15:41 03/09/2012
Qua thí dụ nầy chúng ta thấy, con sông thì chỉ có một, tức Phật Pháp chỉ có một, mà thú thì có ba. Ba con thú là tiêu biểu, nói lên sự sai biệt của ba thừa. Chính vì sự sai khác đó, nên trong Phật Giáo mới tạm chia ra có ba thừa.Kỳ thật chỉ có một Thừa, tức Phật Thừa mà thôi, như trong Kinh Pháp Hoa đã nói rõ.
14:25 31/07/2012
Hãy nên chỉ nhìn cái tốt của người khác, để tâm ta tự tại và an lạc hơn; không nên chỉ nhìn vào những dở xấu của người. Vì chúng ta cũng có nhiều thói hư tật xấu như thế. Vả lại cái hư, cái dở xấu của người, ta sẽ chẳng học hỏi được gì nhiều. Vậy tại sao chúng ta phải lao đầu vào đấy để phải lao tâm nhọc trí?
07:47 02/05/2012
Phật pháp đã chuyển hóa những con người bất hạnh đó, họ sống vui vẻ yêu đời hơn, tránh làm những nghề mà trước kia họ cho là liên hệ đến sinh mạng sanh vật. Họ biết trường trai, họ sang băng dĩa kinh sách của quý thầy để cho mọi người xem, thu âm bài giảng trên sách cho những thành viên khiếm thị nghe, họ an ủi tư vấn cho những người sáng mắt đang gặp khủng hoảng tinh thần.
18:06 04/04/2012
Điều kiện sống của người Thượng hiện nay nói chung là rất tệ và thua kém rất nhiều so với người Kinh. Nhưng rõ ràng là không dễ để thay đổi triệt để những điều kiện sống tồi tệ của một bản làng người Thượng. Tuy nhiên, nếu việc hoằng pháp có sự hỗ trợ của nhiều người và có những chương trình hoạt động hiệu quả, có thể cải đổi được một số vấn đề nào đó.
12:22 23/11/2011
Đại thừa thiền, Tiểu thừa thiền, Tổ sư thiền, khẩu đầu thiền, Tối thượng thừa thiền…mục đích chung là loại trừ tham chấp, bản ngã, vượt khỏi tính tuyến nhị nguyên để tâm thức không vướng bởi nhận thức thường tình, cũng không cho tâm phân tán. Có những pháp Thiền kết hợp với Mật hoặc Tịnh.
13:15 20/10/2011
Thật là thông tuệ để có một cái nhìn vào trong thế giới tâm thức của chúng ta và làm một sự phân biệt giữa những thể trạng lợi ích và tổn hại của tâm thức. Một khi chúng ta có thể nhận ra giá trị của những thể trạng tốt lành của tâm thức, chúng ta có thể củng cố hay nuôi dưỡng chúng.