đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

14:22 08/08/2013

Má Tư nhà mồ

(TG&DT) - Bà Hà Thị Nga được người dân quen gọi “Má Tư nhà mồ” bởi không như những người từng chứng kiến tội ác man dợ của bọn Pol Pot thường rời bỏ quê hương vì không thể chịu nổi khi những ký ức kinh hoàng đó, bà Nga vẫn bám trụ tại quê hương và âm thầm trông coi nhà mồ vì một lẽ “Tôi ở lại vì nơi đây vì còn chồng con, có người thân của tôi. Họ cần tôi chăm sóc, cầu nguyện”.
Chuyện về “Má Tư nhà mồ”

“ Má Tư nhà mồ” là tên gọi thân thiết của người dân quanh nhà mồ Ba Chúc thường gọi Bà Hà Thị Nga sinh năm 1939, trú tại ấp An Định A, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang-“Nhân chứng sống” của vụ thảm sát đẫm máu của bọn Pol Pot đối với đồng bào ta ở Ba Chúc. Hơn 35 năm qua, không quản mưa nắng, ngày cũng như đêm, bà Nga vẫn âm thầm trông coi, quét dọn nhà mồ Ba Chúc.

Tận cùng của tội ác

Bà Hà Thị Nga đang ở độ tuổi “Thất thập”, với dáng đi khó nhọc, ánh mắt xa xăm như canh cánh một nỗi lòng, giọng nói vẫn đầy ám ảnh khi được hỏi về những tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pol Pot. Lời bà kể như những thước phim quay chậm rành mạch, rõ ràng tưởng như vừa mới xảy ra hôm qua. Đó là vào những năm 1977, bọn Pol Pot tràn qua biên giới phát động cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đẫm máu. Trong đó, địa bàn Ba Chúc (cách biên giới 7 Km) là trọng điểm đánh phá của chúng với phương châm “Giết sạch, đốt sạch, phá sạch”. Trong khoảng thời gian rất ngắn từ 18-4-1978 đến 30-4-1978, chúng đã hơn 30 lần gây tội ác, thảm sát 3.157 người dân vô tội Ba Chúc. Bà Nga còn nhớ bọn Pol Pot thường đợi khi bà con ra đồng thăm và thu hoạch lúa, dưa là chúng gom lại để giết. Chúng còn lùa bà con vào chùa, hang núi để giết hại từng người với những cách thức dã man nhất. Đối với phụ nữ chúng hãm hiếp rồi đập đầu hoặc xẻo vú, đâm cây vào cửa mình cho đến chết. Đối với trẻ con chúng xé xác hoặc đập đầu, dùng chân xéo cho đến chết…
Bà Hà Thị Nga, ảnh chụp năm 1978 khi mới 39 tuổi

Bà Nga kể lại vào ngày 14-4-1978, vợ chồng bà cùng 6 người con và hơn 100 người trong gia tộc họ Hà ở Ba Chúc đã bị bọn Pol Pot lùa hết ra cánh đồng xã Lạc Quới hành quyết. Giọng bà như nghẹn lại: “ Tôi đã cố gắng ẵm đứa con gái út trên tay che chở cho nó thì một tên giằng lấy, rồi xách ngược con tôi lên đập đầu nó vào gốc cây đến 3 lần. Nhưng con tôi chưa chết và ngóc đầu dậy kêu “Mẹ ơi, cứu con!”.

Nhưng tên Pol Pot say máu đó đâu có buông tha, hắn tung con tôi lên cao rồi chĩa lưỡi lê lên hứng…”. Chứng kiến cảnh từng đứa con dứt ruột sinh ra bị hành quyết, bà đã rướn người che chở cho các con nhưng người phụ nữ chân yếu ta mềm ấy không thể cản được bọn say máu đó giết hết các con bà. Bản thân bà bị chúng bắn đạn xuyên qua cổ, bay ra ngoài.

Trước khi bỏ đi, chúng còn đập đầu bà bất tỉnh. Khi tỉnh lại bà chứng kiến cảnh tượng rung rợn khi thi thể chồng, con và những người trong gia tộc nằm la liệt. Bà dùng sức tàn còn lại để chạy chốn trong vô vọng. Bà đã trải qua 12 ngày đêm ẩn nấp và chạy chốn, từng nhiều lần đối mặt với bọn Pon Pot nhưng như một sự sắp đặt của định mệnh, bọn chúng không phát hiện ra bà. Kỳ diệu hơn, khi được bộ đội cứu thoát sau 12 ngày đêm lặn lội trong bùn, nước và đưa bà đi chữa vết thương ở cổ thì vết thương không những không bị nhiễm trùng mà đã hoàn toàn lành lặn.

Âm thầm trông coi nhà mồ

Năm 1979, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đã xây dựng khu nhà mồ Ba Chúc, rộng trên 3.000 m2 (Còn gọi là khu chứng tích tội ác Pol Pot) nhằm tưởng nhớ những thường dân vô tội chết thảm trong vụ tàn sát đẫm máu và lên án tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pol Pot, để những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới tận mắt chứng kiến.

Bà Hà Thị Nga được người dân quen gọi “Má Tư nhà mồ” bởi không như những người từng chứng kiến tội ác man dợ của bọn Pol Pot thường rời bỏ quê hương vì không thể chịu nổi khi những ký ức kinh hoàng đó, bà Nga vẫn bám trụ tại quê hương và âm thầm trông coi nhà mồ vì một lẽ “Tôi ở lại vì nơi đây vì còn chồng con, có người thân của tôi. Họ cần tôi chăm sóc, cầu nguyện”.

Công việc hàng ngày của bà là dậy sớm quét dọn khu vực nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot và khu vực nhà mồ, đồng thời ngày cũng như đêm, mưa cũng như nắng, bà thường đi vòng quanh nhà mồ và thắp hương khấn vái cho những người đã khuất. Quét dọn, lau chùi nhà mồ xong bà lại trở về gian quán lá xập xệ đối diện với cổng khu nhà mồ để bán nước giải khát mưu sinh qua ngày.

Tài sản quý giá nhất của bà có lẽ là chồng mâm hơn 80 chiếc và chồng chén đĩa cao ngất, bởi đó là những vật dụng bà làm giỗ hàng năm, được giữ gìn như báu vật thiêng liêng. Bà tâm sự “Ngày tôi bận rộn nhất trong năm chính là những ngày tháng tư, ngày giỗ tập thể của hàng ngàn người dân vô tội quê hương tôi bị tàn sát.”

Bà Hà Thị Nga người duy nhất sống sót trong vụ thảm sát của bọn Pol Pot

Các đoàn khách trong và ngoài nước khi đến tham quan nhà mồ Ba Chúc đều tìm đến bà để nghe “Nhân chứng sống” của vụ thảm sát đẫm máu của bọn Pol Pot đối với đồng bào ta ở Ba Chúc tường thuật lại một cách chân thực nhất. Những lúc ấy bà lại như một hướng dẫn viên giúp đỡ những đoàn khách thấu hiểu về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, lên án tội ác của bọn Pol Pot. Bà coi đó cũng là một nghĩa vụ của mình.

Có một điều đáng buồn là bà Nga dù đã bước sang tuổi 74, không còn bà con thân thích, lại thường xuyên đau yếu do di chứng của vết thương cũ nhưng không nhận được một khoản trợ cấp nào, kể cả công việc trông coi, quét dọn nhà mồ của bà cũng không được trả lương. Nghe bà nói, ban đầu người ta tính trả bà 200.000 đồng/tháng tiền công quét dọn, trông coi nhà mồ nhưng do biết được đây là tiền cúng của khách thập phương nên bà từ chối không nhận. Cảm thương hoàn cảnh của bà, một đoàn khách ở Thành phố Hồ Chí Minh đã dựng cho bà một gian nhà lá bán nước giải khát để mưu sinh. Có tổ chức từ thiện ở Thành phố Hồ Chí Minh xin nhận bà về để phụng dưỡng nhưng bà từ chối vì không thể xa rời quê hương, xa rời xương cốt của chồng, con được.

Đã 35 năm nay, bà Hà Thị Nga vẫn âm thầm, tình nguyện làm công việc quét dọn, trông coi nhà mồ mà không hề đòi hỏi ưu đãi, chế độ gì cho bản thân. Bà chỉ mong ước cho quê hương ngày càng giàu đẹp, bản thân bà sẽ mạnh khỏe sống lâu để tiếp tục chăm sóc những người thân trong nhà mồ và khi chết đi bà cũng mong ước được ở bên cạnh họ.

Tin, ảnh: Chiến Khu (Trợ lý thanh niên BĐBP tỉnh An Giang)
Địa chỉ: VŨ VĂN KHU - HT: 4TK-210-Đường Trần Hưng Đạo, Khóm 2, Phường A, TX Châu Đốc, An Giang.ĐT: 0973.237.367

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp