“Đức Giáo Hoàng Francis vừa kết thúc chuyến công du tới châu Á, ông đã đến thăm Sri Lanka và Philippines.
Tại Sri Lanka, ông kêu gọi sự tha thứ và hòa giải sau cuộc nội chiến kéo dài một phần tư thế kỷ. Tại Philippines, Đức Giáo Hoàng tưởng niệm các nạn nhân của cơn bão "Haiyang" năm 2013 đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn cư dân.
Lễ cầu nguyện vào ngày chủ nhật tại công viên ở Manila, thủ đô Philippines, tạo âm hưởng mạnh mẽ trong chuyến công du của Giáo hoàng tới châu Á. Hơn sáu triệu người đã tham dự buổi lễ cầu nguyện đó.
Lần gần đây nhất người đứng đầu Giáo hội Công giáo đã đến thăm Sri Lanka và Philippines 20 năm trước đây. Sáu tháng trước chuyến công du lần này, Đức Giáo Hoàng Francis đã đến thăm Hàn Quốc, nơi mà một trong những vị tiền nhiệm của ông đã đến thăm 25 năm trước đây. Bây giờ Tòa Thánh thể hiện sự quan tâm lớn đến châu Á vì lý do nào?
Theo ý kiến của Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông của Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg, GS-TSKH Vladimir Kolotov, lý do là, uy tín của Cơ đốc giáo ở châu Âu đã giảm đi: “Giáo hội Công giáo ở châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng. Những vụ bê bối làm chấn động Cơ đốc giáo. Tất cả đều thấy rằng, xã hội phương Tây thiếu đạo đức, chế nhạo các giá trị tôn giáo thiêng liêng, bao gồm cả các giá trị Thiên Chúa giáo. Trong điều kiện này, Vatican không thể không chú ý đến khu vực châu Á đang phát triển năng động, có tiềm năng nhân lực và vật chất to lớn. Song, đối với châu Á, Công giáo từng là kẻ thù, là thế lực độc ác và tàn nhẫn.
Ở khu vực này, Cơ đốc giáo liên tưởng với các cuộc chinh phục thuộc địa. Mục tiêu chính của Công giáo đã là thay đổi bản sắc tôn giáo của người dân địa phương, và bằng cách này tiêu diệt tinh thần dân tộc và ý chí chiến đấu. Những người dân địa phương tự nhận mình thuộc Kitô giáo đã không chiến đấu, không tham gia các cuộc bãi công, không tổ chức phong trào giải phóng. Philippines là quốc gia đầu tiên đi theo đạo Công giáo. Ở nước này, tôn giáo phương Tây đã lan truyền bằng kiếm và lửa.
Trong thế kỷ 16, những người châu Âu đi khai phá vùng đất mới đã giết tất cả những ai không đồng ý trở thành một người Công giáo. Ở Việt Nam, với nỗ lực của Giáo sĩ Alexandre de Rhode và những người truyền đạo khác, số người Công giáo đã lên đến hơn 80.000 người. Những người này đã vấp phải sự đàn áp của chính quyền địa phương, và do đó làm phức tạp thêm tình hình chính trị trong nước.
Trong số những người đó có các nhân vật ngồi ghế dự bị, luôn sẵn sàng lãnh đạo chính phủ trong trường hợp chế độ bị sụp đổ của, hoặc để đưa Hoáng Đế bù nhìn lên cầm quyền. Ở châu Á các thế lực bên ngoài thường dựa vào những người Công giáo. Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo tất cả các chế độ bù nhìn của Mỹ tại Việt Nam - từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu - đều là những người Công giáo.
Vào thế kỷ 17, ở Thái Lan, Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris cũng có âm mưu lật đổ nhà vua và buộc đất nước này đi theo đạo Kitô. Nhưng, hành động đó đã gây ra cuộc nổi dậy của Phật giáo và những kẻ xâm lăng đã bị trục xuất. Công giáo chỉ tồn tại ở những quốc gia châu Á, nơi có Phật giáo Đại thừa. Còn ở các nước đi theo Phật giáo Tiểu thừa thì Công giáo đã không thành công”.
Các dây dẫn chính của Công giáo ở châu Á là các tu sĩ Dòng Tên và Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris. Họ đã sử dụng công nghệ mà hiện nay đang được sử dụng để chuẩn bị các "cuộc cách mạng màu" và lật đổ chế độ không vừa ý ai đó. Bây giờ, khi Vatican mất dần uy tín ở châu Âu, các sứ giả của Toà Thánh tiến tới các khu vực có tiềm năng và nguồn lực to lớn. Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Nga, họ khó có thể sử dụng cơ hội này.”
Minh Thạnh (giới thiệu)