đậu tương đen hữu cơ

Ý kiến độc giả

17:50 18/08/2017

Vẫn là chuyện tôn giáo

(TG&DT) - Thời gian qua, những chuyện bất ổn xẩy ra từ các giáo xứ Công giáo, phần lớn từ đàng ngoài. Một thời gian xôn xao như Nghệ An, Hà Tĩnh, Cồn Dầu,Con Cuông, Thái Hà...rồi đâu lại vào đấy, để rồi, lưu lại dấu ấn phiền muộn cho giáo dân, cho quần chúng như vết đau khó phai.
Trên trang " Việt Nam Thời Báo" và "Việt Nam Mới", có tựa đề: " Linh mục Trần Văn Thành đang hăm dọa chính quyền?". Báo nêu nguyên văn lời của Linh Mục Trần Văn Thành,với đại ý chính quyền thiếu công minh: -  “Nếu đúng như thế thì đừng mong có một khối đại đoàn kết và có sự hợp tác tốt đẹp giữa Chính quyền và Công giáo!”. Đó là câu kết trong stt của Linh mục Phêrô Trần Văn Thành, Chánh xứ Tam Tòa, GP Vinh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) sau khi nhận được công văn phản hồi của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 14/7/2017 về việc không bố trí thêm quỹ đất cho giáo xứ do “GX Tam Tòa nằm trong khu trung tâm của TP Đồng Hới, có quỹ đất hạn chế, không có điều kiện mở rộng do khu vực xung quanh đã có quy hoạch được phê duyệt và các dự án đang được triển khai, sử dụng ổn định”.

Xin mời đọc nguyên văn bài viết của tác giả An Chiến: Toàn văn stt của Linh mục này như sau: “NGÔI NHÀ THỜ BỊ “BỨC TỬ” TRONG KHI ĐANG HỒI SINH"

Dấu hiệu tâm linh đã trở lại nơi vùng đất hoang tàn đổ nát một thời, tp Đồng Hới qua sự hiện diện của ngôi nhà thờ Tam Toà và ngôi chùa Đại Giác. Mặc dù cả hai công trình đều được xây lại cùng thời và cùng nơi (gần nhau, nằm trên cùng một con đường), nhưng ngôi chùa Đại Giác có diện tích được cấp là 10.000 mét vuông và đã được cấp đất bổ sung 2 lần. Trong khi đó, nhà thờ Tam Toà đề nghị cấp 9.000 nhưng chỉ được cấp trả lại 6019 mét vuông (cấp trả là vì Chính quyền đã lấy khu nhà thờ cũ Tam Toà và cấp trả lại nơi mới).

Và giáo xứ Tam Toà đã xin cấp bổ sung 4 lần, (mục đích là để cho công trình này có đủ không gian thoáng làm nên một công trình có giá trị văn hoá, một điểm đến hấp dẫn cho du khách, và là một trong những điểm nhấn cho thành phố du lịch), nhưng đều bị từ chối, vì lý do xung quanh đã quy hoạch (mặc dù quỹ đất vẫn còn và bỏ hoang).

Điều này cho thấy, mặc dù ngôi nhà thờ Tam Toà đang được hồi sinh nhưng nó cũng đang bị “bức tử” trong “phôi thai”.

Vỉ với diện tích đã được cấp thì sau khi xây dựng xong nhà thờ và các công trình phụ trợ, mật độ xây dựng quá dày và phá vỡ nét đẹp đáng có của công trình nhà thờ.

Phải chăng Chính quyền tỉnh Quảng Bình đang có một sự kỳ thị tôn giáo, vô tâm và thiếu tầm nhìn trong quy hoạch về một thành phố đang phát triển về du lịch?”.

Không hiểu nhiều người sẽ nói gì khi đọc stt này nhưng tôi cho đó là một sự hăm dọa của Vị linh mục này về mối đoàn kết giữa chính quyền và Công giáo, ít nhất liên quan đến Gx mà Linh mục này phụ trách.

Và ngầm hiểu sự hăm dọa này là: Khi không được đáp ứng thì đừng mong Linh mục, giáo dân nơi đây có mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền, thực hiện, nghe theo các hoạt động quản lý từ chính quyền….

Ở đây không muốn nói nhiều và phân tích sâu thêm những điều được Linh mục này hướng đến. Chỉ xin nhắc Linh mục Trần Văn Thành rằng: Bài học đến với Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vẫn chưa hề lỗi thời chút nào!

Giáo dân có thể che chở các ông nhưng nhân dân nói chung thì sẽ không dung thứ nếu các ông để xảy ra tình trạng mất đoàn kết lương – giáo, đoàn kết toàn dân tộc. Và chính quyền nhân nhượng không có nghĩa là họ để các ông làm gì thì làm! (An Chiến)

                                                           ****
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung BộViệt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Quảng Bình  giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.

Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069.

Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1989 lại tách ra như cũ.

Khi tách ra, tỉnh Quảng Bình có 5 đơn vị hành chính gồm thị xã Đồng Hới và 4 huyện Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.

Sau ngày thống nhất đất nước, Quảng Bình tuy có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng vẫn chưa thoát được cái nghèo trên vùng đất nhỏ hẹp nhất so với các tỉnh bạn. Tình hình chung là vậy thì vấn đề tôn giáo cũng không khá hơn.

Trãi qua nhiều cuộc binh biến như thời Trịnh Nguyễn phân tranh -(1774), phong trao Văn Thân khởi nghĩa ( 1886). Năm 1968 chiến tranh đã tàn phá nhà thờ Tam Tòa.

Nhà thờ Tam Tòa là một nhà thờ Công giáo toạ lạc đường Nguyễn Du, phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.Tam Tòa thuộc hạt Nguồn Son, Giáo phận Vinh. (Từ năm 2005 về trước Tam Tòa thuộc Tổng giáo phận Huế).Được xây từ năm 1886 với phong cách kiến trúc Bồ Đào Nha, đây được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam, mặc dù ngày nay nó chỉ còn là phế tích.

Ngày 23 tháng 10 năm 2008, UBND tỉnh Quảng Bình và Tòa Giám mục Xã Đoài cùng thống nhất và ký bản ghi nhớ với nội dung: "Khuôn viên nhà thờ Tam Tòa cũ hiện là chứng tích tội ác chiến tranh. Hai bên sẽ giữ nguyên và tôn tạo nhằm bảo vệ cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ... Giáo hội có nhu cầu xây dựng cơ sở thờ tự, thì làm thủ tục xin cấp đất theo đúng quy định, trên cơ sở quỹ đất của địa phương và quy hoạch tổng thể thành phố Đồng Hới." 

Tam Tòa trước kia thuộc Giáo phận Huế, ngày 15/5/2006, Tổng giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. (có hơn 1,000 giáo dân sinh sống tại địa bàn thành phố Ðồng Hới, quanh nhà thờ Tam Toà).

Qua những đơn khiếu kiện về tài sản Giáo hội, chính quyền Quảng Bình đã cấp cho Tam Tòa 6.019m2 thay vì 9.000m2 theo yêu cầu, bởi  khu vực Tam Tòa nằm ngay thị tứ không còn đất thừa. Trong khi chùa Đại Giác được cấp 10.000m2. Tại sao? 

Quá trình xây dựng công trình nhà thờ hiện nay, chính quyền tỉnh Quảng Bình cũng đã nhiều lần gỡ rối, hợp lý hóa các sai phạm của Gx để mọi thứ được êm xuôi. Đáng chú ý là việc Gx tổ chức đặt viên đá đầu tiên với sự hiện diện của nhiều vị khách quan trọng khi chưa được cấp phép thiết kế xây dựng. Trước việc này, để Gx không mất mặt trước quan khách khi chính quyền đến đình chỉ xây dựng vì sai phạm, Chính quyền tỉnh Quảng Bình đã linh hoạt cấp phép từng phần công trình (vì trước đó Gx chưa gửi hồ sơ phê duyệt thiết kế đến Sở xây dựng tỉnh này). Tiếp đó, dù liên tiếp có các sai phạm khác như xây dựng phần còn lại không phép, xây quá thiết kế được phê duyệt nhưng với tinh thần đối thoại và linh hoạt chính quyền Quảng Bình đã không làm khó Gx. 

Sáng ngày 21/4/2016, Tam Tòa đã diễn ra thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ giáo xứ. Hiện diện trong thánh lễ có Đức TGM Leopoldo Girelli – đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Giám mục Phaolô – chủ chăn giáo phận, Đức cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục giáo phận Nha Trang, một người con của giáo xứ Tam Tòa và Đức Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên. Đồng tế trong Thánh lễ còn có đông đảo Quý LM trong và ngoài giáo phận, Quý chủng sinh, Quý tu sĩ nam nữ, Quý khách và khoảng 5000 bà con giáo dân, mà chính quyền vẫn du di mặc dù không được thông báo các nhân sự từ các nơi khác đến.

Đối với Phật giáo,khu đất chùa Đại Giác hiện diện, không đơn giản chỉ là khu đất thoáng đạt. Trước kia, nơi đây, địa phương cũng đã cấp cho giáo xứ Tam Tòa, nhưng Giáo xứ chê vì đó là hồ nuôi tôm sâu hơn 3m, diện tích cũng hơn 6.000m2 vì thế, nhà nước cấp cho Giáo xứ địa điểm ngay trung tâm Thành phố như hiện nay; vì trong Thành phố, quỷ đất đều nằm trong dự án quy hoạch, vì thế qua 4 lần xin cấp thêm vẫn không được, chính quyền yêu cầu Giáo xứ liên lạc với sở xây dựng điều chỉnh mật độ xây dựng theo quy hoạch để tương thích với diện tích đang có.

 Trong khi chùa Đại Giác là cơ sở của Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Quảng Bình, chấp nhận ao trũng để san lấp tốn kém gấp đôi xây dựng trên nền đất phẳng của Giáo xứ Tam Tòa, và dĩ nhiên, sau khi san lấp và xây dựng trên đầm tôm thì diện tích không đủ cho những sinh hoạt cộng đồng mỗi mùa đại lễ, phần đất hẹp,trũng còn lại, chắc chắn không cơ quan nào muốn nhận, vì thế, BTS PG Quảng Bình đề xuất xin tận dụng.So với các cơ sở tôn giáo hiện nay, chùa Đại Giác của Phật giáo tương đối có bề thế, những chùa còn lại chưa đến 10 ngôi,mang vóc dáng cũ kỹ, chưa chính thức được xem là cơ sở sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, một số ngôi chưa được hoàn trả lại cho Giáo hội. Như thế, tài sản vật chất của Phật giáo chỉ bằng 1/10 của Công giáo hiện nay, tại sao phải đặt vấn đề diện tích Đại Giác 10.000m2  mà giáo xứ Tam Tòa chỉ 6.019m2.

Quảng Bình tuy là vùng đất hẹp,nhưng  là địa danh sản sanh nhiều vị đi vào lịch sử như Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Đỗ Mậu, Thiền sư Thích Trí Quang. Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840), giáo dân Công giáo, được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh vào năm 1988. Lê Văn Thái (1890-1968), giáo sĩ Tin Lành, nguyên Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Việt Nam thời kỳ (1942-1960)...

Đồng thời Quảng Bình cũng là vùng đất chịu nhiều tan thương chinh chiến, do thế cái nghèo cái khó luôn đeo bám người dân.Trận bão lũ năm 2016 đã nhấn chìm bao nhiêu gia cảnh tan thương, chùa Đại Giác đã tiếp 137 đoàn từ thiện Phật giáo từ Nam ra, họ cứu trợ không phân biệt Lương-Giáo.

Hàng năm,theo thông tin từ các cha quản xứ khu vực tỉnh Quảng Bình, các giáo xứ: Hòa Ninh, Cồn Sẻ, Vĩnh Phước, Cồn Nâm, Liên Hòa, Diên Trường, Văn Phú, Giáp Tam, Yên Giang, Tân Phong, Kinh Nhuận, Phù Kinh, Minh Cầm, Tân Hội, Chày, Hà Lời và Trung Quán vẫn bị ngập nặng. Nhiều nơi bị cô lập hoàn toàn. Những hoàn cảnh tan thương như thế, người dân Quảng Bình luôn đối diện với khổ đau, tôn giáo nên bắt tay nhau và cần sự hỗ trợ của chính quyền làm vơi đi những đày đọa trời hành mỗi năm. Trước những vấn nạn của xã hội và cuộc sống, Phật giáo thì quá nhũn nhặn đến  độ thụ động, Công giáo thì quá kiên cường đến độ đối đầu, cả hai thái cực như thế chả giải quyết được gì. Tinh thần Bi-Trí-Dũng của nhà Phật được áp dụng đúng mức, có lẽ giúp cải thiện nhiều cho dân tộc hiện nay.

                                           ****

“NGÔI NHÀ THỜ BỊ “BỨC TỬ” TRONG KHI ĐANG HỒI SINH" hay là: “Nếu đúng như thế thì đừng mong có một khối đại đoàn kết và có sự hợp tác tốt đẹp giữa Chính quyền và Công giáo!”, hy vọng đây không thể là lời phát biểu của một vị LM quản xứ, Giáo xứ Tam Tòa, nhưng sự thật trên facebook cá nhân của LM, người đọc không thể nhầm:... 

"..Ngôi chùa Đại Giác có diện tích được cấp là 10.000 mét vuông và đã được cấp đất bổ sung 2 lần. Trong khi đó, nhà thờ Tam Toà đề nghị cấp 9.000 nhưng chỉ được cấp trả lại 6019 mét vuông"

Lời phát biểu nóng vội đã manh nha sự chia rẽ không nên có. Hy vọng các chức sắc tôn giáo cần cẩn trọng vì sự so bì hay hăm dọa. Thể hiện tinh thần ôn hòa trong đối thoại dẫu sao vẫn là phương cách tốt thể hiện nhân cách của một vị lãnh đạo tôn giáo đối với tôn giáo và tôn giáo đối với nhà nước.

Minh Mẫn

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp