09:03 06/10/2012
Bước chân của Tăng đoàn tỉnh thức lại hiện về trong sự tĩnh lặng tâm hồn… Mọi thứ đẩy lùi lại phía sau để tiếng nói của trí tuệ, của tình thương cất điệu nhạc trầm hùng, thiêng liêng. Phận người bé nhỏ được sưởi ấm trở lại không phải bằng bữa cơm nóng cũng chẳng phải bằng tình thương của ai cả vì điều đó vốn thật xa lạ ở nơi chốn này.
17:49 14/08/2012
Sự nguyện vẹn là nguồn gốc của tất cả. Khi nhận thức được tự tánh nguyên vẹn của mình rồi, ta sẽ thấy rằng mình không cần phải đi đâu hoặc làm gì cả. Ta hoàn toàn có tự do để chọn con đường nào của mình. Sự tĩnh lặng luôn luôn có mặt trong hành động cũng như sự vô hành của ta. Chúng ta thấy nó lúc nào cũng nằm nơi đây...
13:23 18/06/2012
Tâm vọng động cũng là tâm, như sóng nhấp nhô cũng là nước. Lúc tâm tĩnh lặng rồi thì vọng tâm cũng là chân tâm. Chân tâm là con người thật của ta, là Phật, là đại thể, duy tính, duy nhất, không bị ngăn cách bởi ranh giới bản ngã, khái niệm và ngôn từ. Tôi không muốn nói nhiều về khía cạnh này đâu Thiều, chỉ đủ để “có đầu có đuôi” thế thôi...
10:39 24/09/2011
Khi tâm khởi niệm, thì những hình thái khác nhau của tâm, những cấu trúc tư tưởng, và những phản ứng trong ta cũng bắt đầu duyên theo đó mà sinh khởi, hình thành, và nó khởi lên tương tục. Hãy để cho những ý niệm ấy tự nhiên, dù đấy là tốt hay xấu. Đức Phật chỉ khuyên chúng ta thực hiện một điều đơn giản là: “Hãy buông bỏ, và đừng bị cuốn theo nó.”.
13:58 08/09/2011
Ngồi lặng lẽ như đêm trường không điểm tựa
Một khối u trầm
Hương thời gian
thắp lên một ngọn lửa
Lòng vắng
Đêm tan
Giấy bút thảnh thơi
chìm tan như sợi khói
Nhẹ nhàng hơi thở bước đi về.
10:59 27/04/2011
Hiểu theo lý tánh, Đạo Phật là tánh giác sẵn đủ ở mỗi chúng sanh. Tánh giác là thể chẳng sanh chẳng diệt ở ngay thân ngũ uẩn sanh diệt. Chư Phật đã nhận ra và hằng sống với tánh giác chân thường, chúng sanh cũng có tánh giác nhưng bị phiền não tham sân si che lấp, như vàng trong quặng, như sóng chìm nổi trên mặt biển. Thể tĩnh lặng của biển luôn hiện hữu trong tướng biến động của sóng.