23:46 04/07/2011
Thực ra, Nguyễn Trường Tộ là người Việt nhưng lòng dạ Pháp, là một người Pháp tay trong, ông biết rõ số phận nguy kịch của quân đội viễn chinh nên ra tay cứu vớt, bằng cách kêu gọi triều đình cho lính nghỉ ngơi; còn tệ hơn là đầu hàng. Nguyễn Trường Tộ không bao giờ muốn (xin xem thêm Bùi Kha, Nguyễn Trường Tộ và vấn để chủ hòa, Hồn Việt số 30, tháng 12/2009). Ở đây chỉ đơn cử một trong nhiều sử liệu cho thấy điều đó:
14:57 01/07/2011
ông Hoàng Thanh Đạm có vài điểm tương đồng với chúng tôi lúc phê phán Nguyễn Trường Tộ, nhưng ông dùng chữ rất khéo như: Nhận thấy điều bất cập của Nguyễn Trường Tộ, chứ không nói rõ hoặc có chỗ sử dụng lời lẽ chua chát như tôi (Bùi Kha), lúc thấy ai có thái độ hay hành động bán nước là tôi trở nên bực phiền. Do đó, văn phong có khi nặng về cảm tính mà cụ Hoàng (sinh năm 1926) lại cáo buộc sai lúc nghĩ rằng chúng tôi có tư tưởng "bình Tây sát Tả".
20:19 21/06/2011
Tự Đức và triều đình đã quyết tâm lựa chọn điều trên mà họ cho là ít nguy hại hơn, với điều kiện, dĩ nhiên, ngoại bang long trọng hứa tôn trọng đương triều. Đó là điều người Pháp làm. Người Pháp chắc rằng việc hợp tác với Tự Đức là giải pháp tốt đẹp nhất mà họ có thể chấp nhận, trước tình thế cực kỳ nguy hiểm cho quân đội Pháp ở Bắc kỳ và trước việc Paris quyết liệt từ chối bảo đảm việc xâm lăng đó.
10:05 04/06/2011
… Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử nên về tôn giáo, chính trị và văn hóa nước Việt Nam ta đã từ nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng xa gần của Trung Hoa. Tuy nhiên, Đạo Phật và Dòng Sử Việt, buổi ban đầu, không do Trung Hoa mà lại từ Ấn Độ du nhập.