Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Số 1 của báo ra ngày 10-08-1927. Sau khi ra số 1966 ngày 24-04-1943, báo Tiếng Dân đã bị nhà cầm quyền đình bản.
Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai.
Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Số 1 của báo ra ngày 10-08-1927. Sau khi ra số 1966 ngày 24-04-1943, báo Tiếng Dân đã bị nhà cầm quyền đình bản.
Tức như hiện trạng xã hội ta ngày nay, thử hỏi cái tánh di truyền từ thuở này ở đâu, thì không biết tìm vào đâu, mà nói đến cái xấu thì hiện trên thế giới đều lấy mình làm gương. Xin kể mấy điều về hình di truyền của người mình như sau này: Một là học để làm quan. Người sinh ở đời có học mới khôn, có khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tánh di truyền "đi học cốt để làm quan !" vì cái tánh đó, cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học, phép thi đổi ra cách mới, càng chiến thương chiến, giặc tới bên chân, mà người đi học trong nước vẫn ôm lấy cái hy vọng "làm quan" là chú chốt.
Hai là, làm quan ăn lót. Người mình mà có cái hy vọng làm quan không phải vì ra mà kinh bang tế thế đặng ăn lộc nước mà thôi đâu, cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng nữa, vì thế nên làm quan mà ăn của dân, cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hướng, tập dữ tánh thành, không ai cho là điều quái lạ hổ thẹn nữa.
Ba là, a dua người quyền quý. Theo thời đại chuyên chế, ông quân chú là thần thánh bất khá xâm phạm, lần lần rồi đến những chân tay đầy tớ của ông cũng không ai dám động đến. Ngu dốt mà cũng xưng là thông minh, bạo ngược mà cũng tán răng nhân đức. Dầu cho ké nào có dựa được một chút quyền vị nọ mà đứng vào cái địa vị, dân cũng không dám nói đến. Tham nhũng đến đâu mà cũng phô rằng thanh liêm, hèn mạt đến đâu mà cũng tôn làm tài đức. (Thử xem mấy bài tấu, sớ, biểu, chương của đám quan trường, cùng những đơn nguyện lưu các phú huyện, thì gần như trong đời không có ông hôn quân cùng kẻ tham lại nào, mà thuần là thần thánh tài năng cả). Vì cái tánh đó di truyền đã lâu, cho nên bất kỳ việc gì, người ra thế nào, đã là quyên quý thì cứ nhắm mắt tán dương.
Thói này thì ngày nay lại thịnh hơn ngày xưa" vì không cần phải vua quan mà thôi, xem những tiếng "vạn tuế" cao xướng hàng ngày thì đủ biết!
Bốn là, trọng xác thịt.Vì trọng xác thịt, nên ngoài sự án sung mặc sướng, ở yên ra, gần như không có tưởng gì nữa, tự mình đã thế mà đối với kê khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét, nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm mộ muốn bắt chước theo, dầu có hại nòi nát giống, mắng mẹ đạp cha, mà đạt được mục đích thì cũng không từ.
Những điều như thế kể ra không xiết, nếu những điều xấu cũ cứ một mực thịnh hành, mà không có cái gì ngăn ngừa, lại thêm cái văn minh xu xác thế lực kim tiền noi theo mà thối giục lên nữa, thôi thì lửa nọ được dầu, sóng kia thuận gió, không những quét sạch bao nhiêu tánh di truyền tốt của ông bà ngày trước, mà còn có thể cuốn cả hai mươi triệu đồng bào ta xoay vào cái rốn biển trầm luân mà không sao ngóc đầu dậy được Ai mà nói rằng cải lương, xưng rằng tiến bộ, xin trước nhất bắt đầu từ chỗ cái tánh di truyền của ta mà phù thực điều tốt bỏ hẳn điều xấu rồi mới nói đến chuyện khác.
X.T.T (theo chungta.com)