đậu tương đen hữu cơ

Văn hóa - Dân tộc - Lịch sử

16:15 10/10/2011

Đạo Phật & dòng sử Việt: Các Chúa dòng họ Trịnh đối với Phật giáo

(TG&DT) - Năm Vĩnh Hựu thứ III (1731), chúa Trịnh Giang dựng tượng Phật lớn để thờ ở chùa Quỳnh Lâm, sắc cho các quan thay phiên đến làm lễ. Cũng trong khoảng niên hiệu Vĩnh Hựu thứ V (1735-1739), ngài Trạm Công vâng sắc vua qua nước Đại Minh, tham yết hòa thượng Kim Quang, tu ở non Đỉnh Hồ, thỉnh được nhiều kinh điển đem về để tại chùa Càn An.

Họ Trịnh, kể từ Trịnh Tùng đến Trịnh Khải, gồm mười đời trị vì 216 năm (1570-1786), dưới thời vua Lê Thế Tông (1578-1599), có thiền sư Thủy Nguyệt, tu ở núi Hùng Lĩnh, Việt Nam, qua Trung Hoa, tham học với Hòa Thượng Trí Giác Nhất Cú (người Trung Hoa), khi đắc pháp trở về nước, sáng lập phái Tào Động. sau ngài Thủy Nguyệt truyền cho ngài Tông Điển v.v…


Khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1707), ở bắc Kỳ lại có thêm một phái Liên Tông, do ngài Lân Giác thành lập tại chùa Liên Phái (Bạch Mai, Hà Nội). Ngài Lân Giác là đệ tử của thiền sư Chính Giác, ngài Chính Giác là đệ tử của ngài Minh Lương, ngài Minh Lương là đệt tử của hòa thượng Chuyết Công, người Trung Hoa1tức là chi phái của phái Lâm Tế. Vậy ở Hà Nội hiện nay có hai dòng thiền:


Thiền sư Thủy nguyệt lập ra phái Tào Động.

Ngài Lân Giác, một vương công đời chúa Trịnh, lập pháp Liên Tông (chi phái Lâm Tế).


Cả hai thiền phái kể trên đều là chi phái của dòng thiền Bồ Đề Đạt ma (hai trong 5 chi phái: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn và Ngưỡng Sơn, cũng gọi là Qui Sơn), ứng với câu : “Nhất hoa hiện thụy, ngũ diệp lưu phương”.


Từ vua Lê Hy Tông trở về sau, qua bốn đời vua kế tiếp, vua Dụ Tông đến vua Ý Tông (trong khoảng thời gian từ 1678 đến 1740) các chúa đã kiến tạo những chùa, tháp – theo VNPGSL:


-Năm Vĩnh Thịnh thứ XV (1719), chúa Trịnh Cương sức cho dân ba huyện Gia Định, Lương Tài, Quế Dương trùng tu chùa Phúc Long. Làm xong chùa, chúa miễn thuế một năm cho ba huyện ấy. Chùa Phúc Long ở về làng Lãng Ngâm, huyện Gia Định (Gia Bình) do chúa Trịnh Tráng dựng từ năm Phúc Thái thứ VI (1646).


-Năm Bảo Thái thứ VIII (1727), chúa Trịnh Cương sai nội giám lập chùa Thiên Tây (ở làng Sơn Bình, huyện Tam Dương, về địa phận núi Tam Đảo) và chùa Độc Tôn (ở làng Cát Nê, huyện Phổ An, tỉnh Thái Nguyên) để khi chính sự rảnh rỗi chúa ra nghỉ tại đó.


-Năm Vĩnh Khánh thứ II (1730), chúa Trịnh Giang sức dân ba huyện Đông Triều, Thủy Đường, và Chí Linh trùng tu chùa Quỳnh Lâm và chùa Sùng Nghiêm. Dân phu 6.000 người làm luôn ngày đêm đến một năm mới xong.


-Năm Vĩnh Hựu thứ III (1731), chúa Trịnh Giang dựng tượng Phật lớn để thờ ở chùa Quỳnh Lâm, sắc cho các quan thay phiên đến làm lễ. Cũng trong khoảng niên hiệu Vĩnh Hựu thứ V (1735-1739), ngài Trạm Công vâng sắc vua qua nước Đại Minh, tham yết hòa thượng Kim Quang, tu ở non Đỉnh Hồ, thỉnh được nhiều kinh điển đem về để tại chùa Càn An.


-Đến năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740), đời vua Hiển Tông, chúa Trịnh Giang lại tịch thu chuông các chùa để đúc binh khí.


-Năm Cảnh Hưng thứ XXXII (1771), chúa Trịnh Sâm –sau khi dẹp yên giặc ở xứ Bắc, lấy đất Thuận Hóa và đất Quảng Nam của chúa Nguyễn –dựng chùa Tiên Tích ở ngoài cửa Đại Hưng (thuộc làng Nam Ngự, huyện Thọ Xương, Hà Nội, nay là phố Hàng Lọng).


-Năm Chiêu Thống, nguyên niên (1787) lại tịch thu các đồ đồng ở chùa để đúc tiền.


Ngoài việc phát triển hai phái Thiền như vừa kể, dưới sự hộ pháp của chúa Trịnh: kiến thiết và trùng tu tự viện, tô tượng, đúc chuông, thỉnh Đại Tạng Kinh v.v.. Cao Tăng bấy giờ cũng khá đông, như các ngài: HUỆ ĐỒNG, VIÊN CẢNH, VIÊN KHOAN, HƯƠNG HẢI, TOÀN NHẬT…


Trong khi Đạo Phật Bắc Hà trỗi dậy thì Đạo Phật ở Nam Hà cũng hưng phát.


 


1 Về lai Lịch và Chân Thân Tổ Chuyết Công:


Hồi Hậu Lê, đời vua Thần Tông, niên hiệu Dương Hòa thứ tư (1639), có Hòa thượng CHUYẾT CÔNG, người Quảng Đông (Trung Hoa) sang hành đạo ở Việt Nam.


Hòa thượng, từ khi còn ở trong nước, đã nổi tiếng là vị thiền sư trí, đức kiêm ưu, biết việc quá khứ, vị lai.


Vì muốn làm tròn mối duyên tiền kiếp, Lý Thiên Tộ, tức hòa thượng Chuyết Công, có lần chở đầy hơn ba vạn quyển kinh Tam Tạng sang Việt Nam. Khi tới Thăng Long, Hòa thượng tạm trú tại Khán Sơn, gần kinh thành, mở trường khai đạo. Tăng, ni khắp nơi tìm đến cầu học. Các hoàng hậu, thân vương, đại quan cũng đến thụ giáo xin làm đệ tử. Hai năm sau, thấy phồn tạp quá, Hòa thượng dời đến chùa Sùng Ân, phường Quảng Bá, ở đây được một năm. Sau đó, hòa thượng thuê xe, (bò) chở cả Tam Tạng kinh lên chùa Vạn Phúc, núi Tiên Du, trụ trì hẳn tại đây.


Hòa thượng tự nhận mình là hậu thân vua Lý Anh Tông, cũng tên là Lý Thiên Tộ.



Trong thời kỳ ở chùa Vạn Phúc, Hòa thượng thu nạp một thiền sư (nổi tiếng thời bấy giờ) làm đệ tử là ngài Minh Hành. Thiền sư Minh Hành, trụ trì chùa Minh Phúc, thuộc xã Nhạn Tháp, tục gọi là chùa Bút Tháp…. Mùa hè năm Giáp Thân, niên hiệu Phúc Thái, đời vua Chân Tông, trước khi thị tịch, Hòa thượng cho gọi đệ tử Minh Hành tới, trao truyền tâm ấn cho và dặn rằng: “nhục thể của ta, sau khi ta tịch, sẽ thành kim cương bất hoại… Vậy nên cứ để nguyên thế, không cần nhập thổ hay hỏa táng”. Sau quả như lời, nhục thể Tổ không hề hôi nát. Bà hoàng thái hậu Minh Thục là đệ tử của hòa thượng, thấy vậy nên sai công bộ làm một long khám sơn son thếp vàng để thờ chân thân Tổ tại chùa Phật Tích (chùa cũ tên là Vạn Phúc) ở núi Tiên Du. Núi này sau đổi là Phật Tích để ghi dấu nơi Tổ tu đắc đạo.



HT.Thích Đức Nhuận
Nguồn link: http://www.phatviet.com/dnhuan/dpdsv/dpdsv_14.htm

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp