đậu tương đen hữu cơ

Ý kiến độc giả

08:53 12/11/2014

Có nên đòi lại đất Nhà thờ Lớn Hà Nội để làm chùa?

(TG&DT) - Cứ cái lý của các bề trên Giáo xứ Thái Hà thì nên đòi lại đất Nhà Thờ Lớn Hà Nội để phục dựng Chùa Sùng Khánh Báo Thiên, một trong "tứ đại khí" của dân tộc mới là việc quan trọng hơn cái hồ Ba Giang.
Cái hồ Ba Giang

Mấy bữa nay, giới linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Thái Hà lại ồn ào khiếu kiện, kích động một số giáo dân ra ngăn cản chính quyền Hà Nội xây dựng công viên cây xanh, sân chơi, tiểu cảnh cho khu vực hồ Ba Giang ở phường Quang Trung, quận Đống Đa. Lý do mà họ đưa ra là khu đất rộng hơn 18.000 mét vuông Hồ Ba Giang là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của Giáo xứ Thái Hà và Nhà Dòng Chúa Cứu Thế trong lịch sử.

Phía chính quyền thì cho rằng: "Khu đất Hồ Ba Giang (diện tích 14.182m2) nằm trong diện tích hơn 80.000 m2 đất mà Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao sang cho Nhà nước quản lý từ năm 1961". Căn cứ Khoản 5 điều 26 Luật đất đai năm 2013 quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Việc xây dựng công viên trên khu đất ấy là làm đẹp môi trường thành phố, là nơi vui chơi, nghỉ ngơi cho cộng đồng dân cư trong khu vực, trong đó có cả giáo dân và được đông đảo nhân dân ủng hộ.

Chính quyền Hà Nội, từ năm 2008, do có khiếu nại của Linh mục Vũ Khởi Phụng, chánh xứ Thái Hà đã trả lời bác bỏ khiếu nại và cung cấp đầy đủ văn bản pháp lý do Linh mục Vũ Ngọc Bích ký ngày 27/5/1963, xin bàn giao cho đất, nhà trên đất cho chính quyền quản lý, kèm theo bản kê khai ruộng đất, hồ ao và bất động sản trên đất cho Hợp tác xã dệt thảm Đống Đa sử dụng. Giáo xứ đã nhận 40 triệu đồng bồi thường của HTX dệt thảm Đống Đa. Vì vậy, Giáo xứ khiếu nại và ngăn cản việc thi công công trình là bất hợp pháp.

Sự việc thì đã rõ, yếu tố pháp lý cũng đã rõ, song ngày 16/10/2014, một lần nữa các Linh mục, tu sỹ Dòng Chúa Cứu Thế, Giáo xứ Thái Hà lại khiếu nại, đòi lại đất đai.

Đấy là một việc làm bất chấp luật pháp, bất chấp cả lịch sử, đạo lý. Nói như các giáo sỹ Thái Hà thì cái gì trong lịch sử nó là của tôi là phải trả lại cho tôi, dù trước đó tôi đã chuyển giao cho người khác! Cứ như vậy thì phải xới tung cả đất nước này lên mà xử kiện.

Nhân cái lý của các Giáo sỹ Giáo xứ Thái Hà thì tôi cũng có thể đề nghị Nhà nước đòi lại đất Nhà thờ Lớn Hà Nội để trả cho Giáo hội Phật Giáo vì đó, trong lịch sử là đất của Chùa Sùng Khánh Báo Thiên, một trong "An Nam tứ đại khí" của nước Việt.

Chùa Sùng Khánh Báo Thiên

Sử sách còn ghi: Sau khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi (1054) trong nước thái bình, thịnh trị. Năm Bính Thân, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ ba (1056), mùa thu tháng 8, nhà vua cho xây dựng ngôi chùa trên bờ hồ Lục Thuỷ (lại có tên khác là hồ Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân hay hồ Hoàn Kiếm) ở phía đông thành Thăng Long. Chùa được đặt tên là chùa Sùng Khánh Báo Thiên để thờ Phật và một vị thánh tăng là Khổng Lộ. Vua Lý Thánh Tông còn lệnh xuất kho lấy 12.000 cân đồng đúc một quả chuông lớn để tại chùa và ngự chế một bài minh khắc vào đấy.

Qua năm sau, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ tư, Đinh Dậu (1057), mùa xuân, vua Lý Thánh Tông cho xây Đại Thắng Tư thiên bảo tháp nằm trong khuôn viên rộng lớn của chùa Báo Thiên. Tháp cao đến vài chục trượng. Theo Việt sử lược, Tháp có 30 tầng, còn theo Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều tài liệu khác thì Tháp có 12 tầng. Vì tháp của chùa Sùng Khánh Báo Thiên nên về sau người ta thường gọi là tháp Báo Thiên.

Tháp được xây trên một gò đất cao, bên bờ hồ Lục Thủy (Hồ Hoàn Kiếm) phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, ngoài cửa chính Đông của kinh thành Thăng Long (nay là phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nền tháp được xây bằng đá và gạch. Các viên gạch đều được khắc dòng chữ "Lý gia đệ tam đế Long Thuỵ Thái bình tứ niên tạo" (chế tạo năm Long Thuỵ Thái Bình thứ tư triều vua thứ ba nhà Lý). Tầng thứ ba của tháp có ghi: "Thiên tử vạn thọ". Các tầng trên và ngọn tháp được đúc bằng đồng. Ngọn tháp có khắc chữ "Đao ly thiên" (ngọn giáo cao liền trời).

Trong tháp có trang trí nhiều tượng người và vật bằng đá rất tinh xảo. Tháp là một công trình nghệ thuật kỳ vĩ, thuộc loại to lớn nhất kinh thành, biểu tượng cho nước Đại Việt hiên ngang tồn tại một góc trời. Thời bấy giờ Tháp Báo Thiên được xem là một trong bốn công trình lớn của nước Nam "An Nam tứ đại khí" (Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, đỉnh Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm).

Sử cũ chép rằng, tháng 8 năm Mậu Ngọ (1258) niên hiệu Nguyên Phong thứ 8 đời vua Trần Thái Tông, ngọn tháp bị cuồng phong quật đổ rơi xuống. Tháng 3 năm Nhâm Tuất 1322 lại bị sét đánh sụt mất hai tầng góc phía đông. Tháng 6 năm Bính Tuất 1406 đời Hồ Hán Thương, đỉnh tháp lại bị rơi đổ.

Trải bao phen thay đổi, tháp chỉ còn trơ một nền và một đống gạch vụn như núi, người ta vẫn còn nhìn thấy mấy chữ "Lý triều đệ tam đế". Đến năm Bính Ngọ (1786) đất nước có chiến tranh, chùa tuy không bị đốt cháy, nhưng đã bị đổ nát. Đến năm Đồng Khánh nguyên niên (1886) thời nhà Nguyễn, Thăng Long không còn là kinh đô, chùa trở thành một cảnh hoang vu cô tịch.

Năm 1887, quan Hà Ninh tổng đốc Nguyễn Hữu Độ thấy chùa ở gần sát cửa nhà Chung, theo nguyện vọng của giám mục Puginner, cho sung công chùa, còn đất thì cúng vào nhà Chung để xây nhà thờ lớn Hà Nội.

Nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay nằm trên nền chùa Sùng Khánh và phố Nhà Thờ là nền Tháp Báo Thiên nổi tiếng thời Lý và của nhà nước Đại Việt.

Kết luận

Cứ cái lý của các bề trên Giáo xứ Thái Hà thì nên đòi lại đất Nhà Thờ Lớn Hà Nội để phục dựng Chùa Sùng Khánh Báo Thiên, một trong "tứ đại khí" của dân tộc mới là việc quan trọng hơn cái hồ Ba Giang.

Nói người phải nghĩ đến ta.

Mõ Làng
Nguồn link: http://molang0205.blogspot.com/2014/11/co-nen-oi-lai-at-nha-tho-lon-ha-noi-e.html

Bình luận (1)

linh mục nguyen bá tòng bợ đít mẫu quốc pháp chống lại tổ quốc mà sao còn có tên đường tại bảy hiền tân bình...nhân vật dày mả tổ có xứng đáng........ chăng.BAN TÔN GIÁO DÂN TỘC NÊN XÉT LẠI
thái ( 10/12/2014 00:02:44)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp