18:17 27/08/2012
Vì nghiệp lực và vô minh che lấp, con người luôn chấp thủ “cái tôi” và tin tưởng vào sự nắm giữ và làm giàu có “cái của tôi”, xem như đó là nên tảng của hạnh phúc. Nhưng sự thật không phải như vậy, càng nắm giữ thì con người càng khổ đau.
16:59 18/06/2012
Chính thái độ và hành xử của chúng ta đã góp phần xô đẩy những ai trót dại lỡ lầm dấn sâu vào con đường tội tỗi hay đánh thức lương tri, giúp họ hoàn lương. Tâm con người như vầng trăng sáng, những thói hư tật xấu của họ là những đám mây, chợt ẩn chợt hiện che lấp mặt trăng. Đây là mấu chốt của niềm tin vào sự phục thiện của con người.
10:16 24/12/2011
Tu hành trong Phật giáo thì gọi là hồi đầu thị ngạn. Vì sao? Phật ví như người đã ở trên bờ còn phàm phu chúng sinh thì vốn cũng đã ở trên bờ như Phật nhưng họ vì sự tham đắm sắc dục và vô minh che lấp trí tuệ nên đã lên thuyền vượt ra biển cả mênh mông mà phải bị sóng dập gió biển trùng trùng.
23:52 04/07/2011
Trong khoảng thời gian 104 năm trị vì, qua năm đời vua, các vua đều hết lòng hoằng dương chính pháp, nên đạo Phật Việt thuở ấy rất long thịnh. Các tôn giáo và mọi ngành văn nghiệp, võ công đều được phát triển tốt đẹp. Có thể nói đây là thời đại vàng son sáng rỡ nhất của lịch sử nước ta.
10:59 27/04/2011
Hiểu theo lý tánh, Đạo Phật là tánh giác sẵn đủ ở mỗi chúng sanh. Tánh giác là thể chẳng sanh chẳng diệt ở ngay thân ngũ uẩn sanh diệt. Chư Phật đã nhận ra và hằng sống với tánh giác chân thường, chúng sanh cũng có tánh giác nhưng bị phiền não tham sân si che lấp, như vàng trong quặng, như sóng chìm nổi trên mặt biển. Thể tĩnh lặng của biển luôn hiện hữu trong tướng biến động của sóng.