đậu tương đen hữu cơ

Ý kiến độc giả

18:11 19/12/2014

Truyền thông việc Giáo hoàng từ chối gặp đức Đạt Lai Lạt Ma: Bài học liên tôn thấm thía

(TG&DT) - Việc một vị nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo một tổ chức quy mô toàn cầu, gặp ai hay không gặp ai, là điều rất bình thường. Thế là dẹp tất truyền thống, chủ trương liên tôn, công bằng, nhân quyền… gì đó. Những thứ đó khi cần thì người ta nói, khi cần thì đập phá tan tành, còn phải đập cho kêu, cho vang, cho thành sự kiện, cho mọi người bu lại xem một người, một đoàn, một dân tộc mất mặt thì mới hài lòng.
Cái đáng chú ý là cách gặp hay cách không gặp, cũng như là cách truyền thông về sự kiện đó.

Bài viết này bình luận cách Giáo hoàng Phanxicô, ngày 12/12/2014, từ chối gặp Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng, cũng như những hệ quả của việc truyền thông sự kiện này.

Truyền thông phương Tây đưa tin, nhân Hội nghị lần thứ 14 của những nhân vật đã được trao giải Nobel, tổ chức tại Roma, Ý trong 3 ngày 12, 13, 14/12/2014, Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng đã có mặt tại Roma.

Hội nghị này được tổ chức tại Roma do dời từ Cape Town, Nam Phi vì chính phủ Nam Phi không cấp thị thực nhập cảnh cho Đạt Lai Lạt Ma trước viễn cảnh làm Trung Quốc phiền lòng. Điều này cho thấy vai trò của Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng trong hội nghị này.

Thế nhưng, đáp lại lời thỉnh cầu được tiếp kiến, Giáo hoàng Phanxicô tại Roma đã từ chối. Điều đáng nói hơn, là cách từ chối.

Việc từ chối được loan tải rộng rãi trên truyền thông.

Chúng ta đều biết, trong hoạt động ngoại giao, việc tổ chức các cuộc gặp là hết sức chu đáo, tế nhị và khéo léo. Việc gặp hay không gặp có thể thu xếp riêng tư qua đường ngoại giao. Việc từ chối gặp trong ngoại giao có thể chỉ một hai người biết, không mất mặt ai. Thế nhưng, nếu đã làm rùm beng ra bằng báo chí cho cả thế giới biết, thì câu hỏi là tại sao phải làm như vậy.

Phía mất mặt là Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng, cũng như cả khối Phật giáo quốc tế là điều dễ dàng nhận thấy.

Nhưng tại sao phải làm thế, phải đưa lên truyền thông như thế, phải làm mất mặt như thế, thay vì những quan chức cấp thấp hơn thông tin là đủ, gọn ghẽ, êm thấm.

Sự kiện truyền thông việc Giáo hoàng Phanxicô  từ chối gặp Đạt Lai Lạt Ma không chỉ là sự “hy sinh” Đạt Lai Lạt Ma như có bản tin đã gọi như thế. Nếu “hy sinh” thì có thể làm trong yên lặng, không dùng truyền thông mà đánh. Việc từ chối không gặp một cách kín đáo, trong yên lặng, thì không làm thành sự kiện, không làm mất mặt. Nhưng cái ở đây Vatican cần là sự kiện truyền thông, là làm mất mặt.

Có thứ đó thì mới ghi được điểm trong cuộc thương lượng để đến với Trung Quốc. Vatican đang theo đuổi mục tiêu này.

Im lặng, từ chối lặng lẽ, riêng tư thì có gì để nói. Đó đâu phải là quà? Sự kiện làm mất mặt Đạt Lai Lạt Ma mới là món quà đáng giá. Vì vậy, chuyện Giáo hoàng Phanxicô không gặp Đạt Lai Lạt Ma mới lên truyền thông, cả thế giới điều biết.

Đối với chủ trương liên tôn của Vatican, thì làm thế quả khó coi. Nhưng càng khó coi thì càng có điểm cao với Trung Quốc.

Thầm lặng, bề ngoài không có chuyện gì, thì làm sao mà ghi điểm, làm sao thành quà tặng.

Nó giống như muốn đuổi ai ra khỏi cửa, nhưng mục tiêu không phải là việc ra khỏi cửa của ai đó, mà là cho một người khác nữa biết là tôi có đuổi đây và làm người bị đuổi ê mặt, cho nên phải la lên oang oang, càng lớn tiếng càng tốt. Người ta càng nghe rõ càng hay.

Vì vậy, 12/12/2014 tin tức Giáo hoàng từ chối tiếp Đạt Lai Lạt Ma loan cùng khắp thế giới. Đức Đạt Lai Lạt Ma và đoàn Tây Tạng mất mặt, cũng không đẹp mặt đẹp mày Phật giáo và triều đình Vatican. Nhưng có một phía rất vui lòng trên cú làm sự kiện này.

Vatican cũng không đẹp mặt, vì họ luôn nói liên tôn. Nhưng cái được cho Vatican là giá trị hơn, vì mục tiêu một không gian truyền đạo có đến 1,4 tỷ người.

Thế là dẹp tất truyền thống, chủ trương liên tôn, công bằng, nhân quyền… gì đó. Những thứ đó khi cần thì người ta nói, khi cần thì đập phá tan tành, còn phải đập cho kêu, cho vang, cho thành sự kiện, cho mọi người bu lại xem một người, một đoàn, một dân tộc mất mặt thì mới hài lòng.

Thật là cay đắng cho Đạt Lai Lạt Ma, cho người Tây Tạng. Không gặp thì thôi, lại còn bị truyền thông rộng rãi cho mọi người biết.

Đối với Phật giáo, thì nên xem đây là một bài học liên tôn. Mục tiêu liên tôn không phải là đoàn kết, hữu nghị, liên đới… gì hết. Đó là công cụ cho quyền lợi một tôn giáo. Khi có một công cụ khác có ích hơn, thì cần đập vỡ công cụ cũ, người ta cũng đập và loa lên khắp làng khắp xóm.

Người Phật giáo chúng ta thường hỷ xả, dễ dãi, cho nên tôi nói ra không phải ghim gút, phiền hà, để bụng. Nhưng chúng ta cũng phải có cái nhìn toàn diện, chánh kiến, bao quát, nhận chân ngọn nguồn, bản chất. Đừng thấy họ gặp thì mừng, nghĩ rằng họ thực lòng như thế. Cho gặp rồi đuổi, việc đuổi sẽ đáng giá cao hơn, điểm số cao hơn. Những lần gặp trước, nếu có, chỉ là để chuẩn bị để có ngày đuổi, để đuổi cho thật đau, để có bối cảnh để mà đuổi.

Người tu sĩ Phật giáo trước chiêu bài liên tôn hãy hết sức cẩn thận. Cần dự kiến mọi tình huống có thể, cũng như lý giải được mọi hiện tượng ngay từ đầu, ngay từ khi bắt đầu thắt nút. Để khi nút thắt hình thành thì không gỡ được.

Trong vụ Giáo hoàng từ chối tiếp Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta có nghĩ rằng phía Vatican không dự đoán được tình huống giáo hoàng phải từ chối tiếp không? Chắc chắn là không. Chỉ có phía Phật giáo Tây Tạng mới đơn giản nghĩ rằng Giáo hoàng sẽ nhận lời nên mới đưa đề nghị gặp.

Trong quan hệ với đạo Ca tô La Mã, các nhà lãnh đạo Phật giáo bao giờ cũng bị yếu thế. Lần này có thể làm gì được sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị sử dụng một cách phủ phàng như thế.

Minh Thạnh

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp