Trên thực tế, chủ nghĩa thế tục của những người ngoài giáo hội cũng giống như chủ nghĩa thế tục của các vị chủ chăn đàng sau bức màn che mà thôi. Nếu không thì đã không có những vụ kiện lạm dụng tình dục mà nạn nhân là các em bé giúp lễ, các tín đồ ngoan đạo, .... Và Giáo Hội cũng thế tục không kém vì đã giúp che đậy các vi phạm này một cách tích cực,...
Hôm chủ nhật, 08 Oct 2012, Giáo Hoàng đã mở một Thượng Hội Đồng kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II, và một số vấn đề quan trọng trong đó là tình hình đang nhanh chóng bị mất tín đồ tại Châu Âu, và tình hình giáo hội bị kỳ thị ở một số nơi trên thế giới. Thượng Hội Đồng gồm 262 tổng giám mục, giám mục, và giáo sĩ cao cấp.
Các giáo sĩ nghe Giáo Hoàng thảo luận về các nhu cầu của Giáo Hội tại lễ khai mạc của Thượng Hội Đồng Vatican City. Ảnh http://www.catholic.org/
Đại hội đồng thứ 13 thông thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục đang diễn ra tại Roma từ ngày 07 đến 28 tháng 10. Tòa thánh Vatican đã công bố hai bản tin báo chí cung cấp một nền tảng chung về Thượng Hội Đồng có chủ đề là "Tân Phúc Âm Hóa để rao truyền Đức Tin Kitô giáo." Đây cũng là một phương cách mới, một cụm từ mới cho công việc truyền giáo vốn có từ ngàn xưa.
Trang báo http://www.usccb.org/ giải thích ý nghĩa của việc Tân Phúc Âm Hóa (truyền giáo kiểu mới) như sau:
Tân Phúc Âm Hóa kêu gọi mỗi người tín hữu đào sâu đức tin của chính mình, tin vào sứ điệp Tin Mừng và đi ra để rao giảng Tin Mừng. Trọng tâm của việc Tân Phúc Âm Hóa kêu gọi tất cả những người Công giáo đã được truyền đạo và sau đó lại đi truyền đạo. Trong một cách đặc biệt, Tân Phúc Âm Hóa tập trung vào việc tái đề xuất việc rao giảng Tin Mừng cho những người đã trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin. Giáo Hoàng Benedict XVI kêu gọi đem Tin Mừng "cho những khu vực chờ đợi được rao giảng lần đầu tiên, và những khu vực mà nguồn gốc của Kitô giáo đã thấm sâu, nhưng đức tin đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do thế tục hóa. Tân Phúc Âm Hóa kêu gọi mỗi người Công giáo tạo ra mối quan hệ của họ với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Chúa. [The New Evangelization calls each of us to deepen our faith, believe in the Gospel message and go forth to proclaim the Gospel. The focus of the New Evangelization calls all Catholics to be evangelized and then go forth to evangelize. In a special way, the New Evangelization is focused on 're-proposing' the Gospel to those who have experienced a crisis of faith.Pope Benedict XVI called for the re-proposing of the Gospel "to those regions awaiting the first evangelization and to those regions where the roots of Christianity are deep but who have experienced a serious crisis of faith due to secularization."1 The New Evangelization invites each Catholic to renew their relationship with Jesus Christ and his Church.].
Hai quan chức cấp cao nhất của Thượng Hội Đồng Giám Mục là Giáo Hoàng Benedict XVI (chủ tịch của Thượng Hội Đồng) và tổng thư ký từ năm 2004, Tổng Giám Mục Croatia là Nikola Eterovic. Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm ba "Chủ tịch đại biểu" để lần lượt mỗi ngày chủ tọa Thượng Hội Đồng: Hồng Y John Tong Hon của Hồng Kông, Hồng Y Francisco Robles Ortega của Guadalajara (Mexico), và Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya của Kinshasa (Cộng hòa Dân chủ Congo).
Chương trình của Thượng Hội Đồng gồm có những điểm nổi bậc sau đây:
-Phong cho Gioan ở Avila (Tây Ban Nha) và Hildegard ở Bingen (Đức) là Tiến Sĩ của Giáo Hội ngày 07 tháng 10.
-Kỷ niệm năm thứ 50 khai mạc Công đồng Vatican II, và kỷ niệm thứ 20 của việc ban hành Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ngày 11 tháng 10.
-Và phong thánh bảy vị chân phước vào ngày 21 tháng 10.
Có lẽ chủ đề quan trọng nhất để thảo luận là sự tăng trưởng nhanh chóng của chủ nghĩa thế tục ở châu Âu và ở những nơi khác trên thế giới. Châu Âu đã chứng kiến sự bùng nổ về số lượng những người không còn xác định với bất cứ niềm tin nào, và sự gia tăng trong số lượng người tự tuyên bố là vô thần.
Theo bản thống kê trên trang mạng Wikipedia về tỷ lệ số giáo dân còn lại đi lễ nhà thờ hàng tuần trong năm nay (2012) thì: ở Ái Nhĩ Lan còn 46%, tại Canada còn 20%, tại Hy Lạp còn 27%, Áo còn 18%, tại Anh chỉ còn 14%, Pháp 12%, Hungary 12%. Tệ hơn nữa là Bỉ 7%, Thụy điển chỉ còn 5%, và Na Uy chỉ có 3%. Xem ra, tỷ lệ tín đồ Hoa Kỳ còn đi nhà thờ khá hơn, với con số 43% còn lại,...
Những người phía sau chủ nghĩa thế tục mới cũng phân biệt đối xử chống lại Giáo Hội và các tín hữu. Để đối phó với điều này, cũng như để mang lại đổi mới toàn thể Giáo Hội, Giáo Hoàng đặt tên cho năm tới là "Năm Đức Tin" với sự nhấn mạnh đặc biệt vào Tân Phúc Âm Hóa.
Nhưng làm sao trách cơn bão của chủ nghĩa thế tục? Trên thực tế, chủ nghĩa thế tục của những người ngoài giáo hội cũng giống như chủ nghĩa thế tục của các vị chủ chăn đàng sau bức màn che mà thôi. Nếu không thì đã không có những vụ kiện lạm dụng tình dục mà nạn nhân là các em bé giúp lễ, các tín đồ ngoan đạo, .... Và Giáo Hội cũng thế tục không kém vì đã giúp che đậy các vi phạm này một cách tích cực, đến đỗi lại có các tố cáo về việc này. Sau cùng, chẳng đặng đừng thì Giáo Hội lại phải nhăn mặt nhíu mày mà bồi thường cho các nạn nhân, cho đến giờ này còn sắp hàng để thưa kiện tiếp. Đó mới là các cơn bão làm suy sụp "đức tin" của các tín hữu.
Vậy, làm sao các chương trình mềm như "Phúc Âm Mới' lại có thể chống chọi với cơn bão "thế tục" của người thời nay trong khi hàng trăm nghìn các cơn bão "tình dục" vẫn còn thổi phành phạch bên trong các áo chùng đen? Không chắc Giáo Hội chẩn bệnh chính xác cho lắm !
Không có Tòa Án Dị Giáo, và cái roi "dứt phép thông công" cũng trở nên khó xài (vì ... who care), việc mở rộng nước Chúa để "nước Cha trị đến" có vẻ càng ngày càng khó khăn. Dù sao cũng xin cố gắng mà chúc lành cho chương trình "Phúc Âm Hóa Kiểu Mới" của Ngài Benedict XVI.
Lý Thái ghi
Nguồn link: http://www.sachhiem.net/LTX/LythaiTG10.php
Tham khảo:
- Pope Opens Synod To Discuss Solution To Secular Tide
http://www.catholic.org/hf/faith/story.php?id=47925
- Synod of Bishops for the New Evangelization: background
http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=15829
- http://en.wikipedia.org/wiki/Church_attendance
- New Evangelization:
http://www.usccb.org/beliefs-and-teachings/how-we-teach/new-evangelization/