Trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2-2005, Giáo sư Trần Văn Toàn, Trường Đại học Công giáo Lille, Cộng hòa Pháp, đã có bài giới thiệu về hai quyển sách này “Tôn giáo Việt Nam trong thế kỷ XVIII theo cái nhìn tổng hợp của các giáo sĩ phương Tây đương thời ở Đàng Ngoài”.
Từ giữa thế kỷ XVIII, đạo Ca tô La Mã đã ý thức rất rõ rằng hoạt động tôn giáo của họ cần được tiến hành trong sự hiểu biết của tín đồ tôn giáo của họ về các tôn giáo khác. Đó là yêu cầu đương nhiên trong hoạt động truyền bá.
Nhưng một bộ phận không nhỏ trong Phật giáo lại có quan điểm ngược lại. Ngay cả khi các tôn giáo khác cải đạo tôn giáo mình, thì cũng đại kỵ khi nói đến điều đó.
Cho nên, không lạ gì đạo Ca tô La Mã luôn đào tạo tu sĩ tín đồ của họ thành những nhà dân tộc học, tôn giáo học, văn hóa học, flolklore học…, còn phía Phật giáo Việt Nam luôn từ chối. Kết quả là Phật giáo, từ khi đạo Ca tô La Mã du nhập vào Việt Nam cho đến nay, luôn là tôn giáo bị cải đạo và gần như không biết gì về việc bị cải đạo. Trong số đó, có một số không ít người theo đạo Phật nhìn vào điều đó một cách ngơ ngác do ít học.
Những nhà truyền giáo Ca tô La Mã nghiên cứu dân tộc học không phải chỉ để thỏa mãn hiểu biết. Giáo sư Trần Văn Toàn viết “Vì thế, dân tộc học của họ về tôn giáo không phải chỉ có tính cách mô tả, vì khi mô tả họ còn đánh giá theo tiêu chuẩn đạo lý của họ nữa”.
Thực ra, người Ca tô La Mã không chỉ dừng ở giới hạn đó. Tiểu luận văn và Tam giáo Chư vọng là sách viết ra để dạy giáo dân, là tài liệu huấn luyện, mục đích biên soạn không phải chỉ là để nghiên cứu, mà là để hành động cải đạo.
Minh Thạnh