Bổn phận của người phật tử tại gia đối với tự thân như thế nào mới phù hợp với lời Phật dạy?
- Ngoài bổn phận làm người cho xứng đáng với danh nghĩa con người, cho tròn nhân cách, người phật tử còn luôn luôn cố gắng trau dồi đức hạnh, tu tâm dưỡng tánh, bằng việc giữ đúng Tam quy, Ngũ giới để cho thân tâm được an lạc, thanh tịnh, để được làm người tốt trong đời này và đời sau. - Người phật tử phải luôn tinh tấn tu tập để thoát khỏi sinh tử luân hồi, tiến dần đến bến bờ giải thoát trong tương lai.
Bổn phận làm con đối với cha mẹ như thế nào mới phù hợp với lời Phật dạy ?
Bổn phận làm con đối với cha mẹ phải đủ 5 điều:
1. Hết lòng hiếu kính, chăm lo việc ngủ nghĩ của cha mẹ tùy theo thời tiết.
2. Chăm lo miếng ăn thức uống cho cha mẹ vừa lòng.
3. Gánh vác công việc nặng nhọc để cha mẹ được thư thái, vui vẻ tuổi già.
4. Luôn luôn nhớ nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục để lo báo đáp kịp thời lúc cha mẹ còn sinh tiền
5. Hết lòng thuốc thang chăm sóc khi cha mẹ đau ốm không nề khó nhọc, không sợ hao tốn.
Bổn phận của người phật tử đối với bà con thân thích?
1. Khuyên can, nhắc nhở bỏ ác làm lành.
2. Hết lòng giúp đở khi có người bị ốm đau, bệnh tật.
3. Không tiết lộ những việc kín đáo, riêng tư của người này cho người khác.
4. Năng lui tới hăm viếng nhau. Hỷ xả cho nhau, không cố chấp giận hờn.
5. Giúp đở người nghèo khổ, thiếu hụt hơn mình.
Bổn phận của học trò đối với thầy như thế nào mới phù hợp với lời Phật dạy?
1. Phải kính mến thầy như cha mẹ.
2. Phải vâng lời thầy dạy bảo. 3. Phải giúp đở thầy trong cơn hoạn nạn.
4. Phải siêng năng học tập cho vui lòng thầy.
5. Khi thôi học rồi cũng phải năng lui tới thăm viếng thầy.
Bổn phận của phật tử đối với chư Tăng và thiện hữu tri thức như thế nào mới phù hợp với lời Phật dạy?
1. Hết lòng thành thật đối với chư Tăng và thiện hữu tri thức.
2. Cung kính vâng lời các vị minh sư và các thiện hữu.
3. Chăm chỉ nghe lời giảng dạy, thẩm xét kỹ lưỡng rồi như pháp tu hành.
4. Phải cầu học những bí yếu về đạo lý mà mình chưa hiểu.
5. Phải cầu thỉnh các vị minh sư chỉ dạy những pháp môn cần yếu, phù hợp với căn cơ để ngày đêm chuyên tâm tu trì.
Theo Phật học Phổ thông