vị Sư nào đó khi được nghe giảng Pháp. Cũng là lẽ thường, bởi cảm xúc thực của một người bình thường, trước những sự mới, lạ…


 

Từ thần tượng hóa thái quá


 

Như tôi đã từng trải qua, có nhiều đạo hữu trẻ, đều là dân trí thức, cũng có duyên đến với đạo Phật, cùng hướng tới Chánh Pháp, hành theo giáo lý nhà Phật để thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi, những Phật tử, ít có thời gian và điều kiện để tham dự sinh hoạt đạo tràng, hay đến Chùa thường xuyên. Tuy vậy, chúng tôi vẫn có dịp gặp gỡ, trao đổi và đàm đạo.


 

Tôi sớm nhận thấy, ở những Phật tử trẻ chúng tôi, đều có những niềm say mê. Có người say mê nghiên cứu Kinh sách, có người say mê tìm hiểu giáo lý, có người say mê Thiền tập, có người say mê môn phái, này nọ… Niềm say mê nào cũng tốt. Nhưng, say mê không có nghĩa là thần tượng quá niềm say mê của mình. Để khi có dịp gặp gỡ, thảo luận, trao đổi, là dường như, hiện tượng độc thoại diễn ra khá nhiều.



Ai đó được chia sẻ là say sưa thuyết Pháp, dần dà, dây cà...ra dây muống, người nghe chẳng dám phản đối, nhưng sẽ đọng lại gì? Dẫn chứng, thực chứng thuyết phục thì ít, mà lý thuyết trên trời dưới biển thì nhiều.

 

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

 

Trong nhóm chúng tôi có đạo hữu là một trí thức có tuổi, là một người có vị thế xã hội, kiến thức sâu rộng, am tường Phật pháp nhưng...do niềm say mê thái quá của đạo hữu này là làm thơ. Đạo hữu đã làm được rất nhiều bài thơ, in thành tập hoàn chỉnh. Là người nhiệt tình, nhiệt tâm với đạo Pháp, Thơ dường như trở thành công cụ chính mỗi dịp thuyết Pháp, hay chia sẻ giáo lý của đạo hữu đó. Khi thì đọc, lúc thì ngâm thơ. Một niềm say mê quên mình khó ai đạt đến. Thực sự, có lúc tôi cũng rất thích nghe, khi có dịp được thảo luận, cùng nhau đàm đạo với đông đảo đại chúng, trong đó có đạo hữu thi sĩ...thế nhưng cứ mỗi lần sinh hoạt đạo cùng nhau, đạo hữu này cứ đem Thơ ra giảng và đọc là mọi người ngán ngẩm,...không ai phản đối nhưng thú thực là không ai thấy hứng thú khi nghe.


 

Có thể nói, những trường hợp vừa nêu, biểu hiện từ sự say mê thái quá, mà có thể hiểu theo giáo lý đạo Phật, thì đó là biểu hiện của Chấp: Chấp ngã, chấp vào cái tôi của mình, vào kiến thức, vào cái giỏi của mình; cũng có thể hiểu, họ thần tượng thái quá chính mình.


 

Ngoài ra căn bệnh kiêu ngạo giác ngộ còn có hiện tượng thần tượng Thầy của mình; hay các Phật tử thần tượng một vị Sư nào đó. Dù là những trạng thái biểu cảm tích cực, trong tinh thần Chánh pháp, nhưng vô hình chung cũng có lúc tạo nên những phản ứng không cần thiết. Bởi, nếu nhắc đến một vị tu hành, xuất gia, không ai trong những Phật tử chúng ta dễ dàng nhận xét được về hạnh nguyện, đạo hạnh hay phẩm đạo của vị đó.



Đơn giản, chúng ta chưa đủ sự tinh tấn, hiểu biết để có thể đưa ra lời nhận xét, đánh giá. Tuy vậy, khi có nhân duyên gặp được vị sư tăng, hay ni sư mà theo đạo hữu, đó là một người giỏi, pháp cao, thuần thành giáo lý, thì mỗi chốc lại vô tình mà thổ lộ: Thầy nói đấy, là đúng nhé. Thầy bảo rồi, phải thế…

 

Những câu nói dần thành thói quen, mà thói quen dễ hình thành một tính cách, không gì hơn, đó là sự thần tượng thái quá Thần tượng của mình. Như vậy, thần tượng thái quá chính mình, hay người khác, thì cũng đều có thể hiểu là Chấp. Người thì chấp cái tôi, chấp vào sự hiểu biết; người thì chấp vào niềm tin đối với một người khác…


 

Đến “kiêu ngạo” giác ngộ


 

Từ cái Chấp, dù là tốt, là thiện chí đó. Nhanh chóng hình thành “bệnh kiêu ngạo” lúc nào không hay. Vì đều là những người có duyên đến với Đạo Phật, đều là những Phật tử tín tâm, căn duyên khác nhau, quá trình tu học khác nhau, nhưng ít nhiều họ cũng tự giác, tự ngộ được những căn bản mình theo đuổi. Nên, tôi tạm dùng cụm từ, của những biểu hiện thái quá đó là “Kiêu ngạo giác ngộ”.


 

Không khó để thấy rằng, ở trường hợp đạo hữu Thi sĩ nêu trên, khi thói quen Chấp vào cái tôi, vào sự hiểu biết, vào kiến thức của mình… hình thành lâu dài, biến thành “kiêu ngạo giác ngộ” lúc nào không hay. Với vốn kiến thức sâu rộng, bề dày kinh nghiệm tu tập được đúc kết cô đọng qua những bài thơ, mà đạo hữu Thi sĩ rất nhiệt tình, và say mê khi có dịp thổ lộ, không gì khác, đó trở thành một sự “kiêu ngạo”, những tưởng thơ của mình là tuyệt vời rồi, là phải đạt đến một cảnh giới cao trong tu tập, trong thiền quán, mới có được như vậy. Dù không nói ra rằng của tôi là nhất, là hay hơn cả, nhưng sắc thái biểu cảm của đạo hữu Thi sĩ mỗi khi thuyết pháp say sưa, rồi thi ca buông ra mà quên  mất đi còn có những người xung quanh, và khi có ai xin phép ý kiến, thì rất hào hứng để được phản biện, tự tin rằng có thể phản biện được tất cả, dù đó là ai. Nếu là tôi không nhầm, đã từng nghe đạo hữu đó khảng khái bộc lộ lời như vậy.

 



Rất nhiều những ví dụ như thế. Không tiện để cụ thể hóa những trường hợp. Tôi nêu đến một ví dụ sau, một đạo hữu thân với tôi, chúng tôi luôn tôn trọng nhau tới từng chi tiết khi được thảo luận và chia sẻ. Là đồng niên, tuy quá trình hướng Đạo khác nhau, nhưng cũng chẳng có sự phân biệt, đạo hữu ấy gọi tôi thân thiện là sư huynh.



Qua đạo hữu, tôi cũng học hỏi được nhiều, bởi sự nhiệt tình, lòng nhiệt thành hết mình về Đạo pháp, chưa từng nề hà trước bất cứ hoạt động Phật sự nào. Sinh hoạt cùng một đạo tràng theo pháp môn Thiền, chúng tôi dù ít thời gian sinh hoạt thường tu tập, nhưng dù trong khi tu tập nơi đạo tràng, hay khi gặp gỡ ngoài đời.


 

Điều kiện công việc, và hoàn cảnh thuận hơn, nên đạo hữu có dịp gặp gỡ các Thầy, các Sư nhiều hơn. Thực sự, với tâm từ, đạo hữu luôn ngưỡng mộ những bậc tu hành xuất gia, và cũng tự cảm nhận chân tu từng người. Mới đầu, khi trò chuyện, thảo luận, đạo hữu nhắc tới những người Thầy với lòng cảm phục, sự khen ngợi không quá phô trương, khoa mỹ. Nhưng dần dà, “bệnh thần tượng” hóa thái quá xuất hiện.  




Nhưng đạo hữu, bạn tôi, rất hào hứng khi nói chuyện về Thầy này, Sư kia. Nào là: Sư nói rồi đấy, huynh biết không, phải là như thế. Sư nói là đúng nhé. Huynh nghe thầy nói rồi chứ, phải như vậy mới được…? Tôi nghe nhiều, nhưng hầu như không có biểu hiện, dù là phản ứng hay tán thành. Bởi đó cũng là sự chia sẻ chân thành. Tôi hiểu điều đó. Nhưng rồi, có không ít lần, qua những chứng thực, trải nghiệm, đạo hữu cũng biết, và chắc là có tham khảo qua các Sư, các Thầy; đạo hữu đã đôi lần, vừa là lời nói, nhưng cũng như hàm ý căn dặn: huynh cẩn thận kẻo đi sai đường nhé. Dạo này huynh âm khí nhiều, phiền não quá đấy?  Để trược khí nhiều, như thế không tốt… Tôi nghe mà thầm cảm ơn lắm, vì sự quan tâm. Với tôi, mọi lời góp ý, là những lời động viên quý giá. Tuy vậy, ở một vài giới hạn, tôi lại thấy đó là sự thái quá, khi người chia sẻ với tôi, những nghĩ rằng được học hỏi từ nhiều Thầy, tích lũy được nhiều tinh túy từ giáo lý, trích dẫn kinh điển mà nghĩ rằng điều mình nói là đúng, do chiết xuất từ "giác ngộ" ?


 

Tôi không có một chút ý tưởng trách cứ, hay phản ứng. Bởi tôi rõ hơn ai hết quá trình tu học cũng như những vấp ngã của mình. Cũng chính tôi, từng say mê thái quá và kiêu ngạo ra sao. Có điều, khi thấy đạo hữu thêm ngày say với sự “kiêu ngạo” của mình, Chấp vốn, chấp ngôn, chấp hình tượng. Tôi cũng không vui cho lắm. Sở dĩ, không thể trách hay giận, bởi tôi cũng vẫn còn Chấp. Nhưng, những thái cực trong tôi dần ....dần, bớt bị thái quá hơn, dù vẫn còn chút ít.


 

Thấy là vậy, nhưng tôi vẫn luôn tin, những đạo hữu sẽ sớm ngày phá chấp. Thuần thành hơn, tinh tấn hơn trên bước đường tu học Phật pháp. Và, tôi cũng luôn mong rằng, sẽ ngày càng nhiều những Phật tử trẻ, thêm nhiều những đạo hữu nhiệt thành, nhiệt tâm với đạo Pháp; góp phần đưa giáo lý đạo Phật, đúc kết từ kinh nghiệm, tinh tấn tu tập để giúp ích cho đời, cống hiến cho xã hội.

 


Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!



Chánh Thường



TG & DT: Bài viết thể hiện góc nhìn của một Phật tử trẻ. Trên tinh thần cổ vũ sự chia sẻ trong quá trình tu tập, đặc biệt là ở các bạn trẻ, TG & DT đăng sẻ chia, tâm sự của Phật tử Chánh Thường. Mong tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý, trao đổi của bạn đọc.

Bình luận (2)

Vui vui, ngộ ngộ, hài hài. Mỗi khi đọc lại, cười hoài “Ngạo Kiêu” ?"Ngạo Kiêu" hướng bạn "Tiêu Điều" ?Tri ân người viết đôi điều "Thành Tâm" ?
Chánh Lực ( 03/12/2012 10:19:45)
Kiêu ngạo giác ngộ thật muôn hình muôn vẻ làm chúng ta dễ mê lầm. Cảm ơn bài viết của bạn Chánh Thường đã giúp chúng tôi có cái nhìn đa dạng về một số hình thái kiêu ngạo mà không phải ai cũng dám đối mặt.
Diệu Tông ( 18/04/2011 08:58:35)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp