đậu tương đen hữu cơ

Cải đạo

20:40 05/05/2011

Bỏ tượng Phật ngoài đường vì cải đạo?

Công ty tôi nằm gần hồ Giảng Võ, thỉnh thoảng cuối giờ làm việc lúc rảnh rỗi tôi thường tản bộ quanh hồ. Ngày 6/4/2011 trong lúc dạo bộ quanh hồ thì tôi tình cờ bắt thấy 2 pho tượng Phật được để ở bậc lên xuống. Theo như tôi biết thì đó là pho tượng đức Bổn sư Thích Ca và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Công ty tôi nằm gần hồ Giảng Võ, thỉnh thoảng cuối giờ làm việc lúc rảnh rỗi tôi thường tản bộ quanh hồ. Ngày 6/4/2011 trong lúc dạo bộ quanh hồ thì tôi tình cờ bắt thấy 2 pho tượng Phật được để ở bậc lên xuống. Theo như tôi biết thì đó là pho tượng đức Bổn sư Thích Ca và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.


Một vị là bậc giáo chủ Phật Giáo vì hạnh phúc của chư thiên và loài người mà thệ hiện giữa ta bà để đem ánh sáng Từ Bi và Trí Tuệ soi rọi cho chúng sinh, vớt kẻ trầm luân trong 6 nẻo luân hồi. Một vị có ngàn mắt ngàn tay với hạnh nguyện từ bi cứu khổ, bất kể nơi nào có tiếng nguyện cầu ngài đều hiển linh cứu giúp.


Vậy mà tôn tượng của hai ngài lại được để ngoài đường ở chỗ dơ uế. Dẫu biết rằng các ngài là bậc đại giác ngộ giải thoát, tâm các ngài thanh tịnh vô nhiễm trước bụi trần, nhưng bất kể ai là hàng Phật tử khi chứng kiến cảnh trên đều không khỏi chạnh lòng, xót xa.


May mắn tôi có số điện thoại của Bạn Quỳnh và bạn Sơn là hai thành viên của câu lạc bộ TNPT chùa Lý Triều Quốc Sư. Tôi đã báo sự việc trên cho 2 bạn và bạn Sơn ngay lập tức đã đến nơi đó rước 2 pho tượng về Thiền viện Sùng Phúc để các Thầy làm lễ an vị tại Thiền Viện.



Sau sự việc đó tôi cứ băn khoăn tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà hai tôn tượng đó lại bị đặt tại đó. Theo suy nghĩ của tôi có thể do 3 lý do sau:


1. Kẻ trộm cổ vật: Những tên ăn trộm cổ vật đã lấy đi 2 pho tượng đó tại một ngôi chùa nào đó, chúng cứ tưởng đó là cổ vật có giá trị. Nhưng khi chúng phát hiện ra pho tượng đó vẫn còn màu son mới biết là không có giá trị kinh tế, nếu mang trả lại nơi cũ thì sợ bị lộ nên chúng mới để ra ngoài bờ hồ. Khả năng này khá thấp vì đã đi ăn trộm thì không dại gì xuất hiện ở những chỗ đông người qua lại như vậy để mà vất bỏ tượng Phật.


2. Do gia đình hoặc một công ty nào đó: Đây có thể là do một gia đình hoặc một công ty nào đó thỉnh tượng về để hằng ngày cúng bái cầu xin. Nay cầu xin mà không có kết quả bảo Phật không thiêng, sinh lòng bất tin bất kính nên mới bỏ tượng ra hồ. Khả năng này là rất thấp vì những người đã tin vào cúng bái thì không dám làm những chuyện phạm thượng như vậy.


3. Do gia đình hoặc cá nhân nào đó bị cải đạo: Trước đây họ cũng là Phật tử nhưng chủ yếu là mê tín thờ Phật để cầu xin hơn là học đạo. Họ không hiểu đạo nên mới bị ngoại đạo dụ dổ cải đạo. Khi đã cải đạo rồi thì họ cho rằng thờ Phật là thờ ma quỷ, đạo của họ không thờ ngẫu tượng nên phải bỏ đi thì họ mới được cứu vớt. Cho nên họ dỡ bỏ bàn thờ và vứt tượng ra hồ.


Như vậy, theo cá nhân tôi trường hợp thứ 3 là xác suất xảy ra cao nhất vì thực tế chứng minh ở Việt nam và Hàn Quốc có những kẻ sau khi cải đạo thì cuồng tín cực đoan quay sang chống phá Phật giáo, đốt chùa phá tượng.


Từ sự việc tôi thấy chúng ta lâu nay chỉ lo trùng tu xây mới chùa to Phật lớn mà quên đi cái phần hồn của những ngôi chùa đó là Phật tử.  Phật tử tôi muốn nói ở đây không phải là nườm nượp người đến cúng bái cầu xin mà là những Phật tử học giáo lý Phật, tu theo giáo lý nhà Phật.


Thử hỏi có bao nhiêu chùa ngoài bắc dù có cơ ngơi khang trang rộng rãi mà đã tổ chức được các lớp học giáo lý cho Phật tử, tổ chức các khóa tu: một ngày an lạc, khóa tu Phật thất, khóa tu bát quan trai.. cho Phật tử. Chùa Bái Đính (Ninh Bình) do HT Thích Thanh Tứ trụ trì có bao giờ tổ chức được một khóa tu cho Phật tử?


Phải chăng chúng ta đang tô vẽ cái phần xác mà quên đi bồi đắp cái hồn, cái gốc của đạo là truyền bá chính pháp và khuyên dạy mọi người hành trì theo lời Phật?


Sự việc bỏ Phật ra đường ngày hôm nay là lời cảnh tỉnh cho việc đốt chùa phá tượng của ngày mai nếu như Phật giáo chúng ta không thức tỉnh, mãi ru ngủ trên quá khứ vàng son đã một thời là quốc giáo.


Pháp nạn những năm 60 thế kỷ trước và hoàn cảnh Phật giáo Hàn Quốc ngày hôm nay vẫn là những bài học thực tế, còn nguyên giá trị thời đại.



Việc cải đạo tín đồ Phật giáo đang diễn ra mạnh mẽ, công khai như kiểu tuyên ngôn thuộc linh ở Mỹ Đình đòi hỏi mỗi người con Phật nêu cao tình thần cảnh giác, không thụ động yếm thế.


Giáo hội đẩy mạnh việc thành lập tổ chức gia đình, câu lạc bộ, đạo tràng Phật tử tại các tỉnh miền bắc, chủ trương Phật giáo hóa gia đình, các tự viện tổ chức các buổi thuyết giảng, các lớp học giáo lý, các mô hình sinh hoạt cho phù hợp cho các lứa tuổi.


Hàng Phật tử có trách nhiệm phải tự nâng cao kiến thức Phật học, tu học và khuyến khích con em đến chùa học Phật ngay từ khi còn nhỏ.


Giáo lý nhà Phật là chân lý, là khoa học không huyễn hoặc mà có kết quả ngay trong hiện đời nếu như ai học theo làm theo.


Phật tử khi đã được trang bị giáo lý, khi đã hiểu đạo thì họ không bao giờ bị dụ dỗ cải đạo mà họ chính là những người hộ trì Phật pháp.


Người con Phật không chỉ nguyện cầu Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát hộ trì Phật Pháp mà chính chúng ta hãy phát nguyện học theo hạnh nguyện của các ngài.


Chúng ta không được như các ngài nhưng trong một suy nghĩ, trong một giờ, một ngày nào đó chính chúng ta cũng đã là hiện thân của các vị Bồ Tát hộ pháp đang bảo vệ Phật pháp.


Theo Nguyễn Hữu Đức/Phattuvietnam.net

Bình luận (1)

Thêm một ví dụ hay về gạt rìa những giá trị văn hóa, tôn giáo và dân tộc. Chuyện cải đạo, tôi chẳng hiểu rõ lắm. Nhưng hô hào thì dễ rồi? Còn, thử mấy ai? Sẵn lòng BỎ MẠNG để cải đạo. Có ai xung phong không, hỡi những trí nhân mong tầm CẢI MỆNH?
Nhược Tâm ( 08/05/2011 23:11:44)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp