10:22 09/08/2012
Bảo vệ một quan điểm triết học hay một niềm tin tôn giáo là điều nên làm nhưng cực đoan cho quan điểm và niềm tin của mình là vô địch là điều nên tránh. Vì rằng sự thấy biết của con người rất giới hạn, chỉ thấy biết đơn tuyến mà không lĩnh hội được toàn thể. Cũng như những người mù kia, thấy biết về con voi của họ không sai nhưng chỉ đúng mỗi một phần
14:26 16/12/2011
Đối với Phật giáo thì báo thân hay tự thọ dụng thân có giá trị tuyệt đối vì chỉ có người được thức tỉnh giác ngộ mới hưởng được cái hương vị thanh tịnh an vui tự tại của giải thoát giác ngộ mà không một người nào khác có thể biết được.
09:23 09/09/2011
Chỗ khó nhất là Nghi lễ Thống nhất sau này sẽ phải gây rung cảm chung cho mọi Phật tử toàn quốc, không phân biệt Bắc Trung Nam. Nếu có những người Bắc không cảm được cái hay của điệu Nam ai, thì cũng có những người Bắc không thấy được cái hay của một điệu tụng, một bài tán miền Trung. Một Phật tử miền Trung cũng lại khó tìm thấy sự rung cảm trong nghi lễ miền Nam, và ngược lại cũng thế.
14:57 01/07/2011
ông Hoàng Thanh Đạm có vài điểm tương đồng với chúng tôi lúc phê phán Nguyễn Trường Tộ, nhưng ông dùng chữ rất khéo như: Nhận thấy điều bất cập của Nguyễn Trường Tộ, chứ không nói rõ hoặc có chỗ sử dụng lời lẽ chua chát như tôi (Bùi Kha), lúc thấy ai có thái độ hay hành động bán nước là tôi trở nên bực phiền. Do đó, văn phong có khi nặng về cảm tính mà cụ Hoàng (sinh năm 1926) lại cáo buộc sai lúc nghĩ rằng chúng tôi có tư tưởng "bình Tây sát Tả".
10:05 04/06/2011
… Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử nên về tôn giáo, chính trị và văn hóa nước Việt Nam ta đã từ nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng xa gần của Trung Hoa. Tuy nhiên, Đạo Phật và Dòng Sử Việt, buổi ban đầu, không do Trung Hoa mà lại từ Ấn Độ du nhập.