23:52 04/07/2011
Trong khoảng thời gian 104 năm trị vì, qua năm đời vua, các vua đều hết lòng hoằng dương chính pháp, nên đạo Phật Việt thuở ấy rất long thịnh. Các tôn giáo và mọi ngành văn nghiệp, võ công đều được phát triển tốt đẹp. Có thể nói đây là thời đại vàng son sáng rỡ nhất của lịch sử nước ta.
23:46 04/07/2011
Thực ra, Nguyễn Trường Tộ là người Việt nhưng lòng dạ Pháp, là một người Pháp tay trong, ông biết rõ số phận nguy kịch của quân đội viễn chinh nên ra tay cứu vớt, bằng cách kêu gọi triều đình cho lính nghỉ ngơi; còn tệ hơn là đầu hàng. Nguyễn Trường Tộ không bao giờ muốn (xin xem thêm Bùi Kha, Nguyễn Trường Tộ và vấn để chủ hòa, Hồn Việt số 30, tháng 12/2009). Ở đây chỉ đơn cử một trong nhiều sử liệu cho thấy điều đó:
14:57 01/07/2011
ông Hoàng Thanh Đạm có vài điểm tương đồng với chúng tôi lúc phê phán Nguyễn Trường Tộ, nhưng ông dùng chữ rất khéo như: Nhận thấy điều bất cập của Nguyễn Trường Tộ, chứ không nói rõ hoặc có chỗ sử dụng lời lẽ chua chát như tôi (Bùi Kha), lúc thấy ai có thái độ hay hành động bán nước là tôi trở nên bực phiền. Do đó, văn phong có khi nặng về cảm tính mà cụ Hoàng (sinh năm 1926) lại cáo buộc sai lúc nghĩ rằng chúng tôi có tư tưởng "bình Tây sát Tả".
20:42 18/06/2011
Bắt đầu từ các thời Lý - Trần - Lê, Biển Đông đã trở thành chiến lược phát triển của quốc gia Đại Việt. Con đường mở mang bờ cõi xuống phía nam của dân tộc Việt Nam cũng đồng thời là con đường tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng, một bước chuẩn bị thiết yếu để trong bối cảnh lịch sử mới, các chính quyền Đàng Trong đã thực hiện được kỳ tích tuyệt vời là xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.
23:25 12/06/2011
Trong lúc tổ quốc lâm nguy, bị thực dân Pháp cướp, toàn dân nổi lên chống Pháp khắp nơi. Người có gậy đánh bằng gậy, người có dao chém kẻ thù bằng dao, người dân nghèo nàn đói khổ thì bỏ nhà ra đi bất hợp tác với quân xâm lăng, thế mà Nguyễn Trường Tộ khuyên quân lính nên nghỉ ngơi, không đánh, nhường đất để họ giữ bờ cõi cho mình...
10:05 04/06/2011
… Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử nên về tôn giáo, chính trị và văn hóa nước Việt Nam ta đã từ nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng xa gần của Trung Hoa. Tuy nhiên, Đạo Phật và Dòng Sử Việt, buổi ban đầu, không do Trung Hoa mà lại từ Ấn Độ du nhập.