đậu tương đen hữu cơ

Kinh - Luật - Luận

10:53 03/05/2012

Phật nói Kinh Bồ Tát Nguyệt Quang (Huyền Thanh)

(TG&DT) - ...“Nay Ta buông bỏ cái đầu, chẳng cầu làm Luân Vương (Cajra-rāja), chẳng cầu sinh về cõi Trời, chẳng cầu làm Ma Vương (Māra-rāja), chẳng cầu làm Đế Thích (Indra), chẳng cầu làm Phạm Vương (Brahma-rāja)…vì cầu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác (Anuttarā-samyaksaṃbuddha), khiến cho người chưa được Thọ Hóa sẽ hồi Tâm Thọ Hóa, người đã được Thọ Hóa sẽ mau được giải thoát...

Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Hồng Lô Thiếu Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) PHÁP HIỀN phụng chiếu dịch

 


Việt dịch: HUYỀN THANH


 


Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự ở Tinh Xá Trúc Lâm (Veuvana-vihāra) tại thành Vương Xá (Rājagha) cùng với chúng Đại Bật Sô (Mahatā-bhiku-sagha), vì họ nói Pháp (Dharma).



 

Thời Xá Lợi Phất (Śāri-putra), Đại Mục Kiền Liên (Mahā-Māudgalyāyana) tiến đến nơi Đức Phật ngự, cúi năm vóc sát đất, lễ bàn chân của Đức Phật xong, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Ngày nay chúng con chẳng nỡ nhìn thấy Đức Phật nhập vào chốn Viên Tịch (Parinirvāa) nên vào lúc này, (chúng con) sẽ nhập vào chốn Diệt Độ (Parinirvāa) trước”.



 

Bấy giờ trong Chúng (Sagha) có một vị Bật Sô (Bhiku) chắp tay hướng về Đức Phật rồi nói lời này: “Thế Tôn ! Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên có Nhân Duyên gì mà nay ở trước mặt Đức Phật, muốn Nhập Diệt (Parinirvāa) trước ? Nguyện xin Đức Thế Tôn vì chúng con, cởi bỏ mọi sự nghi ngờ”.



 

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo vị Bật Sô rằng: “Nay ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên đã chặt đứt hết nhóm Tham Sân Si với các Lậu (Āsrava), chỗ cần làm đã làm xong, Phạm Hạnh (Brahma-caryā) đã dựng lập, chẳng còn thọ nhận sự có (Bhava:Hữu) sau này nữa, chẳng phải chỉ có ngày nay mới muốn nhập diệt trước.



 

Ở đời quá khứ, bên trong Bắc Ấn Độ có một cái thành lớn tên là Hiền Thạch, dài mười hai Do Tuần (Yojana), chiều rộng cũng như thế. Nơi ấy có vị quốc vương tên là Nguyệt Quang (Candra-prabha) có Thiên Nhãn, Túc Mệnh Thông, thân sắc đoan nghiêm, đầy đủ các tướng, hào quang chiếu sáng như trăng tròn trên trời, nơi đã đi đến chẳng cần đến ánh sáng của đèn, đuốc, mặt trời, mặt trăng, cho nên hiệu là Nguyệt Quang, thống lãnh bốn Châu, sáu vạn tám ngàn cõi nước. Đời đó có mùa màng tươi tốt, người dân an ổn; vàng, bạc, châu báu, thức ăn uống, quần áo, voi, ngựa, xe cộ… thảy đều tràn đầy.



 

Ở bốn cửa thành đều có lầu gác, cửa nẻo song cửa đều dùng mọi báu trang nghiêm. Đường cái, ngõ tắt, đường lộ được rưới vảy quét dọn sạch sẽ; dựng lập phướng, phan, lọng báu, trân châu, Anh Lạc. Lại có mùi thơm của Trầm Hương, Mạt Hương, Chiên Đàn (Candana)…khi gió thổi nhẹ thời dấy lên đưa mùi thơm ấy vòng khắp quốc thành. Xe, ngựa, người đi chẳng ngửi thấy mùi ô uế.



 

Nơi nơi lại có hoa, quả, cây cối: Cây Đa Ma La (Tamāla), cây Ca Ni Ca La (Kanika), cây Vô Ưu (Aśoka), cây Bối Đa (Pattra), cây Sa La (Śāla), cây Đế La Ca (Tilaka), cây Long Hoa (Nāga-pupa), cây Mạt Câu La (), cây A Để Mục Già (Ati-muktaka), cây Bá Tra La (Paalā) xum xuê tươi tốt.


 

Nhóm chim Anh Vũ (Krauñcā), Xá Lợi (Śāli), Ca Lăng Tần Già (Kalaviñka), Câu Kế La…ở khoảng giữa các cây, phát ra âm thanh vi diệu.



 

Ở bên trong bên ngoài thành có sông, suối, ao tắm thường mọc ra hoa tươi tốt: hoa Ưu Bát La (Utpāla), hoa Câu Mẫu Na (Kumuda), hoa Bôn Tra Lợi Ca (Puṇḍarika)…mọi loại trang nghiêm, phú quý như vậy”.



 

Đức Phật bảo vị Bật Sô: “Thời đó, Nguyệt Quang Thiên Tử ở sân chợ, đường cái, ngõ tắt với bốn của thành…chất đống vàng, bạc, châu báu, voi, ngựa, xe cộ, thức ăn uống, quần áo, giường nằm, thuốc men, nọi loại vật trang nghiêm. Liền đánh cái trống vàng, thông báo cho mọi người biết: “Nguyệt Quang Thiên Tử đem mọi thứ tài vật ban bố cho khắp tất cả, tùy theo ý cần dùng mong cầu mà cung cấp cho.



 

Bấy giờ tất cả chúng sinh ở Nam Thiệm Bộ Châu (Jambū-dvipa) đều đi đến thành của vua, mong cầu chỗ bố thí ấy thời không có thứ gì chẳng đầy đủ, được đại phú quý, không có một kẻ nghèo túng với người đi bộ”.



 

Khi ấy Nguyệt Quang Thiên Tử lại tự suy nghĩ rằng: “Tuy các chúng sinh không có nghèo túng, nhưng đối với chỗ thọ dụng của Ta, dường như chưa được ngang bằng!...”.



 

Lại đem quần áo tốt đẹp mịn mà, châu báu tối thượng, mão đội đầu, chuỗi Anh Lạc, giường nằm, thức ăn uống….ban cho các chúng sinh, phú quý trang nghiêm đều như thân của Nguyệt Quang Thiên Tử. Thành, ấp, lầu các, vườn, rừng. mọi loại nghiêm sức như Trời Đao Lợi (Trāyastriśa).



 

Có bảy mươi hai trăm ngàn na do tha người, thường dừng nghỉ tại cái thành này. Có hai ngàn năm trăm vị Đại Thần, có hai vị Phụ Tướng, vị thứ nhất tên là Đại Nguyệt (Mahā-candra), vị thứ hai tên là Trì Địa (Dharai-dhāra) dung mạo đoan chính, Phước Đức thuần hậu, Trí Tuệ sâu xa, tái cao, hiểu biết rộng, luôn dùng mười điều tốt lành (Thập Thiện) giáo hóa các chúng sinh.



 

Lúc đó Đại Nguyệt ban đêm ngủ say, thấy một giấc mộng: “Nhà vua đội mão Trời, biến thành màu mây đen, lại có con quỷ đi đến sát cạnh trên đầu, cướp lấy  cái mão rồi đi”. Thấy giấc mộng đó xong thời lo lắng sợ hãi, sợ có chuyện chẳng lành, rồi tự suy nghĩ rằng: “Đức vua của Ta có Tâm Từ thương xót, ban bố  cho tất cả, chẳng trái ngược với người cầu xin, ắt có người ác đi đến, xin cái đầu của đức vua”. Tác niệm đó xong, liền dùng bảy báu làm một cái đầu báu, như có người đến xin thời dùng cái đầu này để thay thế.



 

Thời Phụ Tướng Trì Địa cũng có một giấc mộng: “Nhìn thấy thân của Nguyệt Quang bị chia ra thành bốn Thể”. Liền triệu vị Bà La Môn đoán sự hung cát của mộng.



 

Vị Bà La Môn nói: “Mộng này rất ác, ắt có người từ xa đi đến, xin cái đầu của nhà vua”.



 

Trì Địa nghe xong, buồn khóc cảm thương: “Vì sao đức vua của Ta có họa lớn này?!...”.



 

Khi ấy, một vạn hai ngàn năm trăm vị Đại Thần thân cận, đều có giấc mộng ác: “Phướng phan rơi xuống đất, cái trống vàng chẳng kêu, ân ái biệt ly, buồn bã khóc lóc”. Nằm mộng như vậy xong, liền bàn luận với nhau rằng: “Nếu đức vua chẳng được tốt thì tất cả chúng sinh, ai là người cứu giúp đây? ! Chúng ta phải làm thế nào để được an ổn đây?!...”.



 

Thời Nguyệt Quang Thiên Tử lại bảo vị Đại Thần rằng: “Cho dù dứt hết Thọ Mệnh của Ta  thìTa vẫn bố thí cho chúng sinh, chẳng được gián đoạn”.



 

Bấy giờ trong núi Hương Túy (Gandha-mādana) có vị Đại Bà La Môn tên là Ác Nhãn, thông minh nhiều Trí, khéo hiểu mọi kỹ thuật, biết Nguyệt Quang Thiên Tử ở bốn cửa Thành mở Hội bố thí lớn, đánh trống truyền lệnh, thông báo khắp bốn phương: “Cung cấp cho người cầu xin, không để cho thiếu thốn” .



 

Nay Ta đến chỗ ấy, xin cái đầu của nhà vua”. Nói lời đó xong, liền từ núi Hương Túy đi xuống.



 

Ngọn núi đó có vị Thiên Nhân biết vị Bà La Môn xin cái đầu của nhà vua, nên buồng thương than thở: “Khổ thay! Khổ thay! Đức vua này có Tâm hiền lành thương xót, làm lợi lạc cho quần sinh. Nếu như mệnh chung thì Thế Gian chẳng được may mắn nữa!...”.



 

Nói lời đó xong thời trời đất đen tối, mặt trời mẳng trăng chẳng hiện ra, suối giếng bị khô cạn, gió mạnh bạo nổi lên thồi cát bay đá chạy, cây cối bị bẽ gãy, Đại Địa chấn động….có tướng chẳng tốt lành như vậy.


 

 

Cách cái thành chẳng xa, có một vị Tiên Nhân, thân có đủ năm Thần Thông, tên là Di Thấp Phộc Nhĩ Đát La (Viśva-mitra) cùng với năm trăm quyến thuộc, thường dùng tâm hiền lành thương yêu hộ niệm chúng sinh, nhìn thấy rõ ràng dấu hiệu này, nên rất lo lắng buồn bã, bảo với Ma Noa Phộc Ca rằng: “Ắt có tai họa xâm phạm đến vị chủ của người dân. Chúng Ta phải làm thế nào để cứu giúp đây?!...”.



 

Trong hư không: chúng Khẩn Na La (Kinara) với các vị Thiên Nhân thảy đều rơi nước mắt như tuôn cơn mưa nhỏ nhiệm. Tất cả người dân, đều ôm Tâm kinh sợ.



 

Thời Bà La Môn Ác Nhãn sắp sửa đến cái thành thời vị Thiên Nhân bảo vệ cái thành, đi đến trước mặt Nguyệt Quang Thiên Tử: “Nay có người ác từ  núi Hương Túy đi đến, mang Tâm giết hại, muốn xin cái đầu của Đức Vua. Xin Ngài chẳng được nghe theo, hãy thích hợp bảo vệ bản thân yêu quý để giữ yên Thánh Thể”.



 

Đức vua nghe xong thời Tâm sinh hớn hở, khen rằng: “Lành thay! Khiến cho Ta viên mãn Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā: Bố Thí Ba La Mật)”.



 

Khi vị Bà La Môn Ác Nhãn liền đi vào cái thành của nhà vua. Vị Thiên Nhân giữ cửa nhìn thấy vị Bà La Môn có Thần Tình xấu ác, nên ngăn chặn bên ngoài cửa, không cho vào thành. Thời Nguyệt Quang Thiên Tử biết người kia đi đến, chẳng được vào thành thời liền bảo Tể Thần Đại Nguyệt: “Có vị Bà La Môn từ núi Hương Tùy đi đến, muốn gặp Ta. Hãy khiến cho Môn Ty ấy chẳng được gây chướng ngại”.



 

Đại Nguyệt nhận lời dạy bảo, đến bạch với vị Thiên Nhân giữ cửa rằng: “Hãy khiến cho đi vào”.



 

Đại Nguyệt nhìn thấy xong, liền hỏi vị Bà La Môn rằng: “ Ngươi đến chốn này, có sự mong cầu gì?”.



 

Vị Bà La Môn nói: “Tôi nghe Nguyệt Quang Thiên Tử hiền lành thương yêu hữu tình, lập bày Hội bố thí lớn. Nếu có chỗ mong cầu, thì tất cả không có tiếc. Nay đi đến đây, muốn xin cái đầu của nhà vua”.



 

Đại Nguyệt bảo rằng: “Này Bà La Môn! Cái đầu của đức vua đều do máu mủ tạo thành, cuối cùng cũng bị hư nát. Nay ngươi xin được thì có chỗ dùng nào?!...Ta có cái đầu bảy báu, đều dâng cho, khiến cho con cháu vĩnh viễn được giàu có lớn”.



 

Bà La Môn đáp: “Tôi vốn xin cái đầu, chẳng phải là châu báu”.



 

Thời hai vị Đại Thần khóc lóc, rơi nước mắt, buồn đau ưu sầu phiền não: “Chúng ta phải làm thế nào mới miễn được cái hại này?!...”.



 

Khi vị Bà La Môn liền đến trước mặt đức vua, nhìn thấy xong thì đỉnh lễ, đứng trụ ở một bên, chắp tay bạch rằng: “Nghe đức vua hiền lành yêu thương, ban cho khắp tất cả. Nay tôi từ xa đi đến, chỉ xin cái đầu của đức vua. Nguyện rũ lòng từ mẫn, vui vẻ bố thí”.



 

Rồi nói Kệ rằng:


 

“Bố Tát chí cầu Trí vô thượng

An trụ Pháp trong sạch tối thắng

Nguyện rũ Từ Mẫn, mau bỏ đầu

Viên mãn Đàn Độ Ba La Mật (Bố Thí Ba La Mật)”


 

Thời Nguyệt Quang Thiên Tử liền đứng dậy, chắp tay rồi nói Kệ rằng:


 

“Thân do cha mẹ sinh, chẳng sạch

Ông xin cái đầu Ta vui cho

Tròn Bản Nguyện ông, xứng Tâm quy

Khiến Ta mau thành quả Bồ Đề



 

Nói Kệ này xong, bạch với Bà La Môn rằng: “Đừng ngại cái đầu của Ta có xương, tủy, mủ, máu, da, thịt nối liền nhau, không có trong sạch rồi liền đem cho, mãn Bản Nguyện của ông”.



 

Thời vị Bà La Môn, Tâm rất vui vẻ. Nhà vua muốt chặt cái đầu, liền bỏ cái mão đội đầu. Lúc đó tất cả mão đội đầu trong Nam Thiệm Bộ Châu đều rơi xuống đất, mọi người đều kinh hoàng. Hai vị Phụ Tướng chẳng nỡ nhìn thấy đức vua vứt bỏ thân mệnh, liền ở chốn ấy, tự kết thúc tuổi thọ của mình, do sức của căn lành nên sinh vào cung Đại Phạm (Mahā-brahma-pura).



 

Thời Bồ Ba Dạ Xoa (Bhūma-yaka) ở trong hư không, lớn tiếng xướng lên rằng: “Khổ thay! Nay Thiên Tử sắp kết thúc mạng sống!...”.



 

Lại có năm trăm ngàn người chạy vội đến cung vua, khóc lóc rơi nước mắt, thương ái biệt ly. Đức vua liền nói Pháp an ủi khiến cho phát Tâm Đạo.



 

Vị Bà La Môn nói: “Nếu đức vua muốn chặt bỏ cái đầu thì phải thích hợp ở nơi sạch sẽ”.



 

Đức vua liền bảo rằng: “Ta có một cái vườn tên là Ma Ni Bảo Tạng (Mai-ratna-garbha)có hoa quả xum xuê tươi tốt, sông suối, ao tắm, mọi loại trang nghiêm rất ư bậc nhất. Ở nơi này chặt bỏ cái đầu thì Ý của ông thế nào?”.



 

Vị Bà La Môn nói: “Thật thích hợp! Hãy mau đến chỗ ấy”.



 

Đức vua liền mang theo cây kiếm, đi đến trong cái vườn ấy, đứng dưới cây Chiêm Bặc (Campaka) bảo vị Bà La Môn rằng: “Nay Ta cho cái đầu. Ông hãy đến mà chặt”.



 

Vị Bà La Môn nói: “Đức vua chẳng tự mình chặt đứt, khiến cho tôi giữ nhận thì chẳng phải là Hạnh Bố Thí”.



 

Thời có vị Thiên Nhân bảo vệ cái vườn, nhìn thấy việc đó xong, buồn khóc rơi nước mắt, bảo vị Bà La Môn rằng: “Ngươi là người đại ác. Nguyệt Quang Thiên Tử thương yêu lo lắng cho tất cả, lợi khắp quần sinh. Vì sao dùng cách này để hại mạng của Thiên Tử?!...”.



 

Đức vua bảo vị Thiên Nhân: “Đừng nói lời đó mà gây chướng ngại cho việc thù thắng. Tôi ở trong vô lượng đời quá khứ, làm vị đại quốc vương, ở bên trong cái vườn này, hàng ngàn lần đã buông bỏ cái đầu, thời các vị Thiên Nhân đều không có gây chướng ngại. Xưa kia cứu giúp cho cọp đói buông bỏ thân mệnh…vượt hơn Từ Thị (Maitreya) bốn mươi kiếp, lúc ấy Thiên Nhân cũng chẳng gây chướng ngại. Ông ở ngày nay phát Tâm tùy vui, sẽ được lợi thù thắng”.



 

Nguyệt Quang Thiên Tử lại bảo tám Bộ Trời Rồng, tất cả Hiền Thánh: “Nay Ta buông bỏ cái đầu, chẳng cầu làm Luân Vương (Cajra-rāja), chẳng cầu sinh về cõi Trời, chẳng cầu làm Ma Vương (Māra-rāja), chẳng cầu làm Đế Thích (Indra), chẳng cầu làm Phạm Vương (Brahma-rāja)…vì cầu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác (Anuttarā-samyaksabuddha), khiến cho người chưa được Thọ Hóa sẽ hồi Tâm Thọ Hóa, người đã được Thọ Hóa sẽ mau được giải thoát, người được giải thoát sẽ viên chứng Tịch Diệt Cứu Cánh Bỉ Ngạn. Lại nguyện sau khi mệnh chung thì Xá Lợi (Śarīra) như hạt cải trắng, ở vườn Ma Ni Bảo Tạng dựng một cái tháp lớn, khiến cho tất cả chúng sinh lễ bái, cúng dường, thấy nghe tùy vui, sau khi mệnh chung đều được sinh lên Trời, phát Tâm Bồ Đề, ra khỏi cõi Sinh Tử”.



 

Phát Nguyện đó xong thì vị Bà La Môn nói: “Đức vua buông bỏ Nội Tài rất là hiếm có ! Ở đời vị lai, mau thành Phật Đạo”.



 

Khi nói lời đó thời đức vua đem tóc trên đầu cột vào cành cây Vô Ưu, liền cầm cây kiếm bén, tự chặt đứt cái đầu của mình.



 

Lúc đó, ba ngàn Đại Thiên Thế Giới chấn động theo sáu cách. Ở trong hư không, Thiên Nhân khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Nay Nguyệt Quang Thiên Tử sẽ được thành Phật”. Lại tuôn mưa hoa Ưu Bát La (utpāla), hoa Bát Nạp Ma (Padma), hoa Câu Mẫu Na (Kumuda), hoa Mạn Đà La (Mandāra) với Trầm Hương, Mạt Hương, Chiên Đàn Hương (Candana), mọi thứ cúng dường. Liền dùng gỗ Chiên Đàn Hương thiêu đốt Di Thể (thân thể lưu lại), thu nhặt Xá Lợi, ở vườn Ma Ni với ngã tư đường  đều dựng một cái Tháp, mọi Thời cúng dường. Tất cả chúng sinh hiện tại, vị lai ở trong cái vườn này, đi đứng, ngồi, nằm với ở trước cái Tháp chiên lễ cúng dường thì sau khi mệnh chung sẽ sinh về Lục Dục Thiên (sáu cõi Trời ở Dục Giới) với lên trên cõi Phạm Thiên.



 

Bấy giờ Đức Phật bảo các vị Bật Sô: “Nguyệt Quang Thiên Tử xưa kia, nay là thân Ta. Hai vị Phụ Tướng: Đại Nguyệt, Trì Địa nay là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên. Vị Bà La Môn Ác Nhãn nay là Đề Bà Đạt Đa (Deva-datta). Do Nhân Duyên đó cho nên ở trước mặt Phật, thỉnh xin Nhập Diệt trước”.



 

Thời các vị Bật Sô nghe điều Đức Phật đã nói, đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành, lễ Đức Phật rồi lui ra.



 

PHẬT NÓI KINH BỒ TÁT NGUYỆT QUANG

_Hết_

22/04/2012
 

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp