Trong các nước nằm ven biển Đông và có sự tranh chấp với Trung Cộng, đều đồng thuận với nghị quyết S.Res 412 của Thượng viện Hoa Kỳ; trong đó, có Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: “Việt Nam hoan nghinh việc nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển; lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bât ổn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông Lê Hải Bình tiếp: “Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ, tiếp tục đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực.”
Phi Luật Tân, Nhật... là những đồng minh ruột thịt của Hoa Kỳ, được sự bảo vệ chắc chắn. Họ có những bước đi cứng rắn trước tham vọng và thái độ ngang ngược của Trung Cộng, sau lưng họ có hạm đội, khí tài của Mỹ yểm trợ. Họ dám bắt nhốt ngư dân Tung Quốc cũng như Trung Quốc bắt nhốt, đánh đập ngư dân Việt Nam; Họ không cần kêu gọi đối thoại hợp tác với Bắc Kinh để giải quyết điểm nóng trên biển Đông như Việt Nam hàng ngày cố tiếp cận giàn khoan 981 kêu gọi như “đàn khải tai trâu” một cách vô vọng, còn bị chúng đâm va sát thương, chìm tàu như đối xử một thành phần không xứng đáng dưới mắt họ.
Việt Nam là một trong những quốc gia nhỏ bé trên thế giới, nhưng không vì thế mà không đủ tư cách pháp nhân theo luật quốc tế, có nghĩa, tất cả mọi quốc gia đều có giá trị đồng đẳng. Việt Nam dưới mắt Trung Cộng là một chủng tộc thiểu số trong cộng đồng Hán tộc; tuy nhiên, tổ tiên Việt Nam cũng đã từng cho giòng máu đại Hán nhiều bài học nhục nhã, thế mà, tính cao ngạo của giới lãnh đạo Trung Cộng hiện nay chỉ thấy Mỹ là đủ tầm vóc đáng quan tâm.
Tại sao Trung Cộng xem thường Việt Nam, thiếu sự dè chừng Việt Nam như đang dè chừng Nhật, Hàn Quốc, Phi Luật Tân...? Vị thế trung lập, không liên minh của Việt Nam là thế mạnh của thời bình nhưng thế yếu lúc tao loạn. Vì trung lập nên thiếu dứt khoát trước áp lực “gần lửa, xa nước”, và sự kêu gọi của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó Hoa Kỳ, tiếp tục đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả...trong khi Việt Nam không đủ cương quyết trước tình đồng chí nhiều tham vọng; Thái độ lập lững khó hiều đã làm một số nước có cảm tình với Việt Nam hơi thất vọng. Kêu gọi các nước trong và ngoài khu vực tiếp tục đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả... thì trước nhất bản thân Việt nam phải mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả trong việc đối đầu với ông bạn16 chữ vàng và 4 tốt: (Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý Phương châm 16 chữ vàng "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999[1].).
- Đối với Mỹ, tuy Việt Nam không dứt khoát cậy Mỹ vì vị thế không liên minh quân sự, muốn đứng trung lập, vả lại, mặc cảm cựu thù trong thời chiến trước 1975 và Mỹ đối lập với lý tưởng XHCN (trên lý thuyết), nhưng, vì lợi ích cốt lõi trên tuyến hàng hải cũng như trục châu Á mà trước kia Mỹ giao khoán cho Trung Cộng, ngày nay, trước sự vùng dậy của con sư tử châu Á, đe dọa vị trí chủ soái thế giới, Mỹ phải quay lại châu Á và tỉnh ngộ suốt nhiều thập kỷ đã tiếp tay nuôi lớn con sư tử đội lớp cứu non cũng chỉ vì muốn hạ gục khối XHCN đàn anh Liên xô lúc bấy giờ.
Vì nghĩ rằng Mỹ cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Mỹ trong thề chiến lược bao vây Trung Cộng, vì thế mà Việt Nam vẫn còn giữ cao giá hay còn e ngại ông bạn tráo trở sát cánh kề nách? Trong khi đó, Thứ trưởng Sherman phát biểu.:
“Việt Nam là một phần không thể thiếu trong công cuộc tái cân bằng của chúng tôi sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tôi đánh giá cao cơ hội được trao đổi các vấn đề quan trọng với rất nhiều quan chức cao cấp Việt Nam, vì thế, Mỹ đang đẩy mạnh hợp tác an ninh và kinh tế với Việt Nam, trong chiến lược cân bằng về phía khu vực châu Á để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đang ngày một lớn.
- Việt Nam đang bị Trung Cộng xâm thực từ từ như con trăn nuốt dần con nai, chắc chắn người dân Việt nam không thể thần phục quy hướng Trung Cộng để mất nước, Mỹ mạnh dạn đến với Việt Nam qua kinh tế, thương mại trên 20 năm bỏ cấm vận; hiện nay Mỹ hợp tác an ninh-kinh tế với Việt Nam
- Theo chủ trương của Đảng CS VN: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quấc tế…vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. “Chủ động tích cực cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”. Tuy là chủ trương đúng nhưng chưa chắc thực hiện được trong một thế giới đa cực đa liên kết hiện nay, dù không liên kết quân sự nhưng không thể độc lập kinh tế nếu không liên kết như một khối Liên Hiệp Âu châu tại châu Á, đó là Chiến lược xây dựng ASEAN thành một liên minh thống nhất vào năm 2015.
Trước vấn đề Trung Cộng muốn chia rẽ khối Asean để thao túng biển Đông, Trung Quốc đã viện trợ kinh tế một cách hào phóng, thu phục được Campuchia. Từ năm 2006 đến nay Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia 8,2 tỉ USD. Họ đang ve vãn Lào bằng nguồn vốn 4,5 tỉ USD cho thủy điện Xayabury và hàng chục tỉ cho đường sắt xuyên Lào. Gây xáo trộn chính trường Thái; người ta ngờ rằng trong bóng tối họ đã khích động Phật giáo sát phạt người Hồi ở Miến để trả thù Miến quay lưng với Bắc kinh. Ngoại Trưởng Trung Cộng công du các nước Asean tìm cách móc nối chia rẽ khu vực.Trung Cộng khưi lại quá khứ trong trận chiến Trung- Nhật trước mặt bà Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Bắc Kinh...bằng mọi cơ hội, Trung Cộng tìm cách hạ uy tín và gây chia rẽ Nhật với các nước trong khu vực.Việc Nhật tái phục hồi quân đội đã làm cho trung Cộng lo ngại. Trung Cộng cũng không bỏ lỡ cơ hội khơi lại tội ác chiến tranh trong dịp Tập Cận Bình phát biều tại ĐH Quốc gia Seoul sáng 4/7/2014:
“Trong nửa đầu thế kỷ 20, quân phiệt Nhật đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược man rợ chống lại Trung Quốc và Hàn Quốc, nuốt chửng Hàn Quốc và chiếm một nửa Trung Quốc đại lục”, “Trong lúc cuộc chiến chống lại Nhật Bản đang ở cao trào, người dân 2 nước Trung Quốc và Hàn Quốc đã cùng chia sẻ nỗi đau, giúp đỡ lẫn nhau bằng cả mồ hôi mà máu”.
Song song đó, Tập Cận Bình tìm cách hạ nhiệt với Mỹ, tuyên bố: Trung Quốc và Mỹ cần phải "trồng thêm hoa hơn là gai" cho mối quan hệ song phương, và Washington cần có cái nhìn khách quan hơn về Bắc Kinh. "Đối đầu Trung - Mỹ, đối với hai nước và toàn thế giới, chắc chắn sẽ là một thảm họa", Reuters dẫn lời lãnh đạo Trung Quốc.
Tuy nói lời hòa hoản là vậy, nhưng thâm tâm Bắc kinh luôn tìm cách chia rẽ các đồng minh của Mỹ hòng làm suy yếu chiến lược xoay trục của Tổng Thống Obama tại châu Á. Bắc kinh vẫn cao ngạo không dấu diếm: Trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel hôm 8/4 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tuyên bố: "Trung Quốc không thỏa hiệp, nhượng bộ, trao đổi trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Quân đội Trung Quốc gọi là sẽ đến, đến là sẽ đánh và đánh là tất thắng".
Trước sự cao ngạo của Bắc Kinh, lòng tham không đáy và tính hiếu chiến không cần che đậy, bị Mỹ và các nước trong khu vực lên án, nguy cơ bị cô lập, Bắc Kinh tìm thế gỡ qua ngoại giao với Hàn quốc, Đức, mua chuộc Lào, Campuchia, Thái và xuống giọng hạ nhiệt với Ấn Độ, riêng Việt Nam, có lẽ đã học được bài học của 16 chữ vàng và 4 tốt của ông bạn thâm độc, đang giữ khoản cách an toàn khi nhích lại gần Mỹ và các quốc gia khác; Việt Nam, Phi Luật Tân hoan hỷ khi Thượng viện Mỹ tuyên bố Nghị quyết S. Res 412, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 cùng với lực lượng hải quân ra khỏi vùng biển đang hoạt động, và ngay lập tức trở về nguyên trạng như trước ngày 1 tháng 5.
Việc Mỹ tuyên bố cứng rắn là chuyện của Mỹ, tuân hay bất tuân là chuyện của Bắc Kinh. Bắc Kinh từng bắt mạch Obama chỉ là cọp giấy. Mỹ chỉ sử dụng quân sự đối với các quốc gia yếu kém; những quốc gia lớn như Nga, Trung Cộng thì Mỹ chẳng dại gì đem toàn bộ tài lực sát phạt, Mỹ chỉ cần trừng phạt kinh tế cũng đủ cho 1,3 tỷ người rung rinh, dĩ nhiên Mỹ cũng bị ảnh hưởng kinh tế không ít, còn hơn phải thí mạng. Hiện nay Mỹ cũng bị phân tâm bởi Crimea và một số khu vực; Mỹ tháo khoán cho Nhật và Úc, kết hợp với Ấn, tạo thế liên hoàn trong khu vực. Nghị quyết S.Res 412 của Thượng Viện Mỹ đủ lực đối với Bắc Kinh chăng?, phải chăng việc di dời giàn khoan HD 981 vào sáng ngày 16/7 về hướng Bắc Tây Bắc về đảo Hải Nam do tác động của nghị quyết hay do cơn bảo Thần Sấm cấp 16 vào biển Đông.Phải chăng cơn bảo Thần Sấm giúp cho Bắc Kinh có lý do di dời để đỡ mất mặt vì nghị quyết S.Res 412? Nhưng Bắc Kinh cũng đã mất mặt khi hai máy bay Mỹ bay sát giàn khoan 200m cũng như bay vào vùng cấm do Trung Cộng quy đặt mà không dám phản ứng gì với Mỹ. Đủ thấy uy lực của Mỹ đối với Bắc Kinh như thế nào.
Trước đây tàu lạ bây giờ không còn lạ với bộ mặt trân tráo ỷ mạnh hiếp yếu của Bắc Kinh. Mọi cái lạ đã trở thành quen khi sống gần với kẻ xấu. Khi không còn lạ thì Việt Nam mạnh dạn tố cáo tình Đồng chí thâm độc để nhờ cựu thù giúp sức bảo vệ đất nước.
Dẫu sao, nghị quyết S.Res 412 cũng là sự trấn an khích lệ cho các quốc gia đang tranh chấp với Bắc Kinh. Với thế bao vây của Mỹ và sự giải tỏa lực lượng quân sự của Nhật đủ làm cho Bắc Kinh tỉnh ngộ, không dám sử dụng quân sự hiện nay với các quốc gia đang tranh chấp và giảm hung hăng côn đồ. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chịu thúc thủ, đang tìm cách cởi trói và vô hiệu hóa chiến lược xoay trục của Mỹ tại Châu Á, song song ngoại giao hạ nhiệt và tìm đồng minh nhẹ dạ để liên kết.
Minh Mẫn16/7/2014