10:46 30/11/2012
Qua sáng ngày 21, Lâm Phúc đột nhiên cao giọng hướng về mẹ và người nhà nói: “Hiện đang có một hình ánh sáng hoàng kim như mặt trời, giống như một vòng cầu lửa đang lăn vào nhà. Mọi người xem! Cả nhà ánh sáng rực rỡ, chắc chắn là Phật đến tiếp dẫn, hãy nhanh chóng báo cho ban trưởng ban Hàn Hương và đoàn trợ niệm!”.
09:11 13/10/2012
Niệm Phật chính là nhớ nghĩ đến những Vị hoàn toàn tốt đẹp, những hành động trong sáng, những đức tánh thuần lương. Càng niệm Phật nhiều chừng nào, thì ít niệm ma chừng ấy. Ma ở đây là tất cả những gì xấu xa đen tối, làm hại mình hại người. Vì thế chúng ta nên luôn luôn niệm Phật.
08:02 11/09/2012
Chẳng hạn, lúc hạ thủ công phu trì danh niệm Phật, bắt đầu thực hành cũng rõ ràng từ việc nghe tiếng Nam Mô A Di Đà Phật, chỉ có sáu chữ, dễ nhận, dễ biết, dễ nhớ. Nhưng niệm phải đúng pháp là thế nào? Lúc niệm Phật thì có âm thanh của câu Phật hiệu, nhưng tâm phải nhận rõ được tiếng niệm, chớ đừng miệng niệm mà tâm lại nghĩ việc khác.
17:43 04/09/2012
Đặc ngữ của Tịnh độ có câu “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Lúc Thân Khẩu Ý thanh tịnh, thì Thiền và Tịnh giống nhau. Hoặc lúc niệm Phật mà có được nhất tâm bất loạn và lúc “Đối cảnh vô tâm thì không cần nói đến Thiền”. Điểm nầy cho thấy Thiền và Tịnh là anh em sinh đôi. Tâm Tịnh, mới có Độ Tịnh.
11:16 26/08/2012
...Cũng thế, người niệm Phật sau khi về Cực lạc có đủ mọi thắng duyên tu học, nỗ lực tu học cho đến khi nào hoàn toàn giác ngộ, bấy giờ họ sẽ trở lại cõi nầy để hoằng hóa lợi sanh. Một tâm nguyện như thế, thì tại sao ta cho họ là ích kỷ?
17:28 01/08/2012
Tay lần chuỗi thuộc về thân nghiệp, miệng niệm Phật thuộc về khẩu nghiệp, ý chuyên chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về ý nghiệp. Rồi cũng trong kinh nói:“Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật...
13:28 20/07/2012
Những công việc khó khăn như bất thường này chỉ cần vận động sự cố gắng và hăng hái trong một khoảng thời gian nhất định, chứ những bổn phận tầm thường hằng ngày, muốn làm cho tròn, phải vận dụng sự kiên nhẫn và cố gắng suốt cả đời. Vì lý do ấy mà tục ngữ ta có câu: " Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa".
13:27 19/07/2012
Niệm Phật không ngại vọng tưởng sanh khởi, không hoài nghi và phải tự tin mình nhất định vãng sanh. Tâm tánh chúng ta vốn không nhiễm loạn nay chỉ trở về thôi. Chúng ta lấy câu niệm Phật để về với tâm Phật. Hằng ngày mọi thời mọi lúc câu niệm Phật nhuộm ở trong tâm...
14:38 05/07/2012
Ba pháp môn tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tuy không đồng mà kết qủa đều thù thắng. Phật tử có thể tùy theo trình độ, hoàn cảnh của mình mà tu một, hai hay cả ba pháp ấy. Thí dụ như người biết chữ và mạnh khoẻ, công ăn việc làm hằng ngày không bận rộn lắm, thì nên tụng kinh, trì chú, niệm Phật đủ cả ba pháp môn
08:46 26/06/2012
Hiện tượng tôn giáo mới là tiền đề để cải đạo, phân hóa, chia rẽ Phật giáo. Người ta đã đi một nước cờ cao cơ khi dùng chính Pháp môn niệm Phật đánh phá Pháp môn niệm Phật. Thực ra, những hành giả tu theo pháp môn niệm Phật và các BHNVS cũng chỉ là nạn nhân bị lợi dụng mà thôi. Bác có thấy như vậy không?