đậu tương đen hữu cơ

Phong tục tập quán

22:53 21/06/2011

Những nét văn hoá của đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An

Cũng như nhiều dân tộc khác trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Thổ có nhiều truyền thuyết, chuyện cổ tích mang đậm dấu ấn dân tộc mình được lưu truyền qua các thế hệ theo lối “kể đắng” (kể chuyện) như Sự tích lèn Chành Đanh, Hòn đá cục xôi, Mèo và diều…Hầu như làng nào cũng có một vài người có khả năng “ kể đắng” rất diễn cảm
Dân tộc Thổ là một trong những dân tộc sinh sống xen kẽ cùng hai dân tộc Kinh và Thái trong cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền núi tây bắc Nghệ An, với dân số khoảng 80.000 người, sống tập trung chủ yếu tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ và thị xã Thái Hoà, định cư từ khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. 


Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, người Thổ được xem như là một nhóm của dân tộc Mường. Từ tháng 12/1973, thể theo đề nghị và căn cứ vào những phong tục tập quán, sinh hoạt…Tộc danh Thổ được Nhà nước chính thức công nhận là một dân tộc riêng biệt nằm trong  đại gia đình các dân tộc Việt Nam.


 
Người Thổ có nhiều dòng họ, trong đó họ Trương là một họ lớn chiếm số đông trong cộng đồng, tiếp đến là các họ Lê, họ Nguyễn, họ Phạm…


 
Đời sống của đồng bào dân tộc Thổ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp làm nương rẫy, trồng lúa nước và chăn nuôi. Công cụ sản xuất điển hình là chiếc “ cày nại” (cần nọn) gần giống chiếc cày chìa vôi của dân tộc Kinh. Ngoài ra còn có chiếc gậy chọc lỗ tra hạt “cần nón”, “tắm rói”- Đây là công cụ điển hình của phương thức canh tác nương rẫy. Ngoài chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp, người Thổ còn rất giỏi săn bắn và đánh bắt cá. Từ xưa họ đã săn bắt tập thể bằng các loại bẫy đơn giản như bẫy sập, thòng lọng,  lưới…có thể bắt được cả những loại thú lớn như voi, hổ , bò rừng…Kết thúc những buổi săn là việc chia thịt thú rừng săn được cho tất cả các gia đình trong làng không phân biệt giàu nghèo. Người Thổ còn rất giỏi đánh bắt cá trên các ao hồ, sông suối. Nghề đánh bắt cá bằng những dụng cụ đánh bắt đặc trưng khá đa dạng như chài lưới, đăng, xúc..được xem là nghề cổ truyền. Đặc biệt  tất cả các dụng cụ dùng trong công việc đánh bắt cá đều tự tay họ làm .


 
Ngày trước đồng bào Thổ ở nhà sàn và nhà đất lợp tranh như người Kinh. Nhà sàn dân tộc Thổ gần giống nhà sàn người Mường vùng Tây Bắc, Việt Bắc. Nay phần lớn đã ở nhà đất theo kiểu miền xuôi nhưng cách bố trí trong nhà vẫn theo truyền thống dân tộc mình. Đồng bào dân tộc Thổ không có tập quán trồng bông dệt vải…quần áo của họ thường mua bán trao đổi với người Thái và người Kinh, do vậy y phục dân tộc Thổ không đồng nhất, không có bản sắc riêng. Đàn ông thường mặc giống người Kinh, phụ nữ có sự khác biệt tuỳ theo từng vùng, có nơi mặc váy Thái, váy dài có có sọc viền chân váy (vùng Quỳ Hợp, Tân Kỳ và một số địa phương thuộc Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hoà như ở vùng làng Đóng , làng Dong..) Có nơi váy của phụ nữ như của người Kinh (vùng Lâm La - Nghĩa Đàn). Áo của phụ nữ Thổ thường là loại áo 5 thân màu nâu hoặc trắng gần giống với áo của người Kinh.


 
Khác với người Kinh, người Mường, hôn nhân trong cộng đồng dân tộc Thổ thường là hôn nhân nội tộc. Chế độ hôn nhân này có thể xem như là một biểu hiện cao nhất về ý thức củng cố cộng đồng trong điều kiện sống xen kẽ với các dân tộc khác. Ngày trước còn nhiều hủ tục như ở rể, cưới vợ lẽ..nay đã bãi bỏ. Hiện tại, một số nhóm họ dân tộc Thổ ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp và Tân Kỳ vẫn còn phong tục “ngủ mái”- Một hình thức kết bạn, đi tìm hiểu người yêu. Thường khi người con trai con gái đến tuổi cập kê, được phép của gia đình cô gái , người con trai đến “ngủ mái” tại nhà cô gái - người mình chọn để tìm hiểu. Trong đêm “ngủ mái”, trai gái có quyền tự do tâm sự với nhau một cách lành mạnh. Tục lệ lên án và có những hình phạt nặng các hành vi dung tục mờ ám trong đêm “ngủ mái”. Sau đêm “ngủ mái” nếu người con trai và người con gái đồng ý lấy nhau thì bàn các bước thực hiện những nghi thức bắt buộc như nhờ người làm mai mối (ông Pin) sau đó là những cuộc thăm hỏi thường xuyên rồi dạm hỏi và xin cưới…


 
Mang dấu ấn của sự cộng cư nhiều thành phần sắc tộc, người Thổ thờ thần. Hầu như trong tất cả mọi làng người Thổ đều có đền miếu thờ cúng quanh năm các vị thần  và thành hoàng làng. Có làng thờ tới 15 vị thần. Mỗi nghề lại thờ một vị thần với những hình thức nghi lễ riêng. Những người làm nghề tôn giáo - các bậc sư sãi - có vị vị trí khá cao trong cộng đồng. Quan niệm của đồng bào cho rằng vạn vật đều có linh hồn. Khi có người ốm, người ta cúng “ vía mụ bà” và buộc “ vòng vía” cho bệnh nhân. Thường trong các buổi cúng, thầy cúng dùng tiếng Cuối để khấn. Người Thổ rất coi trọng lễ xuống đồng ( cầu móng)  đầu năm mới, lễ cúng cơm mới, lễ mừng nhà mới…với những nghi thức trang trọng. Hàng năm vào dịp lễ xuống đồng, làng chọn một người đàn ông khoẻ mạnh làm ăn khấm khá, nhẹ vía để làm người phát nhát dao đầu tiên và cũng là người chọc lỗ tra hạt giống đầu tiên (gọi là chủ giống).


 
Cũng như nhiều dân tộc khác trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Thổ có nhiều truyền thuyết, chuyện cổ tích mang đậm dấu ấn dân tộc mình được lưu truyền qua các thế hệ theo lối “kể đắng” (kể chuyện) như Sự tích lèn Chành Đanh, Hòn đá cục xôi, Mèo và diều…Hầu như làng nào cũng có một vài người có khả năng “ kể đắng” rất diễn cảm. Trong nền văn hoá của mình, người Thổ đến nay vẫn còn giữ và phổ biến nhiều làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo mang đậm dấu ấn đặc trưng như Đu đu điềng điềng, Ên ên- Ạc ạc, hát Thuôm, hát ghẹo, hát cuối, hát dặm..múa sạp, múa nón… 
 


Cùng với những nhạc cụ truyền thống như sáo, khèn, người Thổ còn có những nhạc cụ của dân tộc mình như cây đàn Thổ (gần giống cây đàn đáy của người Kinh). Đặc biệt phải kể đến cây đàn Tính tang - loại đàn được làm từ một ống tre có hai dây bằng chính thanh cật tre tước ra và căng ngay trên phần mặt có cữ tăng giảm âm vực, sử dụng bằng cách dùng một thanh tre nhỏ có bọc vải một đầu gõ lên, cho âm thanh rất hay. Từ nhạc cụ đơn giản này, hiện tại một số nghệ nhân dân tộc Thổ tại Quỳ Hợp đã cải tiến thành một giàn đàn gồm 8 ống dài ngắn theo cung bậc với cách sử dụng như với loại đàn Tam thập lục …hầu như trong mọi gia đình, dòng họ của đồng bào Thổ ở Nghệ An đều có những dàn cồng chiêng được các thế hệ lưu giữ với cách sử dụng của các nghệ nhân rất độc đáo, thể hiện qua những âm hưởng tiết tấu và những vũ điệu sinh động diễn tả những sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.



Nguồn: Báo Nghệ An

Bình luận (2)

cho mình xin bai về văn hóa tinh thần dân tộc thổ ở Việt nam zới. anh em nào có thì mail cho mình nhé. hậu tạ sau
buihung ( 26/03/2012 19:00:02)
em la nguoi dan toc tho o huyen Nhu Xuan, tinh Thanh Hoa. em khong biet ngon ngu dan toc tho o Nhu Xuan co giong voi ngon ngu mot so noi o Nhe An hay khong? Que em nguoi tho chu yeu mang ho Le. it giao luu voi nguoi tho Nghe An
Ngoc Vuong ( 20/10/2011 08:44:44)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp