Tôn giáo và chính quyền là hai thực thể song hành, tùy thuộc lẫn nhau trong một số trọng trách và nghĩa vụ trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, qua Pháp lệnh tín ngưỡng, văn bản pháp quy và Hiến chương, cho thấy tôn giáo vẫn có một số đặc quyền tự quyết nội bộ sau khi thông qua các cơ quan chức năng về nhân sự, nội dung tổ chức…
Tuy nhiên, không thiếu một số địa phương, việc nhập nhằng quyền hạn giữa tôn giáo và chính quyền vẫn tiếp tục xảy ra. Nhất là Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo thường lấn quyền những BTS yếu kém. Trong số đó, có BTS PG Hải Dương. ĐĐ.Thích Thanh Vân nguyên là Trưởng BTS PG Hải Dương, qua nhiều nhiệm kỳ tỏ ra thiếu năng lực và không đủ uy tín với tăng ni, quần chúng, trong nhiệm kỳ VII của Đại hội Phật giáo tỉnh, đại chúng đề bạt nhân sự mới, ĐĐ.Thích Thanh Vân cũng như Ban Tôn giáo tỉnh gây cản trở, vì không chấp nhận thay đổi nhân sự. Vì thế, mặc dù TW GH đã hoàn tất Đại hội, thế mà Phật giáo tỉnh Hải Dương vẫn dẫm chân tại chỗ, vì vậy phật sự không thể phát triển.
Theo tinh thần nhiệm kỳ VII: “Kế thừa – đoàn kết và phát triển” thì Phật giáo Hải Dương hoàn toàn đi ngược; nếu chính quyền không can thiệp sâu vào nội tình Phật giáo thì BTS PG HD cũng không đi vào bế tắc như hiện nay.
Để mở nút, Trung Ương có thể cử đại diện về tạm thời đảm nhiệm Trưởng ban trong 6 tháng đầu, sau đó sẽ hợp thức hóa toàn bộ nhân sự theo yêu cầu của Phật giáo Hải Dương.
Một tôn giáo mạnh thì nhịp độ sinh hoạt xã hội sẽ mạnh, cán bộ chuyên ngành tôn giáo nên ý thức trọng trách và quyền hạn hiện có để Phật giáo Hải Dương được thông thoáng và cởi mở.
Ban Tôn giáo chỉ có nhiệm vụ điều hướng sinh hoạt của tôn giáo theo đúng chính sách chứ không áp đặt tôn giáo theo cá nhân của mình. Có như thế Tôn giáo mới phát triển một cách tự nhiên và đóng góp cho xã hôi có hiệu quả hơn
Minh Mẫn
28/3/2013