đậu tương đen hữu cơ

Nghiên cứu

08:47 22/10/2012

Những câu chuyện khó tin từ… thiền

Cũng qua lớp học thiền này, họa sĩ Trịnh Yên- người đang theo đuổi dòng trang Phật giáo thì nhịn ăn được… 100 ngày! Hỏi về ông chuyện này, ông bảo “chớ dại làm như tớ, tùy cơ địa từng người thôi, thiền giúp nâng cao sức khỏe, phòng trừ bệnh là tốt nhất, chứ ai cũng thiền rồi để “nhịn ăn”, thì gạo ta xuất khẩu không kịp!”.???

Nhiều người khẳng định đã từng mắc nan y, mãn tính, kể cả ung thư - kỳ lạ là vẫn khỏi nhờ… thiền.


Ngày nay ai cũng xoay như chong chóng, quay cuồng trong cuộc đua tranh kiếm tiền và tiến thân. Như cuộc chạy việt giã đã có quán tính, đa số không “dừng” lại được nhưng có người “dừng” lại để tự hỏi, ta là ai(?!), để rồi chọn cho mình cách “sống chậm”. Và vì vậy, thiền như một lựa chọn. Nhiều người khác chọn thiền (dhyanna- hay còn gọi là tập Trường sinh học dưỡng sinh) không chỉ là một cách sống, mà còn tìm thấy như phương pháp hữu hiệu trong phòng chống bệnh tật.


Ai tập thiền?


Không hiểu sao, tự nhiên một bên mắt phải của bác Bính (nhà ở TT02- KĐT Văn Quán, Hà Đông) cứ mờ dần, và rồi tối sầm không còn nhìn thấy gì nữa. Bác đi chữa cả Đông và Tây y kết hợp cũng chưa lấy lại ánh sáng cho một bên mắt. Bác tìm mua vi cá mập, viên sáng mắt cũng chả ăn thua gì. Trong khi khám, bác sĩ chỉ nói là do tắc dây thần kinh ở mắt, và đưa ra lời khuyên nên tập thiền.


Vậy là bác Bính đến với thiền (trường sinh học dưỡng sinh). Đã nghỉ hưu, bác trai phải nhận làm hết việc nhà, để bác gái rảnh ngày ngồi 3 lần như… tượng gỗ. Sau hơn 6 tháng học, bác đã học đến trình độ Cấp ba nâng cao, và ngày duy trì hơn 2 tiếng thiền, chia làm 3 lần. Và thật diệu kỳ, con mắt trái của bác đã nhìn được, từ “mờ nhân ảnh”, nay thì nhìn được gần như bình thường! Thầy Tiến, một người dạy thiền cho bác Bính nói- thiền giúp khai thông kinh mạch và như vậy dây thần kinh bị tắc có thể đã được khai thông. Không chỉ lấy lại ánh sáng cho con mắt, chứng đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, rồi viêm xoang mãn tính tưởng như đã “bó tay” thì nay đã giảm đi rất nhiều.


Còn bác Đỗ Thị Huyền (ở 20/4, phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội), sau khi về hưu từ nghề giáo thì cơ thể gặp hàng đống bệnh: huyết áp cao, gai khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ, thường xuyên đau mỏi vai và cánh tay… Bác đến với thiền từ tháng 3, đến nay sau mới 5 tháng kiên trì tập, bênh của bác thuyên giảm nhiều và hiện không còn dùng thuốc nữa…



Thầy Nguyễn Xuân Điều: “Đến với thiền là đến với cái duyên lành!”


Còn G.Th, nguyên là BTV của một nhà xuất bản. Vùi đầu sửa lỗi cho những bản thảo dày cộp ban ngày, đi làm về lại ngồi lỳ ở những lớp học buổi tối… đã làm anh bị stress, rồi trầm cảm nặng. Nhiều lúc đầu óc quay cùng, có lúc tư duy như dừng lại, nhìn vào bản thảo mà không biết mặt chữ, suy nghĩ chậm chạp, không thể tập trung làm việc được, lắm lúc không còn biết mình là ai, lắm lúc lại nghĩ đến… cái chết. G.Th nói.  Nhiều tháng không hoàn thành nhiệm vụ… không lý do, nên bị sếp cho nghỉ việc. Anh đến khám ở bệnh viện tâm thần dưới Thường Tín, và để cho gần anh điều trị ngoại trú ở bệnh viện tâm thần Mai Hương, kết hợp vật lý trị liệu… nhưng cũng không chuyển biến được là mấy. Có một người đã từng mắc như anh, đến với thiền, và mách nước cho anh đến với việc tập luyện này. Anh mới tập được hơn 1 tháng, nhưng đã thấy đầu óc minh mẫn, những hồi hộp, âu lo vô cớ như chạy đi đâu mất!


Mỗi người đến với thiền có một lý do, người do “vái tứ phương” do đã có sẵn bệnh, người thì tập thiền như là cách nâng cao sức khỏe, phòng và chống lại bệnh tật.


Tập thiền ở đâu?


Ở Hà Nội có nhiều câu lạc bộ thiền, như ở chùa Thượng, bên cầu Dậu (Khương Đình, Thanh Xuân), cứ 2 tháng thầy Trần Văn Mai ở Bình Dương lại “bay” ra hướng dẫn học viên; ở tiểu học Thanh Xuân Nam- trong dịp hè học sinh nghỉ học, các học viên thiền đã tận dụng “cơ sở vật chất”, để tối nào cũng tập trung đến để… ngồi im như tượng; hay như quán trà mang tên Vô Ưu ở phố Trần Quang Diệu từ bao lâu nay, cứ cuối tuần người ta lại “họp” để cùng ngồi thiền, cùng trợ lực giúp nhau trị bệnh… Trong đó, nhiều “tín đồ” của thiền nói lớp học thiền của thầy Nguyễn Xuân Điều ở khu tập thể Nghĩa Tân (Cầu Giấy) là quy củ hơn cả. Tuy vậy, căn hộ tập thể nhà thầy ở B1 được trưng dụng làm lớp học chỉ có diện tích 20 m2, trong khi người đăng ký đến học lại quá đông, nên tối nào cũng quá tải. Đến với CLB này, con người cư xử với nhau thật nhân ái và bình đẳng nữa, không phần biệt chức vụ, địa vị, bác nông dân, anh công nhân, hay vị giáo sư, một nghẹ sĩ nổi tiếng, hay có vị nguyên là bộ trưởng… khi ngồi “an tọa” cũng chỉ chiếm phần diện tích như nhau!


Thầy Điều, chủ nhiệm lớp vốn tốt nghiệp lý hóa- Đại học Tổng hợp, ông tâm sự- tưởng như những kiến thức về vật lý- về hóa học đã giúp mình hiểu thấu hết về “thế giới vật chất” mà mình đang sống. Ai dè, đã có lúc mình nghĩ một cách “kiêu ngạo” và “tự phụ” vậy, nhưng khi chính mình mắc bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thì như là một “duyên lành”, thầy đến với thiền, nghiên cứu về thiền và chính thiền đã “cứu vớt”, lấy lại sức khỏe và hiện thầy lại mang khả năng của mình giúp người khác. Qua sự kỳ diệu mà môn học Trường sinh học dưỡng sinh mang lại ông mới thấu hiểu chân lý: điều ta biết đã chỉ như giọt nước, so với cái chưa biết như bể cả mênh mông.


Khai mở luân xa


Những học viên “cá biệt”


Với CLB thiền có diện tích khiêm tốn này, mà đến nay đã có 2 vạn người đã từng học tập ở đây. Ở đây, qua học và ngồi thiền kiên trì, đã có nhiều người thành… “cá biệt”. Như chị Hoàng Thị Thiêm, người có biệt danh “người đàn bà ba mắt”. Khi Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, mà trực tiếp thực nghiệm là nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã xác nhận điều “lạ” này, khi chị Thiêm bịt 2 con mắt lại mà vẫn nhìn được, vẫn đọc được báo như thường! Chị Thiêm cũng đã được chương trình “Những chuyện lạ Việt Nam” ghi hình và cho phát sóng trên VTV. Khả năng độc đáo này, chị Thiêm đã được mời sang Đức, sang Nhật…; được 2 kênh truyền hình của Nhật Bản truyền hình trực tiếp xác nhận điều “lạ” này, và thậm chí được Nhật hoàng Akihito đến “bắt tay” người đàn bà có khả năng kỳ lạ đến từ Việt Nam. Chị Thiêm vốn là một nông dân (ở Lương Sơn, Hòa Bình), được người họ hàng dưới Hà Nội đưa đến lớp học thiền của thầy Điều nhằm chữa trị căn bệnh khó, và chị phát hiện ra khả năng đặc biệt sau một thời gian tập. Khi tập, trong lớp, các học viên nhắm nghiền mắt lại- tất nhiên là không nhìn thấy gì, nhưng riêng chị Thiêm nhắm mắt mà vẫn… quan sát được xung quanh. Ở chỗ thầy Điều có nhiều ca “lạ”, nhưng chị Thiêm là nổi tiếng nhất. Cũng qua lớp học thiền này, họa sĩ Trịnh Yên- người đang theo đuổi dòng trang Phật giáo thì nhịn ăn được… 100 ngày! Hỏi về ông chuyện này, ông bảo “chớ dại làm như tớ, tùy cơ địa từng người thôi, thiền giúp nâng cao sức khỏe, phòng trừ bệnh là tốt nhất, chứ ai cũng thiền rồi để “nhịn ăn”, thì gạo ta xuất khẩu không kịp!”.


Để đánh thức trên 90% tiềm năng não bộ


Các nhà khoa học đã khẳng định, “bộ não con người được cấu tạo tinh vi nhất trong vũ trụ” và đó là “thành quả vĩ đại của tạo hóa”. Với hàng tỷ nơ-ron thần kinh, con người mới chỉ “sử dụng” được vài phần trăm, còn hơn 90% vẫn ở dạng tiềm năng. Khi người tập trường sinh học dưỡng sinh- đưa năng lượng vũ trụ vào “tưới” khắp các cơ quan, kích thích vào cái phần “chưa được sửa dụng” ấy, thì nhiều tiềm năng con người được… đánh thức. Về điều này, nhà nghiên cứu Giác Hải phán đoán, như chị Thiêm, khi luân xa 6 nằm giữa trán, tại huyệt Thiên Mục được khai mở- cũng là mở ra con mắt thứ 3.


Với thiền, thầy Điều nói: “Theo quan niệm của triết học phương Đông, con người là một tiểu vũ trụ, có cấu tạo tinh vi, hoạt động một cách trật tự theo một chu kỳ đặc biệt gọi là “chu kỳ sinh học” hay “đồng hồ sinh học”. Y học phương Đông đã tìm ra trên cơ thể con người rất nhiều điểm khi châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh, người ta tập hợp các điểm đó thành 365 huyệt, nằm trên 12 đường kinh và 2 mạch Nhâm và Đốc. Trên hai mạch Nhâm và Đốc có 6 cặp đại huyệt cực kỳ quan trọng, là các trung tâm có khả năng trực tiếp thu năng lượng từ bên ngoài, còn gọi là các luân xa. Các trung tâm này liên quan chặt chẽ tới các cơ phận trong cơ thể, nếu được tác động nó sẽ mở ra, chuyển động quay và thu năng lượng từ không gian, từ vũ trụ. Năng lượng này tràn vào cơ thể, đến những vùng bị bệnh, điều chỉnh và xác lập cân bằng năng lượng sinh học, giúp cho cơ thể hết bệnh. Đó chính là khả năng phòng bệnh và điều chỉnh bệnh của trường sinh học dưỡng sinh. Luân xa là cửa ngõ để giao tiếp, trao đổi năng lượng giữa cơ thể với môi trường.


Nhiều môn như khí công, yoga,… cũng ứng dụng lý thuyết này, tuy nhiên phương pháp của TS. Dasira Narada phát minh có ưu điểm là người học được mở luân xa ngay, phát huy tác dụng nhanh. Thực tế ứng dụng trường sinh học dưỡng sinh qua nhiều năm cho thấy con người có những khả năng tiềm ẩn trong chính mình, nếu được khai thác sẽ có tác động để phòng bệnh, phục hồi sức khỏe cho mình và cho cộng đồng…”.


Quả thật, người đến với thiền- người ta sống nhân ái hơn và có một thực tế- người thành công trước thường giúp đỡ rất hào hiệp, vô tư với người đi sau- như cô Hồ Thị Thu ở Phù Cát, Bình Định chẳng hạn… Thiền có tác động kỳ lạ tới cả thể chất và tinh thần, cơ thể như tiếp thêm sinh lực, những mỏi mệt tan biến, tâm tính thay đổi nhiều, người ta sống hướng thiện hơn, tinh thần thoải mái vui vẻ- tự sửa được nhiều thói hư tật xấu.



GS.TSKH.Viện sĩ Đào Vọng Đức: “Những người theo học Trường Năng lượng Sinh học với tôi cũng đạt kết quả cao và hết lời ca tụng. Trong khi đó, tôi rất ngạc nhiên vì một số người chưa tìm hiểu, chưa thực nghiệm đã hồ đồ vội bác bỏ. Thực tế, thái độ như vậy đối với khoa học là hoàn toàn không đúng”.


Thầy Nguyễn Xuân Điều: “Việc mở luân xa và thiền đạt trạng thái vô thức là hai điều kiện cần và đủ để thu năng lượng vũ trụ tạo ra năng lượng sinh học mạnh”.



Liên Phạm

Nguồn link: http://www.phattuvietnam.net/tuhoc/phathocphothong/20881-nh%E1%BB%AFng-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-kh%C3%B3-tin-t%E1%BB%AB%E2%80%A6-thi%E1%BB%81n.html


Bình luận (1)

Từ "THIỀN" bây giờ bị lạm dụng quá. THIỀN theo đúng nghĩa là thái độ sống thuận pháp, không còn những sai lầm do mê mờ gây nên. Vậy mà giờ đây, cái gì cũng có thể gán cho một chữ Thiền. Từ khí công, yoga, nhân điện... cũng vì ngôn ngữ không là một sản phẩm độc quyền. Nhân duyên là vậy, thì vậy thôi.
Nhân duyên khách ( 28/10/2012 11:40:16)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp