đậu tương đen hữu cơ

Ý kiến độc giả

15:16 12/11/2013

Từ chuyện “tự ý thay đổi tượng cổ bằng tượng mình”, nghĩ về chùa quê miền Bắc...

(TG&DT) - Ngày 6/11, các trang mạng xã hội chia sẻ những clip và hình ảnh người dân tố cáo nhà sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long Tự (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) “tự ý thay đổi tượng cổ bằng tượng mình”?.

Câu chuyện đó đúng sai ra sao, đã có các cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời dư luận. Trong bài viết này, chúng tôi xin được sẻ chia câu chuyện có thật về một ngôi chùa ở nông thôn miền Bắc.

Chùa BT ở một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên, trải qua hàng chục năm không có sư trụ trì, bà con địa phương chỉ cắt cử vài người thay phiên nhau trông coi, hàng chục năm trời sân chùa được bà con “xây dựng và quy hoạch” thành nơi mổ lợn, gia cầm, sau đó chất thải được thải ra con sông nhỏ sau chùa.

 Ảnh minh họa: Vẻ đẹp chùa quê

Cách đây 5 năm, chùa có sư về tạm trông coi, thấy cảnh đó vị sư không khỏi xót xa. Công việc đầu tiên của sư là tiến hành họp dân và kêu gọi mọi người trả lại không gian cho nhà chùa, không tự ý mang các đồ cúng như heo, bò, gà vào cúng Tam Bảo, không mời thầy cúng về dâng sao giải hạn, nhập đồng cốt trong gian thờ của Chùa nữa…

Bà con phản ứng dữ dội, phê phán thầy về làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con, thậm chí có lần sư thầy còn bị đánh lén; sư thầy đi đâu cũng nơm nớp lo, ban đêm không dám ra khỏi chùa; có cả đơn thư phản ánh về tình trạng nhà sư làm mất đi nếp sống “thuần thục” của bà con đang sinh hoạt tại chùa.

Thời gian đó, sư mới ở miền Trung ra, đã có lúc muốn bỏ cuộc vì thấy thật sự khó hòa nhập với cuộc sống của bà con dân quê nơi đây; cố gắng đem chánh pháp của đạo Phật về truyền dạy cho bà con sao mà khó đến thế?

Hơn 30 năm chùa không có sư, chùa đã bị biến thành loại hình “tín ngưỡng” hổ lốn xa lạ với đạo Phật; đến khi có sư mang ánh sáng chánh pháp về thì lại bị bà con phản ứng như vậy. Nếu ai còn có tấm lòng với đạo Pháp với truyền thống văn hóa dân tộc sao không thôi xót xa?

Trở về sự kiện sư thầy 
Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long Tự xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội; câu chuyện mà các trang mạng xã hội, các báo đề cập đúng sai ra sao hạ hồi sẽ rõ; nếu sư thầy cư xử sai trái với giới luật nhà Phật và pháp luật thì cần phải được nghiêm trị và tẩn xuất khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Nhưng...lại một chữ "nhưng", câu chuyện đúng sai về sư thầy Thích Minh Phượng còn chưa tỏ, chưa rõ trong khi xem báo chí đăng tải hình ảnh người dân quê đá vào "tượng", véo tai "tượng", đội mũ cối và đeo kính vào tượng...với một hiệu ứng đám đông như vậy, báo chí khi đăng tải vẫn để nguyên xi thì quả thật chúng tôi thấy lo âu rất nhiều cho nền tảng đạo đức xã hội.

Đến nay, câu chuyện về chùa BT tại Hưng Yên đã trải qua 05 năm; thật may mắn, sư thầy đã kiên trì ở lại với bà con; đã kiên trì vận động và nhiệt tình giảng giải đạo lý và giáo lý nhà Phật trước hết là cho các thành phần nòng cốt trong thôn; trong xóm. 

Sau gần 05 năm bám trụ với chùa; vừa qua gặp lại sư TH tâm sự “Có lẽ thầy có duyên với đất Bắc; bà con tuy lúc đầu như vậy là do họ chưa hiểu, sau khi hiểu đạo Phật bà con rất tín tâm, và hết lòng ủng hộ việc làm của nhà chùa. Đến nay, chùa BT không còn tình trạng là “lò mổ” của bà con địa phương; người dân đến chùa đã biết cách lễ bái, không còn tình trạng tự tung tự tác mời thầy cúng, cô đồng đến làm lễ, cúng bái, đốt vàng mã, hầu đồng, gọi hồn như trước…

Không gian Phật giáo, chánh tín đạo Phật đã về với chùa BT. Sư thầy TH đã được bà con trìu mến gọi là Thầy; trước đây có lúc Thầy đi đâu còn bị chế giễu, bị gọi là "thằng"...

Nhưng có phải chùa nào cũng có được kết quả có hậu như vậy đâu?!

Cái khó hiện nay của nhiều chùa tại miền Bắc, ngoài việc chùa đã bị biến thành nơi "tự tung tự tác" của các loại hình tín ngưỡng dân gian khác nhau, cộng với thời kinh tế thị trường đang ở giai đoạn đầu, đạo đức xã hội xuống cấp, một số nhóm tự phát hành nghề mê tín dị đoan mượn nhà chùa làm địa bàn hoạt động, những thành phần này đã chống đối sự xuất hiện của các sư kịch liệt. 

Đã thế, nhiều chùa còn là di tích lịch sử, mà trong quản lý các chùa thuộc diện Di tích lịch sử việc phân cấp lại chưa rõ ràng.

Đâu là quyền hạn của sư trụ trì, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động tôn giáo?

Đâu là quyền hạn quản lý của chính quyền địa phương các cấp?

Đâu là quản lý chuyên ngành của ngành văn hóa với di tích lịch sử?

Đứng trước những khó khăn đó, nếu các vị sư trẻ không biết cách thích ứng để dần hóa giải thì nhiều khi rơi vào thực trạng "trên đe, dưới búa" và sự nghiệp truyền bá chánh pháp ngay tại Chùa còn rất khó khăn, chứ chưa nói truyền bá chánh pháp ở ngoài xã hội. 

Đi cùng thực trạng trên là thực trạng ngược lại, có nhiều nơi do hoàn cảnh lịch sử, có vị tu hành không am hiểu giáo lý đạo Phật biến chùa chiền thành nơi cúng bái, hầu đồng, hầu bóng nên bị bà con phật tử có tri kiến phản ứng...

Do vậy, đã đến lúc thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nên mạnh mẽchấn chỉnh, kịp thời tẩn xuất những vị sư vi phạm giới luật nhà Phật, khuyến khích họ hoàn tục; cương quyết và sách tấn những vị sư miệt mài mang ánh sáng Phật Pháp đến với bà con nhưng bị hàm oan, để động viên họ vượt qua biết bao chông gai thử thách trong nghiệp “phật sự đa đoan”.

Hoàng Anh Minh

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp