đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

17:02 07/02/2012

Lấp lánh câu Chèo đò kể hạnh

Lối hát hò này được dựa theo sự tích của Phật bà Quan Âm - người đi tu ở chùa Hương Tích, và người già trong làng năm nào cũng đi kể hạnh về sự tích của Phật bà Quan Âm. Những câu hát được cất lên với mong muốn để ngài độ cho toàn dân mạnh khỏe, học được sự tích của người.

Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, giúp cho thế hệ trẻ hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước.


Cứ mỗi độ xuân về, người dân ở khắp nơi lại tưng bừng đi lễ hội. Với người Việt Nam, đi chảy hội đầu năm không chỉ để cầu may cho năm mới hay gột bỏ những ưu phiền của năm cũ, mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc.


Trong số những hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc đầu năm của người Việt, có một nét văn hóa mang màu sắc phật giáo nhưng lại bắt nguồn từ dân gian đến nay vẫn diễn ra tại các đình, chùa, đó là hình thức chèo đò kể hạnh.

 

Hát chèo đò - hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian.


Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chèo đò kể hạnh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình.


Đã thành lệ, cứ đến mùng 10 tháng giêng hàng năm, dân làng thôn Phú Thứ, Từ Liêm, Hà Nội lại tổ chức lễ hội ở đình làng. Sau phần lễ, mọi người lại quây quần nghe chèo đò kể hạnh.


Sau khi chiếu được trải xuống sân đình, một cụ bà đứng dậy cầm mái chèo làm động tác như chèo đò và hát những đoạn văn lục bát nội dung liên quan đến tích nhà Phật, gọi là kể hạnh. Các cụ bà nghe hát, chắp tay thành kính và xướng lại lời hát như lối hát-hò.


Lối hát hò này được dựa theo sự tích của Phật bà Quan Âm - người đi tu ở chùa Hương Tích, và người già trong làng năm nào cũng đi kể hạnh về sự tích của Phật bà Quan Âm. Những câu hát được cất lên với mong muốn để ngài độ cho toàn dân mạnh khỏe, học được sự tích của người.


Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Bởi vậy, chèo đò kể hạnh có hình thức đơn giản nhưng nó mang một ý nghĩa tâm linh lớn lao.


Trong bảng lảng khói nhang, hòa vào không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng cùng tiếng hát kể hạnh, mỗi người đến lễ chùa đầu năm sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất, sự kết nối với tổ tiên, với cõi thiêng vô cùng tận…


Giáo sư Trần Lâm Biền-Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, nếu như tâm tư của chúng ta được xuất thần theo lời kể của mấy bà cụ ngồi cầm chèo thì có thể thấy hình như có một con thuyền nào đó, trôi một cách hững hờ trên dòng sông cuộc đời. Hoặc chúng ta có thể nhìn thấy con thuyền đứng đó mà cứ như đi, đi mãi, trôi trên dòng tâm tưởng, vượt bến đời, bến mê về miền giác ngộ. Còn kể hạnh là để dẫn chúng sinh đi vào con đường trí tuệ, con đường giải thoát.


Chèo đò kể hạnh được bắt đầu từ thời Trần, với văn kể hạnh về Phật Giáo Trúc Lâm do Vua Trần Nhân Tông khởi xướng. Kể hạnh lúc đầu là một loại văn học truyền miệng để duy trì những tài liệu lịch sử về các vị tổ sư Phật Giáo. Kể là kể chuyện, hạnh là hành trạng các vị tổ sư. Sau này, chèo đò kể hạnh được sử dụng như một hình thức dạy dỗ con cháu với nội dung phong phú hơn.


GS Trần Lâm Biền cho biết thêm, nổi bật nhất trong các chiếu chèo ở các ngôi chùa là gắn với Mục Kiền Liên cứu mẹ. Thông qua câu chuyện này giáo dục Phật tử mọi thế hệ từ nhỏ đến già là phải biết tôn trọng tứ thân phụ mẫu, phải biết quý trọng tổ tiên và từ đó biết quý trọng trật tự gia đình, từ đó đi đến trật tự làng xóm và trật tự của đất nước. Dẫn từ yêu quý bố mẹ đến yêu quý non sông đất nước. Chiếu chèo chủ yếu là bà Thanh đề gần như không thể thiếu được. Có khi người ta kể hạnh về bà chúa Ba, Quan Âm, Quan Âm Thị Kính…


Mặc dù chèo đò kể hạnh chỉ chiếm một vị trí khiêm nhường nơi góc sân đình, chùa, với dụng cụ chỉ là một manh chiếu, mái chèo,  nhưng hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian này vẫn tồn tại cùng năm tháng. Sở dĩ nét văn hóa có một không hai này có sức sống mãnh liệt vượt thời gian là bởi nó là sản phẩm của nhân dân, được nhân dân sáng tác và đón nhận.


Giống như một gam màu lấp lánh, chèo đò kể hạnh đã và đang tạo nên nét đa sắc trong bức tranh văn hóa đậm đà dân tộc Việt Nam.

 

Mỹ Trà

Nguồn link: http://vov.vn/Home/Lap-lanh-cau-Cheo-do-ke-hanh/20121/197922.vov

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp