đậu tương đen hữu cơ

Tham luận - Sách - Tài liệu

17:13 04/03/2015

Nhận xét cuốn "Tìm thiền trong đạo Chúa"

(TG&DT) - Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại ? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
May thay, trong sự băn khoăn để tìm phương thức trị liệu, khoa học gia và y giới đã tìm thấy, Thiền là một tặng phẩm vĩ đại cho nhân loại có từ một tôn giáo Á đông.
      
Thiền không những có khả năng chữa trị bệnh tật mà còn có thể giúp cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu và sống an lạc hạnh phúc hơn. Thiền cũng sẽ góp phần vào việc canh tân đất nước và an bình xã hội.
     
Ngày nay Thiền ồ ạt đi vào tất cả các bộ các ngành, các cơ sở giáo dục, bệnh xá, thể thao, xí nghiệp…của các quốc gia, nhất là các nước tân tiến.
Làn sóng Thiền cũng làm cho một số không ít chức sắc các tôn giáo đứng ngồi không yên, mà Lm Nguyễn Văn Thư trong cuốn “Tìm Thiền Trong Đạo Chúa” cho thấy phần nào tâm trạng ấy.
     
Tôi có được cuốn sách nói trên, là do một người quen ở Bắc California, Mỹ, gởi cho. Sách dày gần 100 trang, không có ngày tháng, năm và nơi xuất bản, tác giả là Linh mục Joseph Văn Thư. Lúc tìm trên mạng thì được biết tác giả là Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thư (có thêm chữ Nguyễn) do

GIÁO-PHẬN SAN JOSE
California, USA
Tháng 7 năm 2005* 

Sách có 8 chương. Bốn chương đầu, Lm Nguyễn Văn Thư (Lm Thư) trình bày sơ lược một số giáo lý căn bản của Phật Giáo.
     
Các chương còn lại, Lm Thư trình bày “mờ ảo” để đưa đến hai kết luận ngây thơ rằng, Thiền có trong đạo Chúa từ lâu, và Chúa được mô tả ởm ờ có vẻ như là tác giả của Thiền.
     
Việc đánh lận con đen nầy, khó có thể thuyết phục được ai, nhất là những người có chút học thức ngay cả rất sơ đẳng.
Lời mở đầu Lm Thư mô tả: “Có lẽ chưa bao giờ người ta nói về THIỀN nhiều như bây giờ.
     
Sách Thiền bày bán khắp nơi. Các tổ-chức tu-tập Thiền mọc lên như nấm. Danh-tính các Thiền-sư được giới-thiệu và quảng-cáo rầm-rộ.
     
Người ta tìm đi học Thiền như chạy theo cái ‘mốt’ thời-thượng. Không có không được. Thiếu nó là không xong với nếp sống hiện-tại”. Ông tiếp: “Thậm-chí có những người đang theo đạo Chúa, lâu nay thấy mình không đủ hào-hứng mỗi lần đặt chân tới nhà thờ (nghĩ rằng cứ vào nhà thờ hay đọc vài câu kinh là sẽ tự-động có được cuộc sống bình-yên thanh-thản), cũng theo bạn-bè rủ lên chùa ghi danh lớp học Thiền…” [LỜI MỞ ĐẦU, sđd].
     
Vì làn sóng Thiền sôi nỗi như thế, nên có người tìm cách thay tên đổi họ, rồi khoác cho Thiền một nhãn hiệu mới và đồng hóa các ý niệm tĩnh tâm, tu kín trong sa mạc của vài chức sắc trong đạo Chúa cũng là một loại Thiền giống như bên Phật. Nếu đạo Chúa thực sự có Thiền, quả là một diễm phúc cho nhân loại.
    
Từ việc đứng ngồi không yên trước làn sóng Thiền, đã tạo cho Lm Thư có những lý luận cưởng ép. Dẫu vậy, ai cũng biết Thiền chưa bao giờ được nói đến trong Cựu và Tân ước. Và tuyệt nhiên, chúng ta chưa hề thấy hình ảnh Chúa hoặc môn đệ nào của ngài ngồi Thiền như bên Phật. Từ thực tế ấy, nên cách lập luận của Lm có nhiều gượng ép và sai. Tôi sẽ trích một số đoạn trong cuốn sách mỏng viết về Thiền, như đã nói trên, để độc giả thấy rõ hơn.

1.    Lm Nguyễn Văn Thư viết: “Trong khi đó văn-minh kỹ thuật phương Tây, một thời tung-hoành năm châu bốn bể, bắt đầu nhận ra một số những hệ-quả tâm-linh khá bi-quan.
    
Người ta khởi sự đi tìm thuốc chữa tinh-thần và đưa mắt nhìn về Đông-phương, với hy-vọng gặp được vài toa thuốc của những ‘thày lang’ đang tuyên-bố có bửu-bối làm con người hạnh-phúc.
    
Trong số các kẻ đốt đuốc đi tìm thuốc ‘tiên’ này, người ta thấy có cả các nhà tu-đức học Ky-tô giáo, Tin-lành cũng như Công-giáo…
   
Một trong những nhân-vật có tên-tuổi và thế-giá đã từng để tâm nghiên-cứu về Thiền Đông-phương là Linh-mục Thomas Merton, nhà tu-học thuộc dòng khổ-tu Trappist, gốc người Anh, từ chỗ mê Cộng-sản đến chỗ mê Chúa, rồi qua Hoa-Kỳ nhập tu-viện cho tới ngày tạ-thế” [Trích chương 4 “Phong trào tìm về Đông phương”, sđd].
     
Lần theo đoạn văn, tôi tìm thấy trên mạng: Năm 1959, Linh mục Thomas Merton có đàm luận với đại thiền sư D.T. Suzuki. Cuộc đàm luận này sau đó được in trong cuốn “Zen and the Birds of Appetite.”…Trong lời bạt Lm Merton viết, “…bất cứ cố gắng nhằm xử lý Thiền bằng ngôn ngữ thần học nào đều sẽ chẳng đi đến đâu”… khó có thể hòa giải giữa khuynh hướng Tây Phương và Kitô Giáo lúc nào cũng muốn lên danh mục và phát biểu ra lời mọi cảm nghiệm bằng các ý niệm của nền thần học phủ định và bản chất không thể diễn tả bằng lời của kinh nghiệm Thiền” (1)
    
Qua đoản văn, chúng ta thấy Linh mục Merton là một trí thức rất quý, nhưng ông cũng chỉ là người nghiên cứu Thiền như bao nhiêu người khác, chứ Lm chưa có gì đặc biệt như Lm Thư đề cập.
     
2. Lm Thư viết: “Cha Merton còn dùng tư-tưởng của thánh Phao-lô diễn-tả Đức Ky-tô đã ‘tự hủy mình đi’ để xuống trần cứu chuộc loài người. Nó có thể là mẫu-mực để trưng-dẫn hình-ảnh người tu Thiền lúc làm mình tan-biến vào vũ-trụ…“ [Chương 4, sđd].
    
Thiền Phật Giáo không nhằm mục đích và người tu thiền cũng không phải để, được tan biến vào vũ trụ.

3. Lm Thư tiếp, “Cùng với nhiều chuyên-gia khác, ngài công-nhận gốc-gác học Thiền khởi-thủy từ xứ Ấn đã có rất lâu”.
    
Để làm rõ ý kiến Thiền phát xuất từ Ấn Độ, chúng ta cần biết thêm, Thiền có trước Phật Giáo và chính thái tử Tất Đạt Đa (Phật lúc chưa thành) tu khổ hạnh theo phương pháp thiền của Bà La Môn và Ấn giáo trong 6 năm, nhưng Ngài thấy lối tu nầy sai và không có kết quả. Kế tiếp, Ngài thiền định liên tục 49 ngày (có thuyết nói, 35 ngày) và giác ngộ. Do vậy, ngày nay thiền mà các khoa học gia và y giới áp dụng để chữa trị vô số bệnh tật và đem lại hạnh phúc cho con người, chính là thiền của Phật.
     
4. Lm Thư: “Nhiều tác-giả khác cũng đồng ý với cha Merton khi ngài nêu lên trường-hợp Mai-sen và bụi gai cháy (mà không tàn lụi) trong Cựu-ứơc: Bụi gai và ngọn lửa là một. Thiền bảo người nghĩ và tư-tưởng suy-nghĩ sẽ đến lúc nhập thành một. Rồi sau đó là lời Chúa phán “Ta là cái Ta là” (dịch nguyên-văn ‘I am what I am’ của Anh-ngữ.) Chả còn chỗ nào để phân-biệt chủ-thể và khách-thể nữa !”[Chương 4, sđd].
     
Tôi xin lỗi để thưa với Lm Thư rằng, Thiền không phải chỉ có ngồi hít vào và thở ra mà còn phải sống với tâm và hành. Một trong nhiều loại Thiền là, người tu luôn có các đức hạnh như: Từ là thương người. Bi là giúp người nếu có thể. Hỉ:vui vẻ. Xả: thông cảm, đừng cố chấp. Bốn hạnh nầy, Phật Giáo gọi là “Tứ vô lượng tâm”.
     
Bất cứ ai và bất cứ dân tộc nào sống trong nền văn hóa từ bi hỷ xả thì cá nhân ấy, cọng đồng ấy có thể được gọi là có tu Thiền, chứ không phải chỉ ngồi tĩnh lặng hay hít vào thở ra vài chục phút mỗi ngày hoặc, vào ẩn tu trong sa mạc mà gọi là Thiền.
     
Do đó, lúc Lm Thư nhắc đến kinh Cựu Ước tôi thấy rất bất ổn để chúng ta thảo luận về Thiền. Vì truyền thống Phật Giáo là Từ Bi Hỷ Xả là Giới Định Tuệ, là Bát chánh đạo… mỗi chúng sanh đều có Phật tính và có khả năng ngang hàng với Phật: “Ta là sản phẩm sáng tạo của chính mình ta” chứ không phải xin xỏ, năn nĩ, quỵ lụy, hối lộ bất cứ một ông Thần nào; kể cả ông Phật. Lúc Lm Thư nhắc đến Cựu Ước và ông Mai sen tôi thấy tâm có phần lao xao vì, “thuyết tạo dựng” trong Cựu ước không còn giá trị với các khám phá của khoa học ngày nay. Một thí dụ, theo Cựu ước, Chúa nặn cục đất sét thành hình giáng con người, rồi ngài hà hơi vào lỗ mũi mà thành ông Adam, (cọng với bà Eva), cả hai là thủy tổ loài người. Điều nầy, đối với khoa học là chuyện khôi hài. Ngay cả học sinh lớp 6 cũng khó mà thuyết phục các em tin điều ấy.
       
Tiếp, Kinh Cựu ước cho biết Chúa tạo dựng quả địa cầu nầy khoảng 10 ngàn năm trước. Khoa học chứng minh, quả đất có khoảng 4 tỉ rưởi năm. Như vậy, phải chăng, có đến hai quả đất. Một, rất non mới chỉ 10 ngàn năm do Chúa tạo. Quả đất thứ hai là 4.5 tỉ năm do khoa học chứng minh.
      
Vì nhận sai quả đất và lầm Chúa là chủ tể của muôn loài nên chiến tranh [“Thánh” chiến], Tòa án Dị giáo (Inquisition), Phong trào chiếm thuộc địa…đã gây biết bao đau thương khủng khiếp cho nhân loại kéo dài suốt 17 thế kỷ. Giáo hoàng Phao Lồ II, ngày 12.3.2000, cũng phải thiết bàn thờ xin nhân loại tha 7 núi tội mà Giáo hội đã gây ra.
     
Tôi ôn lại vài điểm như thế không phải là đi xa vấn đề, nhưng để cho thấy, nền văn hóa Kito thiếu “hiền hòa”, thiếu khoa học thì khó mà có Thiền của Chúa.
     
Trong nhiều thế kỷ, những ai có tư tưởng khác với Thánh kinh hay bị nghi ngờ là ngoại giáo, Vatican chụp cho họ cái mũ Phù thủy, Dị giáo rồi họ bị giết hoặc bị đưa lên giàn hỏa để thiêu sống, rất man rợ.
Nạn nhân bị treo để xẻo thịt, bên dưới có chậu hứng máu **

Nếu trong Cựu và Tân uớc có Thiền, thì những hành động kinh khiếp nầy, có thể, không bao giờ xẩy ra. Và chiến tranh, cũng có thể, không bao giờ xẩy đến cho nhân loại. Đó cũng là một trong những lý do chính để thấy Thiền chưa bao giờ có trong đạo Chúa!
     
Lm Thư còn nhắc tên ông Mai sen. Nếu đọc Cựu ước cuốn “Dân số ký” (Numbers) chương 31, Lm sẽ thấy sự dã man tàn bạo khó diễn tả nên lời. Theo lệnh Chúa, “Thánh” Mai sen (Moses) chỉ thị binh lính đi cướp của giết người, đem thực vật, súc vật hằng trăm ngàn con và 32 ngàn cô gái trinh về chia nhau...Chúa còn bảo nộp cho Chúa 32 cô!
     
Còn vô số những lời dạy độc ác kinh khiếp khác có hầu hết trong các cuốn Cựu ước. Do vậy rất mong Lm Thư không nên đem chuyện Cựu ước mà luận về Thiền trong một môi trường văn hóa “nhiễm độc” như thế. Vì Thiền là một Triết thuyết mang tính Khoa học và Văn hóa Nhân bản, còn trong Cựu ước cho thấy Chúa ít có những đức tính hiền lương (đức tính Thiền).
      
Do vậy, trên mặt lý thuyết, khó “Tìm thiền trong đạo Chúa”. Cũng có lẽ vì thế, mà Linh mục Merton viết: “bất cứ cố gắng nhằm xử lý Thiền bằng ngôn ngữ thần học nào đều sẽ chẳng đi đến đâu”… và khó có thể hòa giải giữa khuynh hướng Tây Phương và Kitô Giáo lúc nào cũng muốn lên danh mục và phát biểu ra lời mọi cảm nghiệm bằng các ý niệm của nền thần học phủ định và bản chất không thể diễn tả bằng lời của kinh nghiệm Thiền (Xin xem lại mục số 1 bên trên).
      
5. Lm Thư: “Nhiều người cũng thích nêu lên trường-hợp phải tái-sanh-trong-Thánh-thần khi Chúa Giê-su đề cập tới phép Rửa-tội: Phải hóa ra tạo-vật mới, hết còn là mình, thành hư-vô, hòan-tòan tự-do để được chuyển-hoá, đổi-thay. Nó khác chi tình-trạng Giác-ngộ của Thiền?” [Chương 4, sđd].
      
Rửa Tội là “bí tích Chúa Giêsu lập để sinh ta lại làm con Ðức Chúa Trời và con Hội Thánh”. Với định nghĩa như thế thì, rửa tội làm gì có chuyện biến thành hư-vô, hòan-tòan tự-do để được chuyển-hoá, đổi-thay? Lm Thư lại gò ép uốn nắn và đồng hóa sai lầm rằng, tình trạng Giác ngộ của thiền cũng “hóa ra tạo-vật mới, hết còn là mình, thành hư-vô, hòan-tòan tự-do để được chuyển-hoá, đổi-thay?” (Nó khác chi tình-trạng Giác-ngộ của Thiền?”). Lm Thư nên cho độc giả biết, cuốn kinh nào trong Phật Giáo viết Thiền là “để tái sinh trong Thánh thần và hóa ra tạo vật mới…?”

Tôi thấy Lm Thư bàn về Thiền Phật Giáo, ông hiểu thì ít mà vỏ đoán quá nhiều. Còn việc “rữa   tội, Lm Thư cố “vo tròn” cả hai giáo lý (Phật và Chúa) nhằm kết luận sai lạc rằng Công Giáo cũng có thiền giống như Phật Giáo, chí ít là hao hao giống.
      
6. Về Thánh Paul (Phao lô), Lm Thư viết:
    
“Phao lô đã hướng-dẫn dân Chúa qua một khung-khổ Thần-học vững-vàng, và ở đây chúng ta biết ơn ngài về một nền-tảng Tu-đức tuyệt-hảo, chẳng những qua lời giảng-dạy, mà còn bằng chính gương sáng ngài thực-hành trong suốt quãng đời anh-hùng, với hình-ảnh một chiến-sĩ can-trường luôn sẵn-sàng với thanh kiếm thiêng-liêng chiến-đấu mở rộng nước Chúa”[Chương  6, “Thánh Phao Lô nhập cuộc, sđd”].
    
Phải chăng chính hành động của một chiến sĩ can trường và thanh kiếm thiêng liêng, để mở rộng nước Chúa, mà những cuộc Thập tự chinh (cái gọi là “Thánh chiến”), tòa Hình án dị giáo và phong trào chiếm thuộc địa, vác Thánh giá đi trước khí giới theo sau…? 
     
7. Lm Thư: “Nền-tảng Tu-đức nói trên cho chúng ta những mẫu-mực cụ-thể để bàn về câu chuyện suy Thiền trên đường tìm và gặp Chúa trong những trang giấy này.
Theo ngôn-ngữ Thiền thì Phao-lô đã thành Phật vì ngài đã đồng-hoá mình hòan-toàn với cái mẫu-mực tối-thượng mình đang tìm về” [Chương 6, sđd].
     
Lm Thư viết về ngài Phao Lô như thế, nhưng không trưng dẫn tài liệu. Đã thế Lm lại còn cho Phép Phao lô “thành Phật”!
     
Vì muốn biết ngài Phao Lô có tu thiền hay không, tôi vào một số trang mạng của chính Giáo hội Chúa, đọc tiểu sử của Phao Lô và lối tu của người, tôi hoàn toàn không tìm thấy cách tu của Phao Lô ít nhiều mang tính Thiền mà Lm Thư mô tả. Phần chú thích cuối bài tôi kê tên một số trang mạng để độc giả tiện kiểm chứng (2).
     
Còn Linh mục Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S cho biết “Ngài (Phao lô) chết tại Rôma khoảng năm 62-64, và theo truyền thuyết là bị chém đầu (dựa vào thư 1 Clementê viết khoảng năm 96, và dựa vào sách gọi là Công Vụ Phaolô viết khoảng năm 185-195” (3).
       
Trong bài “Các cuộc hành trình truyền giáo của Phaolô” cũng không cho thấy Phao lô có lối tu giống người tu thiền bên Phật (4).

8. Lm. Thư: “Ơn cứu-độ đã trải rộng ra nhờ việc Đức Ky-tô chết cho mọi người…sự khôn-ngoan thật trong Lời của Chúa, qua sự rao-giảng về một Đấng Ky-tô chịu đóng đinh” [Chương 6, sđd].
     
Thiền là tự mình thắp đuốc lên mà đi, chứ không phải xin ai cứu độ. Nhiều thức giả, nhất là các chức sắc cao cấp của chính Giáo hội Ki tô cũng không đánh giá ngài Giê-su cao như Lm Thư viết. Thực vậy:

a.-  Tổng Thống Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là “một nhân vật có tính tình khủng khiếp – độc ác, ưa trả thù, đồng bóng, và bất công” [Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust] (5.1).

c.- Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong, trong cuốn “Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết” (Why Christianity Must Change or Die),
Chương 6 có tựa đề: “Giê-su như là đấng cứu thế. Linh mục Spong khuyên: 
“Một hình ảnh cần phải loại bỏ” (Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go) (5.2).         
 

Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong

d.-  Về “Huyền Thoại Cứu Rỗi,” trong cuốn “Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa” (The Birth of God) . Linh mục James Kavanaugh viết:
       
"Nhưng đối với con người hiện đại, chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có bao nhiêu ý nghĩa, trừ khi ông đã bị gieo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời” (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Lm James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ (Chúa), chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai [It is a primitive tale of unbelievable cruelty] (5.3).
      
Sơ lược vài dẫn chứng trong vô số tác giả viết về “Cứu rỗi” để Lm Thư và độc giả suy nghĩ. Đây không phải là bài luận về tôn giáo. Nhưng vì Lm Thư viết về Thiền mà bàn rất nhiều về giáo lý thiếu cơ sở khoa học và những hành động thiếu nhân tính của Chúa trong Cựu ước thì không thể gọi là Thiền.
    
Giáo sư David Voas, trong cuốn “The Bad News Bible: The New Testament”   chứng minh :         Tân Ước mang tin xấu đến cho nhân loại chứ không phải là tin mừng.
     
9. Lm Thư viết tiếp:“Sang tới đầu thế-kỷ 16 người ta mới được chứng-kiến những sinh-hoạt và lời giảng-dạy của một ‘tổ-sư’ về khoa cầu-nguyện và chiêm-niệm Ky-tô giáo, và Giáo-hội đã không ngần-ngại tôn-phong ngài là bổn-mạng cho các cuộc tĩnh-tâm cấm-phòng. Đó là thánh I-nha-xio, vị sáng lập dòng Chúa Giê-su (dòng Tên). Qua các chương-trình ‘Linh Thao’ nay đã nổi tiếng trên toàn thế-giới, dòng Tên liên-tục giới-thiệu cho chúng ta con đường ‘khai Ngộ’ tuyệt-vời để gặp tinh-thần Chúa. Cái khẩu-hiệu ‘Ad majorem Dei gloriam’ (mong làm sáng danh Chúa hơn) thúc-đẩy chúng ta làm mọi việc vì Chúa và cho Chúa: ý-thức mình kết-hợp với Ngài thường-trực, không kể ngày đêm” [Chương 7 Cuộc hành trình 2000 năm, sđd].
     
Đọc đoạn Lm Thư viết tôi khiếp vía. Và thấy lạ, một người có chức Linh mục mà không biết hành tung tàn bạo của ông I-nha-xio. Tên ông, được phong cho cái nhãn hiệu “chí Thánh” nầy, viết cho đầy đủ là Ignatius de Loyola Recaldo, một tên dã man rùng rợn, ông sáng lập dòng tu mới gọi là Dòng Tên, các tu sĩ được gọi là Jesuits.
     
Theo nhận định của Thẩm phán Charlie Nguyễn, một con chiên đạo dòng: I-nha-xio là một tên cực kỳ hiếu chiến trong công tác phá hoại các tôn giáo khác và chống các chính quyền không tuân phục Vatican. Do đó, dòng Tên được La Mã gọi là Đạo Binh Của Giáo Hội (The Church Militant), Đoàn Quân của Jesus (The Company of Jesus), là "thiên tài của quỉ Satan" (a Satamic genius). Các tu sĩ Dòng tên tuyệt đối trung thành với Giáo Hoàng, và một lực lượng tôn giáo có sức đánh phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân lọai.
    
I-nha-xio đề nghị đào luyện tu sĩ dòng Tên thành những nhà trí thức thật giỏi về đủ ngành để dễ xâm nhập và phá hoại các đối tượng. Kế sách của Loyola được Giáo hoàng Paul III nhiệt liệt tán thưởng.
     
Dòng Tên được thành lập ngày 15.8.1534, dưới danh hiệu là "Hiệp Hội Jesus" (The Society of Jesus), làm lễ ra mắt tại nhà thờ trên đồi Montmartre (Pháp). Tâm linh của dòng Tên được xây dựng trên nguyên tắc Trầm Tư Siêu nhiên [Transcendental meditation] (6). Có lẽ Lm Thư thấy chữ meditation nên vội kết luận đó là thiền và ca tụng ông ta là “Chí Thánh”.
    
Các hành động dã man kinh khiếp của Dòng Tên có thể được tìm thấy trong một đoạn “Lời thề của các tu sĩ” như sau:
    
“Con xin tuyên hứa thêm rằng con sẽ, nếu có cơ hội, con sẽ gây ra và tham gia chiến tranh tàn nhẫn, bí mật hoặc công khai, chống mọi kẻ dị giáo, Tin Lành và Tự Do, như con được lệnh thi hành, tận diệt chúng khỏi mặt địa cầu; và con sẽ không chừa một ai, bất kể tuổi tác, nam hay nữ hay tình trạng xã hội; và con sẽ treo cổ, thiêu sống, luộc sống, mổ bụng, siết cổ và chôn sống những kẻ dị giáo ô nhục đó, phanh bụng moi bào thai của vợ chúng, và quật đầu con sơ sinh của chúng vào tường để tận diệt vĩnh viễn cái giống dân đáng ghét của chúng”… (7).
    
Những điều độc ác như vậy cũng được Giáo hội Công Giáo Việt Nam dạy cho con chiên. Trong Kinh "Nhựt Khóa" của Tổng giáo phận Sài Gòn, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình duyệt ngày 19.3.71, đoạn kinh Cầu Ông “Thánh” Phan xi cô Xa-vie có các câu:

- Ông Thánh Phan xi cô là môn đệ rất xứng đáng của ông thánh I-nha-xi-ô (Ignatius de Loyola)
- là quan thầy các nước Đông phương
- là kẻ nghịch đạo dị đoan
- phá tan đạo bụt (Phật) thần ma quỉ.
- là lính rao tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ (dân Việt đều là mọi rợ)
- là đèn soi cho những dân ngoại đạo (tối tăm).
      
Sách "Toàn Niên Kinh Nguyện" của địa phận Bùi Chu và Hà nội, Lm Việt Châu, chủ quản Cơ Sở Dân Chúa, P.O Box 1419-Gretna - LA. 70053, in lại cũng có đoạn tương tự như cuốn in tại Việt Nam năm 1971.
     
Có lẽ vì tự cao tự đại, nghĩ mình là con Chúa “chắc oai lắm” ! Con chiên xem người khác tín ngưỡng là man di mọi rợ. Vì thế, Giáo hội Cơ đốc (Công giáo và Tin lành) buộc những người khác tín ngưỡng phải cải đạo mới được kết hôn với con chiên. Nhiều trường hợp, cả cặp nam nữ không lấy nhau được, họ đành phải tự tử. Một số tín đồ Phật Giáo cũng bị cải đạo qua phương tiện vật chất vì nghèo. Cả hai trường hợp cải đạo như thế đều vi phạm “Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc, 10.12.1948” điều 16. Ấy thế, mà Cơ đốc giáo thường hô hoán là họ không có quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam!
     
Vạn bất đắc dĩ tôi phải dẫn chứng một vài trong vô số những nhận định và phê bình “Thánh Kinh” của các nhân vật có thẩm quyền và lỗi lạc như trên, để quý độc giả có thêm tư liệu.
     
Nếu trong một quốc gia hay tôn giáo có nhiều người tu Thiền thì hòa bình có chiều hướng nở rộ vì Thiền là Từ Bi Hỉ Xả là Tứ vô lượng tâm… Và do đó, các chức sắc không nên dạy con chiên những điều thiếu nhân tính như trong nhiều cuốn Cựu Ước, để Giáo hội và con chiên có thể đóng góp nhiều hơn cho nền văn minh và hòa bình của nhân loại.
     
Chương 8 “Kết luận thực hành”. Tôi tưởng có thể hy vọng Lm Thư sẽ đề nghị những ý kiến tốt, của một người tìm hiểu hay luận về Thiền cần có. Nhưng bất hạnh thay, Lm lại có những động thái rất PHI THIỀN. Ông khen Tác Giả Thiền (Phật) vài dòng. Tiếp theo là nói ngược, quy tất cả mọi sự, mọi việc về cho một ông Thần, để con chiên khỏi nao núng?, và có thể dùng Thiền Phật Giáo để cải đạo Phật tử.
    
10. Lm Thư viết, trông có vẻ như là, nhưng tiềm ẩn với dụng tâm khác: “Muốn đặt chân vào lãnh-vực Thiền cho đúng nghĩa,… ta phải lãnh-hội cho thấu-đáo tâm-tư của Phật-tổ khi ngài tham-thiền dưới gốc cây Bồ-đề hơn 2 ngàn năm trước.
 …

Thành ra, ta phải kết-luận dứt-khoát: Thiền đến từ nhà Phật”.

…“Nó quấn-quýt lấy giáo-lý không đề-cập chi tới một đấng Tạo-hóa tối-cao có sức chi-phối mọi sinh-hoạt và biến-chuyển của vũ-trụ cũng như nhân-loại…” [Đây là chỗ dụng tâm của Lm Thư].
   
Phần lớn, những người kém học vấn mới tin có một đấng Tạo-hóa tối-cao có sức chi-phối mọi sinh-hoạt và biến-chuyển của vũ-trụ cũng như nhân-loại…” Thực tế như thế nào? Phần trên chúng ta đã lướt qua và biết được một vài trong vô số tư cách của Chúa và lời dạy quá dã man và thiếu khoa học trong Cựu ước.
   
Tân Ước thì có đến 80 % ngụy tạo. Vì vậy, ngày nay Tân ước được in bằng hai loại mực. ĐỎ là lời Chúa, ĐEN là ngụy tạo. Một tôn giáo được thiết lập trên một học thuyết vô cùng dã man và ngụy tạo đến mức độ như thế thì giá trị của tôn giáo ấy như thế nào?
    
Lm Thư hào hứng khuyên: “…chúng ta cùng nhau ‘mạo-muội’ (hay táo-bạo)  đi tìm  một lối đi  ‘đại-kết tân-thời’ : Mượn cái ‘bao’ (vỏ) của Thiền, với những kinh-nghiệm về phương-pháp và kỹ-thuật dồi-dào, rồi thay vào bên trong (cái ruột) bằng những nội-dung, những giáo-lý, những tâm-tình đạo Chúa.
Nói khác đi, ta dùng toàn chất-liệu căn-bản Ky-tô giáo được lồng trong cái hình-thức Thiển theo nhà Phật”.
     
Có thể Lm Thư không hiểu Thiền là gì, nên ông có những táo bạo lạ thường như trên.    
     
Linh mục nên biết, một trong những vấn đề quan trọng của Thiền sức khỏe là, nếu ta tự ý pha chế Thiền cho hợp “khẩu vị” nhưng sai phương pháp hoặc lạc dẫn, thiền sinh có thể bị tẩu hỏa nhập hay “mát” dây thần kinh, họ cũng có thể kiện ra tòa bắt bồi thường. Một vài đường link về “Tẩu hỏa nhập ma” để Linh mục biết (8), (9) & (10).
     
Lm Thư sống ở Mỹ được bao nhiêu năm, mà không học được vài điều cơ bản cần thiết trong cách tiếp vật xử thế?
     
Thật vậy, Mỹ là một quốc gia, phần lớn chịu ảnh hưởng Ki tô giáo (Công giáo và Tin lành). Nhưng hiện nay có trên 50% bỏ thuốc theo Thiền và Yoga để trị bệnh, nhất là để giảm căng thẳng (stress) và sống đời hạnh phúc hơn. Khoa học gia và y giới phát biểu, Thiền mà chúng tôi sử dụng để chữa trị bệnh tật là Thiền của Phật Giáo. Nhưng chúng tôi tách Thiền ra khỏi màu sắc tôn giáo để người các tín ngưỡng khác có thể thực hành mà không cảm thấy thiếu thoải mái.
     
Còn đa phần dân chúng rất cởi mở (open mind). Họ thấy Thiền vô cùng diệu dụng mà không cần xin phép, chẳng nhọc công tranh giành và hoàn toàn miễn phí, nên họ xem Thiền như là một dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống. Cựu Tổng Thống Clinton thiền để chữa bệnh tim. Tổng Thống Obama cũng Thiền. Còn chúng ta thì quá cố chấp và dị ứng, nên có những động thái khó nhìn và có thể bị phản tác dụng.
Tổng thống Hoa Kỳ Obama
Thêm một tin quan trọng: Ngày 15.5.2013, hai viện Nghiên cứu về Não bộ và Thiền tại Đại học Wisconsine-Madision với Ngài Đa Lai La Ma và 8 tư tưởng gia được kính trọng nhất thế giới, tổ chức hội thảo với đề tài: “Thay đổi tâm, thay đổi thế giới với Ngài Đa Lai La Ma. Làm cho quả đất nầy trở thành một nơi mà cuộc sống được an lạc và hạnh phúc hơn.”

“Đức Thánh Thiện Đa Lai La Ma và 8 tư tưởng gia được kính trọng nhất thế giới” (His Holiness, the 14th Dalai Lama and some of the world’s most respected thought leaders ). CHANGE YOUR MIND,  CHANGE THE WORLD (11).
                                                             
KẾT LUẬN
      
Tôi chưa bao giờ nghe thấy, một khoa học gia hay một bác sĩ có tầm cỡ nói, Thiền có trong đạo Chúa. Cũng thế, trong Cựu và Tân ước có chỗ nào viết hoặc dạy Thiền?
Tuy vậy, Quá Khứ đã về chơi với dĩ vãng. Ích gì để luận chuyện Có Không? Lợi chi để đổi thay Nhãn Hiệu?
       
Mà chỉ nên biết, không phải xin phép ai, không cần chen lấn với người nào và không phải tốn tiền. Mỗi ngày chỉ cần vài chục phút, bạn sẽ thấy, Thiền sẽ đem đến cho ta một sức mạnh tiềm ẩn vô biên, ngoại hình thì gia tăng sắc đẹp, nội tạng được khỏe mạnh hơn, trí tuệ phát triển, hạnh phúc miên trường,...
       
Do vậy, phải chăng tất cả các tôn giáo tại Việt Nam; nên tách Thiền ra khỏi màu sắc tín ngưỡng, để ai ai cũng có thể thực hành mà không cảm nhận một dị ứng nào.
      
Cầu chúc tất cả vui với Thiền, để cuộc sống được mạnh khỏe và hạnh phúc hơn. Đó phải chăng là một trong những đóng góp rất lớn, không những cho cá nhân mà cho cả Dân Tộc.
                                                         
Bùi Kha
Những ngày đầu năm Ất Mùi (2015)
--------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

*http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/DaoChua/TimThienTrongDaoChua/00MucLuc.htm
**Trên google đánh vào cụm từ: Images for Inquisition thì sẽ thấy vô số hình.
(1) http://www.vietcatholic.net/News/Html/68549.htm.
(2)http://tinmung.net/CACTHANH/_CacThanh/_Thang01/PhaoloTongDoTroLai/TimHieu/TieuSuThanhPhaolo.htm
(3) LM Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S.  http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=6].
(4)http://ngonsu.quetroi.net/KHANG/NDKHanhTrinhTruyenGiaoPhaolo01.html.      
 (5-1,5-2,5-3 ) http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt053.php.
-http://www.atheistempire.com/greatminds/quotes.php?author=2]. - -- -sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGHT/dongten.php
- http://www.atheistempire.com/greatminds/quotes.php?author=2.
(7) I furthermore promise and declare that I will, when opportunity present, make and wage relentless war, secretly or openly, against all heretics, Protestants and Liberals, as I am directed to do, to extirpate and exterminate them from the face of the whole earth; and that I will spare neither age, sex or condition; and that I will hang, waste, boil, flay, strangle and bury alive these infamous heretics, rip up the stomachs and wombs of their women and crush their infants' heads against the walls, in order to annihilate forever their execrable race…[ Vô số tài liệu về Dòng Tên, có thể tìm qua mạng bằng cách đánh mấy chữ: “Lời thề của Dòng Tên”. Tiếng Anh “Extreme Oath of the Jesuits”].
(8) http://jojojotran.blogspot.com/2013/04/tau-hoa-nhap-ma-khi-mo-luan-xa-6.html.
(9)  http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/N...ng/420370.antd
 (10) http://bee.net.vn/channel/2981/20120...ay-ba-1833708/
(11) Change your mind, change the world 

Bình luận (2)

Xin chúa chúc lành cho bạn.
Tony ( 11/09/2015 21:15:20)
Xin nga mu that sau huong ve anh BUI KHA ma cui dau.Ki To giao gio day moi thay ro ke hoach va suc manh de quoc Vaticn dang lung lay va sap bi huy diet vi khoa hoc da chung minh duoc Jesu la ten phu thuy, ba Maria la san bay cua khong biet bao dan ong, lay khong biet bao nhieu ma van con trinh. Luc Jesu ra doi trong hoan canh ngheo doi ( vao mua nong nuc cho khong phai mua Dong nhu bon chung khoc ke. Ba anh chang ban dau O-Liu thay ngheo qua cho chut dau O-Liu de tro giup viec phong ngua " NONG BUC VA SAN DA". Vay ma chung viet trong sach noi la ba vua.Xin xem ai ''OU EST LA PUISSANCE DE DIEU, hoac o Anh Quoc nen danh chut thoi gian den trung tam van hoa thoi La Ma, tim doc tai lieu noi ve thoi gian ten Jesu tron tu La Ma sang Kashmir (luc bay gio thuoc An Do, sau do bi Anh Quoc quay pha, Kashmir tach ra). Con nhieu sach vo, tai lieu noi ve bo lau bo leu cua Kito giao.Ai o mien Nam nuoc Anh hoac cac vung que Phap va nuoc Y se thay nhan nhan nhung nha tho thuong thong bao " Noi Day Day Thien ". That buon cuoi va khong con cho nao de KINH BI.Chu Man Linh
chu man linh ( 16/03/2015 08:52:49)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp