Điều này cũng là một minh chứng thể hiện Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú với sự khác biệt rất lớn về phong tục các vùng miền: “Nếu người miền Bắc lạ lẫm với thói quen ca hát trong đám ma của người miền Nam thì người miền Nam lại không thể hiểu nổi chuyện thuê người khóc mướn trong đám ma ở miền Bắc. Sống ở đâu thì phải chấp nhận phong tục tập quán nơi đó thôi”.
“Nói thì nghe lạ chứ ở đây đám ma… vui lắm. Không chỉ mấy đêm ca nhạc, ăn nhậu liên tiếp mà khi đưa đi cũng toàn chơi nhạc trẻ. Người nhà buồn thì vẫn buồn nhưng làm vậy không khí nó đỡ thảm hơn”.
Trong quan niệm văn hóa tại nhiều địa phương ở miền Nam, chủ yếu là những người theo Thiên chúa giáo, người đã chết sẽ được giải thoát để đi đoàn tụ với ông bà. Trên đường đưa tiễn, thân nhân và bạn bè phải vui thì người chết mới yên tâm đi về thế giới phía bên kia, còn khóc lóc tiếc thương dai dẳng sẽ khiến người ta không nỡ đi. Bởi vậy, trong đám ma ở miền Nam, buổi sáng là thời gian thăm viếng, chia sẻ nỗi buồn, sự thành kính với người đã khuất và buổi tối thường tổ chức các chương trình ca nhạc, nhảy múa, ăn uống, có khi còn rình rang và nhộn nhịp hơn… đám cưới.
Đối với nhiều người sống ở miền Bắc và miền Trung, nơi phổ biến quan niệm đã là đám ma thì phải buồn thì phong tục “đám ma vui” ở miền Nam quả là độc nhất vô nhị. Vì thế mới có chuyện trong cộng đồng mạng, một số clip ghi lại cảnh hát hò, nhảy múa trong đám ma ở miền Nam đã gây ra tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái ngược.
Do không được giải thích đầy đủ, một số người đã bị “shock” và có ý kiến phê phán cách biểu hiện sự vui vẻ thái quá trong đám ma. Tuy vậy, khi đã hiểu quan niệm tiễn đưa người chết ở miền Nam, nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên thú vị trước tập tục độc đáo này. “Tập tục vậy cũng hay chứ. Như miền Trung với miền Bắc, khóc sưng cả mắt, ngất lên ngất xuống nhìn thê lương lắm”, thành viên zapdoz nhận xét.
Thành viên nick Vpbank nhớ lại cảm giác khi lần đầu tiên được chứng kiến “đám ma vui”: “Lúc mình mới vào Sài Gòn năm 1998, thấy họ hát thâu đêm. Lúc đó cũng thấy shock, sau thấy hoài nên cũng quen”.
“Điều khác biệt rõ rệt nhất mà mình nhận thấy giữa đám tang hai miền là đám tang miền Nam không hề buồn một chút nào. Có lần đang ngủ, thấy nhạc bài ‘Trống vắng ầm ĩ dưới đường, vội chạy ra nhìn, thì ra là đám tang. Mình đã từng được nghe kể rồi, thế nhưng khi đó tận mắt chứng kiến thì vẫn không khỏi ngạc nhiên. Trong khi đó, đám tang miền Bắc thì buồn lắm, thê lương ai oán khủng khiếp”, thành viên nguvanbaochi, diễn đàn Trái tim Việt Nam so sánh.
Với các cư dân của miền Nam thì những đám ma như vậy đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Thành viên nick KNTT cho biết: “Nói thì nghe lạ chứ ở đây đám ma… vui lắm. Không chỉ mấy đêm ca nhạc, ăn nhậu liên tiếp mà khi đưa đi cũng toàn chơi nhạc trẻ. Người nhà buồn thì vẫn buồn nhưng làm vậy không khí nó đỡ thảm hơn”.
Điều này cũng là một minh chứng thể hiện Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú với sự khác biệt rất lớn về phong tục các vùng miền. Thành viên Meo Luoi, mạng xã hội facebook nhận định: “Nếu người miền Bắc lạ lẫm với thói quen ca hát trong đám ma của người miền Nam thì người miền Nam lại không thể hiểu nổi chuyện thuê người khóc mướn trong đám ma ở miền Bắc. Sống ở đâu thì phải chấp nhận phong tục tập quán nơi đó thôi”.
Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng việc tổ chức các đám ma nên tránh những biểu hiện thái quá, gây phản cảm như chuyện mời “pê đê” về biểu diễn thoát y xuất hiện tại một số đám ma trong những năm gần đây.
Theo Quốc Lê/Baodatviet.Vn
Quốc Lê