Lời đầuKhoa học tiến bộ mỗi ngày một vượt trội, từ buổi sơ khai đi bộ, băng rừng cho đến phát minh máy nổ nối dài bước chân trên biển và đất liền, vượt không gian, trải qua nhiều thử nghiệm và khắc phục những sai sót sơ đẳng, cho đến khi lên các hành tinh, đúc kết một quá trình miệt mài lao động, học hỏi không ngơi nghỉ, những thành tựu đó quả là to tát; Khoa học thực nghiệm lần dò từng bước, khoa học viễn tưởng vạch những phương hướng xa vời, đều nói lên tính cầu tiến và thăng hoa, chắc chắn, với bước đi cần mẫn như vậy, sẽ chuyển từ vật chất hiện thực hữu hình sang một dạng vật chất vô hình một cách logic.
Khoa học sẽ trả lời tính đồng thể của duy vật và duy tâm, một thời gian dài con người ngỡ chừng chúng là hai mặt mâu thuẩn, hai đối cực, nhưng lại gặp nhau ở một điểm chung, chúng đi dần đến điểm khởi nguyên mà Đạo gọi là vô cực, PG gọi là bản lai, ngày ấy,khoa học giúp con người trở về với những hoạt tính uyên nguyên, sống với đạo, sinh hoạt trong đạo, hòa nhập với nguyên lý vũ trụ một cách nhẹ nhàng, không đi ra khỏi đạo, mà có khuynh hướng trở vào trung tâm của đạo, đạo đây không là tôn giáo, mà là một nguyên lý ban sơ, cũng từ đó, con người đã phóng xuất tha hóa, đi hoang suốt hàng tỷ năm ánh sáng, tự mình đày đọa, làm khổ, đi vào vùng tối.
Phật giáo đã cố gắng đưa con người trở lại đúng quỹ đạo, nhưng thật vất vả và chậm chạp, thậm chí, lý tưởng khởi nguyên của đức Phật bị thời gian, hoàn cảnh xã hội và căn trí con người làm biến dạng, xuống cấp, trở thành một tôn giáo trần tục, mục đích ban đầu là thoát ly trở thành vướng mắc, trầm mịch, phục vụ cho những gì tầm thường nhất của con người kéo đẳng cấp thoát ly xuống ngang tầm nghiệp lực của chúng sanh.
Một điểm chung gặp gỡ giữa khoa học và PG một cách lạ kỳ, đó là điểm hẹn tận cùng của giải thoát ra khỏi những ràng buộc ô trược của vật chất thô, sang lãnh vực vi tế mà chúng ta quen gọi là siêu hình, vô hình, nhưng sự thật, dưới cặp mắt khoa học, đó là một dạng năng lượng khác, năng lượng của âm thanh và ánh sáng, năng lượng cực mạnh, tác động mãnh liệt hơn khối vật chất thô thiển mà con người xử dụng bấy lâu. Đây là điều mới lạ đối với khoa học và những người thường, nhưng là điều thường hằng của PG mà chưa được diễn dịch sang ngôn ngữ khoa học hay ngôn ngữ hiện đại, ta thử vào vấn đề để tìm mẫu số chung mà khoa học và PG sẽ gặp nhau cuối đường hầm.
Dẫn nhậpTừ khi có máy nổ, khoa học trải qua nhiều thời kỳ chỉnh lý, từ đầu máy chạy bằng hơi nước, sang đến than đá, xăng dầu, diesel, hydrogen, năng lượng mặt trời, thậm chí có những dự án biến nước biển thành nhiên liệu, khi mà mỏ dầu cạn kiệt, nghĩa là hiện nay mỏ dầu chưa cạn, con người vẫn chấp nhận những khí thải độc hại, nên chưa vội áp dụng những phát minh tối ưu, để giải quyết những tồn đọng dầu mỏ mà tiềm năng kinh tế vẫn còn lắm hứa hẹn; nhưng dù muốn dù không, khoa học vẫn phải tiến đến những dạng năng lượng nhiên liệu tối ưu đó khi mà mức sống nhân loại đạt đến yêu cầu thượng thừa.
Tuy những năng lượng sơ đẳng đang mò mẩm đem lại tác hại không ít như năng lượng nguyên tử, những nhiên liệu của nhà máy điện hạt nhân đã xẩy ra nhiều biến cố trong quá trình xử dụng, rò rỉ, rồi đây sẽ được khắc phục, một khi nguồn nguyên liệu và nhiên liệu dầu mỏ, hóa học được thay thế bằng quang lượng, âm lượng, sức khỏe và mức sống con người sẽ khác, trình độ tâm linh cũng sẽ cao hơn, giữa khoa học và tâm linh sẽ đồng hành tiến vào kỷ nguyên đạo đức hơn. Có thể cần một thời gian xa hơn, nhưng chắc chắn cũng sẽ có ngày đó.
A- Những điểm gặp gỡ mà chưa hề hiểu nhauNhững thành tựu khoa học không phải ngẫu nhiên mà có, một quá trình mày mò, tư duy, tích lũy kinh nghiệm để trí tuệ khoa học được bùng vỡ; đầu tư cho một thành quả không thể thiếu tập trung, đó là cơ bản phát sanh sáng tạo, các khoa học gia, các nhà bác học đã minh chứng sự nghiệp qua cuộc đời của mình.
Nói theo ngôn từ nhà Phật, đó là trí tuệ hữu lậu, bởi những thành quả đó đóng khung trong hữu vi pháp, tự thân nghiệp giả còn bị ràng buộc những vi tế phiền não, chưa nắm bắt được cái vô cùng của uyên nguyên vũ trụ khi tâm thức vẫn còn bóng mờ của vô minh dục giới, đó là loại trí tuệ của thế gian pháp, tột đỉnh của trí tuệ đó, nằm ngay lằn ranh của giải thoát vô minh, nói theo ngôn ngữ thiền, - đang dứng trên đầu sào trăm trượng, dám buông bỏ, sẽ nhảy sang lãnh vực uyên áo tâm thức, nhưng sẽ không bao giờ các khoa học gia thành đạt mức tối thượng của tâm pháp, bởi lẽ, tiện nghi hóa cuộc sống, vẫn là mục đích một đời bỏ công suy tầm, vật giới vẫn luôn là mục đích cần vươn tới và thăng hoa, đó là lý do mà những thành tựu khoa học trong thế kỷ XX bắt đầu bùng vỡ như thác lũ, bắt nhịp cho những thế kỷ tiếp theo mở ra chân trời mới lạ như là không giới hạn, thật ra, tiến bộ khoa học là một đường thẳng có giới hạn, tận cùng của nó là một dấu hỏi to lớn: -để làm gì? Đi về đâu? sau những thành tựu đó là gì?…
Nếu mãi bị cuốn hút vào những thành tựu đó, cuộc sống biến thành cổ máy khổng lồ, người Robot, con người hưởng thụ tràn trề đã đánh mất ý thức giác ngộ, nói cách khác, ý thức bị chai lì, lão hóa, bấy giờ khoa học và giáo dục, triết gia sẽ đật lại vấn đề: - ngoài khối vật chất tiện nghi nầy sẽ còn gì giá trị hơn?các triết gia, tôn giáo sẽ phải hợp tác với khoa học mở rối mớ bùi nhùi biến thành tổ kén vàng nhốt con người bấy lâu, và rồi tâm thức sẽ là vấn đề đem ra mổ xẻ.
Tôn giáo rất đa dạng, chúng ta không nói đến loại tôn giáo dân gian thuộc hệ thần giáo như Hồi giáo, Kito giáo, Hindu, Do Thái giáo, An giáo…và vô số giáo phái thiếu tầm vóc, riêng Bà la Môn ẩn chứa cả hai lãnh vực – Thần giáo ở hạ tầng kiến trúc và phi Thần giáo ở thượng tầng kiến trúc, nơi đây, ta chỉ xét những tôn giáo đặc thù phi Thần như PG và Yoga, thật ra PG và Yoga không phải là tôn giáo, nó chỉ là một học thuật, một bí thuật rèn luyện thể chất và tâm linh ở mức thượng thừa.Các nhà Yoga cao cấp đạt tới mức quyền năng do tâm thức chủ động, lạc sang biểu diển thần thông phép lạ nên bị vướng vào một loại nghiệp thức thượng đẳng, không thể tiến xa hơn, thậm chí xa rời cuộc sống thực tế, cuối cùng không giải quyết được gì cho xã hội.
Những Yoga hành giả đạt được mức siêu đẳng, không lạm dụng thần thông, sẳn sàng hòa nhập vào cảnh giới tâm pháp, trong vi tế ngã pháp vẫn tồn tại cho nên vẫn không thoát ly tam giới, đồng đẳng cấp với Tiên đạo của Lão gia. PG có cả hai mặt: - đạo đức xã hội và đạo đức tâm linh.
Đạo đức xã hội tạo một nhân cách khuôn mẫu hầu ổn định xã hội, ( đạo đức xã hội của PG không phải một đạo đức của Khổng Khưu có một khuôn thước đóng khung con người trong một nguyên tắc của một xã hội phong kiến. đạo đức xã hội PG thích nghi với mọi trạng huống của mọi xã hội mà nơi đó tính thánh thiện tự nguyện đem lại nhiều công ích, cũng không mang tính đạo đức của Kito giáo, một tình thương chấp nhận phần thiệt thòi vô lý ), đồng thời hổ trợ cho đạo đức tâm linh được nâng cấp, đạo đức tâm linh là một năng lực siêu hình giúp cho xã hội thuần thiện, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, riêng tự thân hành giả tâm linh, khi thành tựu tột đỉnh, nói theo thuật ngữ nhà Phật,- việc cần làm đã làm xong, bước sang một thế giới thực, mọi tri kiến, cảm thụ không bị hạn chế và bị đánh lừa bởi ảo giác của thân phàm phu, lúc bấy giờ năng lực siêu phàm sẽ phát triển toàn diện và nhạy bén, không cần thông qua phương tiện khoa học mà vẫn đạt tột đỉnh của khoa học, nếu có thể, giúp khoa học vượt khó và đốt giai đoạn.
- Quá trình định lực Cái định lực của khoa học gia đưa đến phát minh sáng tạo,vì chủ đích giải quyết một vấn đề vật chất. Cái định lực của thiền sư hành giả đưa đến một trí tuệ vượt thoát vì mục đích thoát ly sự ràng buộc của ảo giác, như vậy trí tuệ chỉ có một, nhưng do mục đích khác nhau nên mức độ thành đạt trí tuệ khác nhau, như ta đã nói, trí tuệ của khoa học thành đạt trong phạm vi truy cứu, hẳn nhiên vẫn còn những sai sót mà sau đó dần dà được khắc phục; ví dụ, chỉ chưa đầy nửa thế kỷ, một phi thuyền khi đáp, phải rơi xuống biển, nhưng để khắc phục nhược điểm đó, khoa học gia nghiên cứu cho phi thuyền trở về mặt đất như một phi cơ đáp bằng những bánh xe; tuy mỗi ngày một tiến bộ, khoa học vẫn va vấp những thất bại bất ngờ, như các vụ nổ tàu con thoi. Rồi mai đây, khoa học sẽ phát kiến một phương pháp đưa phi thuyền ra khỏi quỷ đạo trái đất không cần bệ phóng, một nhiên liệu cực mạnh nào đó sẽ giúp phi thuyền lên xuống tùy ý như một cánh chim.
Ngành y học cũng thế, để đối trị một căn bệnh, dược sĩ bào chế một loại thuốc mới, nhưng sau đó, tác dụng phụ của thuốc đó phát sanh một biến chứng khác. Để giải quyết thực phẩm thiếu hụt, khoa học sản xuất phân bón và thuốc kích thích tăng trưởng nhanh cho hoa màu, thuốc rầy và những loại như vậy nhiễm độc cơ thể, biến chứng ung thư và vô số dạng bệnh, khoa học mãi lòng vòng trong thế mâu thuẩn và tương đối của cuộc sống nhị nguyên, không bao giờ vượt thoát nếu trí tuệ chỉ đầu tư cho những gì tương đối.Nhưng với thiền giả, định lực là một quá trình dài lâu từ thể chất đến tinh thần, trai tịnh tinh khiết hổ trợ cho tâm an định, tránh khích dục và phiền não, trong quá trình thanh tẩy, tạp thức lắng đọng và bị xóa để thay vào đó là một tạng thức trong sáng vô nhiểm, thuật ngữ gọi là Bạch tịnh thức.
- Diệu dụng của định lựcNhư ta đã đề cập cái diệu dụng tương đối của định lực khoa học, nhưng kết quả của định lực thiền học thật mênh mông mông bất tận. Một thiền giả khi đạt đến mức độ tuyệt đỉnh, nghĩa là thoát ly hoàn toàn những ràng buộc tương đối trong cuộc sống, họ làm chủ chính mình và hoàn cảnh, họ chủ động sự sống chết, được gọi là đắc đạo, giải thoát, họ không cần phải mày mò những tiện nghi như khoa học, họ đi mây về gió như các Lạt Ma Tây Tạng, vì vùng cao Hy Mã không có phương tiện di chuyển, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, như các đạo sĩ An Độ ta thường thấy, nhưng với PG, không cho phép lạm dụng quyền năng trong cuộc sống, vẫn phải chấp nhận những giới hạn của đời người, đối với họ, vấn đề không phải là quyền năng mà là một trí tuệ biết rõ nhân quả, tránh tạo khổ đau cho người và vật, thoát ly nhân quả từ tâm thức.
Một minh sư, thiền sư đạt đạo tuyệt đối, họ có thể chi phối mọi việc theo ý, trong một tình huống cần thiết mà không hề khởi ý niệm biểu diển khoe tài như các nhà thôi miên, ảo thuật. Trong thế kỷ XX, ảo thuật gia David corperfield biểu diển nhiều màn kỳ bí, ngoài những xảo thuật của một ảo thuật gia, ông ta còn xử dụng những quyền năng đã học được khi còn lưu trú tại An và Tây Tạng, vì thầy ông ta là một đạo sĩ và một Lạt Ma, những quyền năng nầy thường bị hạn chế và mất tác dụng sau đó vì khởi tâm danh lợi. Những đạo sư chứng đắc, họ có thể tàng hình hoặc hóa thân cùng lúc ở nhiều nơi, khoa học không thể giải thích tại sao họ bay trên không, đi trên nước hoặc hô phong hoán võ!
Kết quả những năm tháng tu luyện ý lực, họ đạt được kết quả của tâm năng đó, như các khoa học gia đạt được kết quả của tuệ trí thế pháp; bất cứ lãnh vực nào cũng có một diễn tiến hợp lý, nếu nắm vững trình tự của nguyên lý, như một chiếc phản lực mang khối sắt hàng tấn bay vào không trung, đối với những dân tộc sống xa nền văn minh, họ sẽ nghĩ đó là thần thánh như họ từng nghĩ khi thấy khẩu súng của người da trắng lần đầu sát hại nhiều người. Khoa học không giải thích được những quyền năng của các chơn sư nhưng không thể phủ nhận, vì nó là một thực thể.
Cái kết quả của khoa học chỉ thành đạt trên một lãnh vực nhất định, nhưng kết quả của việc tu chứng, nó minh định sự toàn triệt mọi mặt trong cuộc sống, họ có khả năng nhìn xuyên suốt không gian như Đức Phật thấy tam thiên đại thiên thế giới như trong lòng bàn tay, họ thấy thời gian vô tận của vũ trụ và của đời một người như thấy trước mặt, họ biết ý nghĩ của kẻ khác như của chính họ, họ nghe được ngôn ngữ của mọi loài, kể cả cách xa vạn dặm…và Người cũng thấy vi trùng trong bát nước uống!
B- Nguyên lý khoa họcNhững giả định về Big bang, những kết quả của Plasma và những thử nghiệm khác cho khoa học tìm một đáp án sự hình thành vũ trụ và công năng của nhiệt lượng, quang học cùng nhiều hệ quả của nguyên tử, hạt nhân điện tử, phóng xạ…
Từ những giả định mà khoa học hiểu được nguồn điện âm – dương vô hình trước khi áp dụng trong cuộc sống, những bước sóng trong không gian để truyền tải tín hiệu; những thử nghiệm của lực ly tâm để tìm đáp án cho thiên hà vũ trụ, những hạt nhân có công năng cung ứng lực tàn phá…tất cả diễn ra theo quy trình hợp lý từ bước khởi đầu của khoa học thực nghiệm chứ không giải đáp theo cảm tính nhân gian mang vẻ huyền thoại sự hình thành vũ trụ ở Thánh kinh, sự hình thành con người cũng là một suy diễn giả định của Darwin, hữu lý trong một giới hạn nhất định, chứ không gán ghép vô lý từ Adam-Eva. Nhưng khá hơn, linh mục Pierre Teilhard de Chardin biết áp dụng khoa tế bào học giải thích sự cấu thành như vô tình nhưng có chỉ huy ngẫu nhiên đối với nhân loại để sau đó xác định một năng lực siêu nhiên trong từng tế bào, gọi là tiềm lực tiền sinh quy về năng lực một Thượng đế toàn năng, tối hậu.
Khoa học có những bước tiến khá dài trong những kỷ nguyên cận đại và hiện tại, đồng thời khoa học cũng bức xúc khá nhiều trước bức màn bí mật mà khả năng một con người, dù là khoa học gia khó giải đáp bằng một trí tuệ phàm nhân. Những nguyên lý truy tìm, cũng chỉ là nguyên lý hạn chế trong tương đối của nhị nguyên, chừng nào vượt thoát được hạn chế đó, như phi thuyền vượt thoát được hấp lực quả đất, một bùng vở sáng tạo dẫn khoa học sang một chân trời mới của tâm linh, mới giải quyết toàn vẹn mọi vấn đề. Cái thực nghiệm của khoa học không phải lúc nào cũng đúng, mắt thấy, tai nghe, tay sờ cảm nhận mỗi lúc một khác, mỗi người một khác thì độ xác thực cũng chỉ tương đối, cho nên trên nguyên lý kiểm nghiệm, đo lường, phân tích bằng phương tiện khoa cụ, máy móc chỉ đem đến những kết quả giới hạn.
Điện thoại là loại thiên nhĩ thông của địa Tiên, T.V là dạng thiên nhãn thông của địa Tiên, máy bay là loại thần túc thông của địa Tiên, tuyệt nhiên không thể đạt toàn vẹn lục thông siêu tam giới như một hành giả tâm linh chứng đắc. Kiểm nghiệm, thực nghiệm, suy diễn, đo lường bằng phám trí, kết quả đem đến một hạn chế nhất định, thậm chí thất bại bất ngờ ngoài dự kiến, lắm khi phiền lụy bởi chúng.
- Nguyên lý tâm linhChúng ta thông qua những dạng tâm linh sơ đẳng, chỉ đề cập đến loại tâm linh tuyệt đối, một tâm linh có đẳng cấp siêu vượt tam giới, có nghĩa thoát ly sanh tử của Tứ Thánh quả trở lên. Tùy mỗi pháp hành thích hợp từng trình độ, căn cơ mà thành quả có sai biệt, ví dụ pháp môn Tịnh độ khác với pháp Quán Am, Mật tông khác với thiền quán, và còn nhiều sai biệt vi tế, tuy là liểu sanh thoát tử như nhau, ở đây, ta chỉ nói đến thiền pháp như một đối trọng cao cấp so với khoa học.
Một hành giả bước vào lãnh vực tâm linh, ngoài những trợ duyên thường nhật như ăn uống ngủ nghĩ cần theo quy tắc thích hợp việc hành thiền, tự tâm ý, hành giả tuyệt đối buông bỏ mọi lợn cợn không liên hệ đến pháp giải thoát, giai đoạn tập chú, hành giả biết rõ những việc sinh hoạt , nhưng đến giai đoạn cực điểm đại định, thậm chí hành giả quên hết mọi sự, ngay lúc ăn cũng không biết mình ăn, trong giai thoại thiền, có một vị cầm nghiêng mực ăn ngon lành thay vì ăn thức ăn trước mặt, nhưng sau khi tâm thức lột bỏ mọi vô minh, hoát nhiên đại ngộ, tâm trí sáng tỏ lạ thường, bấy giờ nhìn mọi vật một cách bình thừơng, thấy rõ bản chất của mọi vật một cách trong suốt không chướng ngại , nội lực uyên thâm, chủ động tự thân và ngoại cảnh, có thể kéo dài thọ mạng hay rút ngắn đời sống theo ý muốn, lục thông nằm trong tầm tay họ.
Như vậy, muốn chủ động giải quyết những vấn đề hiện hữu, một hành giả phải từ bỏ hiện hữu, không bị hiện hữu ràng buộc, trực diện vào trọng tâm để nguồn năng lượng đại định đốt cháy, tẩy xóa những ảo ảnh như thật, ví như luồng sáng cực mạnh đốt tan sương mù để hiển lộ thực cảnh,họ xử dụng năng lượng sinh học hướng nội.
-Kích hoạt năng lượngSức tàn phá của bom nguyên tử, một big bang, một thỏi chất nổ, đều được kích hoạt để tác động những nguyên tử, những hạt nhân có sức phát nhiệt ma sát bùng nổ, sự kích hoạt có thể do người chủ động, do ma sát hoặc do ức chế tự phát; Năng lượng đều ẩn tàng trong mọi thể trạng vật chất.
Khó định nghĩa chính xác thế nào là vật chất và phi vật chất, ánh sáng là dạng vật chất vi tế,khối lượng là dạng ánh sáng thô, âm thanh là hoạt dụng của cả hai dạng vật chất. Một khối đá, đất được tán nhuyển thành bột, khuếch tán trong không gian trở thành bụi, hoặc có thể nhỏ hơn thế, PG gọi là Thố mao trần, vi trần,thủy trần, cực vi trần…mắt thường không thể thấy, nếu có một nguồn năng lượng tác động, chúng sẽ phát quang thành luồng ánh sáng, vì tự thân tích chứa một nhiệt lượng tiềm ẩn, ( trong các dạng năng lượng tích chứa các electron, neutron...) ngược lại, một nguồn ánh sáng được ngưng tụ cực độ, nhiệt lượng hội tụ đan kết những siêu thể lâu dài thành một dạng khối lượng, hấp thụ ẩm độ dần dà cô đặc một dạng vật chất thô, như vậy khói lượng là dạng vật chất thô và ánh sáng là dạng vật chất vi tế.
Trong huyền thoại Tây Du Ký, Tề Thiên là kết tụ của hai khí âm-dương, đây là một học thuyết đạo gia, trong không gian bao la vô tận, khí là dạng năng lượng bàn bạc, với một nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, năng lượng quy kết thành một dạng thể như lòng trắng và đỏ kết hợp thân nhiệt của gà mẹ biến thành hình dáng gà con.
Trong bí pháp Tiên gia, con người gồm ba phần: - Tinh – Khí – Thần, Tinh biểu hiện dạng vật chất thô, Khí là dạng vật chất tế và Thần là một năng lượng siêu thể, từ cỏi Vô cực,biến thành Thái cực, sanh lưỡng nghi (âm-dương )từ âm dương biến thiên hình vạn trạng, nghĩa là từ vô hình sanh ra hữu tướng là một dạng xuống cấp đưa đến kiếp sống bể dâu, vì vậy Đạo gia chủ trương Vô Vi là trở lại thể tánh vô hành an nhiên, muốn thế, trong các pháp luyện Đan, luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư tức là trở lại vô cực, trở lại với chân tính uyên nguyên khởi thủy, từ vật chất Thô tiến về Tế và vượt thoát siêu nhiên,mọi diễn tiến trong đời sống diễn ra một cách khách quan theo quy trình Thành Trụ – Hoại – Không vì thế cổ nhân xem thế gian vốn vô sự, chọn cuộc sống vô vi tịch tịnh làm niềm vui mà tiến hóa trở về Chân Tính gọi là Đạo, một quan niệm sống của người xưa Á Đông.
Hầu hết các pháp của thiền gia và Tiên đạo đều dụng tâm tác ý, biến thân pháp thành tâm pháp,biến tâm pháp thành Đạo lực, một sức mạnh siêu nhiên mà không một lực vật chất nào có thể so sánh, ví dụ, trước một cộng nghiệp như hạn hán, thiên tai , một chân sư, minh sư Bồ Tát hay thiền sư đắc đạo có thể hoán chuyển ngăn chận, nhưng thường các ngài không muốn can dự vào luật nhân quả của chúng sanh mà chỉ giúp lời hướng dẫn để tự thân chúng sanh chuyển nghiệp.Theo huyền sử tôn giáo cổ đại, từ thời dân Atlan trở về trước, biết xử dụng năng lực tâm linh chi phối hấp lực như xây Kim tự Tháp, chất xám bấy giờ đỉnh cao tuyệt đối là khoa học tâm linh, chưa thiên hướng về vật chất như khoa học ngày nay.
Do đâu các ngài có một năng lực đó?Như đã nói, định lực là một dạng năng lượng siêu nhiên, sức mạnh hội tụ mà không có một khí cụ vật chất nào sánh được, một khi hội tụ được năng lực do khổ công tu luyện, ý lực khởi xuất thường từ trung khu thần kinh, tác động, hướng đến mục đích, biến thành bước sóng năng lượng như máy phát điện hay trung tâm truyền thanh phát tín hiệu dưới dạng sóng, mở trúng tần số, máy sẽ nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh.
Khác với khí cụ,ý lực của các ngài có thể phát tán và thu hồi, ý lực khởi đến bất cứ nơi đâu, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, thường ý lực các ngài phát tán dưới dạng sóng từ, nên ánh mắt luôn đượm vẻ trong sáng ,tràn đầy tình thương và nghị lực, trước sức mạnh tâm linh, mọi đối tượng thường dể bị cảm hóa, quy phục, giáo sử PG có nói về việc cảm hóa chàng Vô Não giết đủ 100 người để được thầy truyền pháp, đức Phật là người cuối cùng mà Vô Não gặp được, nhưng cũng là người bị Phật chuyển hóa từ ác sang thiện bằng ý lực siêu nhiên của đấng giải thoát.
Trường lực của sóng từ tạo cho bầu sinh khí chung quanh thoải mái, nhẹ nhàng, một hành giả có nội lực uyên thâm, càng tạo một cảm giác an ổn cho người chung quanh hoặc cho vùng ngài đang hiện diện, ngồi gần một bậc có năng lực như vậy, mọi tâm tư thắc mắc của ta đều được hóa giải như khối đất khô bị tan loãng bởi nước, cho dù không được các ngài dẫn giải một điều gì, nhưng chắc chắn chúng ta có nhiều lợi ích khi gần các ngài và luôn thích gần các ngài, bởi từ tâm thức giải thoát hoàn toàn những phiền trần, các ngài luôn phát sóng từ để gia trì thế giới.
Vào một ngôi nhà hay đến một ai, bầu không khí sáng mát nhẹ nhàng, biết rằng sinh khí nơi đó đượm nhuần bởi tâm thiện, ngược lại một nơi có có vẻ u ám, ngột ngạt khó chịu, không muốn ở lâu, nơi đó đang tích tụ ám khí của ma lực; Như vậy Phật lực, thánh lực và Ma lực đều có những tâm thái thông qua trường lực khác nhau, trực quan chúng ta có thể phân biệt dễ dàng.Người co tâm lực mạnh, được quần chúng ái mộ quý mến, đó là thể chất của các giáo chủ, các minh sư, các lãnh tụ...
Phương tiện cơ giới khoa học có thể phát sóng mạnh ở một mức độ nhất định và ở một chiều hướng nhất định trong một dụng cụ nhất định, bước sóng của máy móc kích hoạt, phát tán mang tính vô cơ, ý lực của thánh nhân mang tính hữu cơ, hoạt dụng; ma lực, thần lực cũng mang tính hữu cơ, nhưng tà dụng.
C-Năng lượng âm lưuNhư ta đã nói, hình khối, ánh sáng và âm thanh chỉ là một, nhưng ở mỗi dạng thể khác nhau, cũng như nước đá, nước và hơi nước chỉ là một, nước biển và sóng biển chỉ là một, sóng biển là hoạt tướng của biển, âm thanh là hoạt dụng của vật chất thô và vật chất tế; năng lượng phát xuất từ mặt trời qua tia sáng mang đủ tính chất và hàm lượng; tuy mặt trăng không là vật phát sáng, vẫn đủ tính chất phát sóng của năng lượng vật thể.
Trong thiên hà vũ trụ luôn tồn tại và phát xuất càc dạng sóng để bảo hòa và đối lưu với sự tồn tại của các tinh cầu, bởi lẽ các hành tinh, định tinh là một phần của vũ trụ trong phút chốc bị nổi giận tống khứ như những đứa con trưởng thành phải biệt lập và tự lập nhưng mối ràng buộc vô hình với gia tộc vẫn có, năng lượng vũ trụ luôn nuôi dưỡng sự sống các sinh vật, thực vật, khoáng chất…không những bằng ánh sáng mà cả Am thanh, gọi là chấn động lực của vũ trụ, chấn động lực là gọi chung cho mọi âm thanh ở mọi cường độ.
Ở con người là tiếng nói, các động vật thấp là tiếng kêu của mỗi chủng loại, nơi đất đá là âm thanh khi va chạm, tiếng róc rách hay ầm ỉ của hải triều, tiếng xạc xào của cây lá khi gió thổi, mọi âm thanh luôn tồn tại trong mọi vật thể gọi là âm lưu, âm lưu có hai dạng: - ẩn tàng và hiển lộ, hiển lộ là những gì ta nghe được, ẩn tàng là nguồn năng lượng vô tận và quan trọng đến sự sống muôn loài.
Chấn động lực vũ trụ như là tầng sóng ngầm dưới đáy đại dương. Một Big bang khởi động luôn là chấn động lực đi liền với ánh sáng và khối lượng phát tán, đó là khởi nguyên của vũ trụ và sự sống, nói theo nhà thần học Chardin là tiềm lực tiền sinh, nhưng tiềm lực tiền sinh nầy không phải một quyền năng toàn triệt và hoàn hảo có tính chỉ huy mà là dạng tiềm lực tiền sinh sơ đẳng nguyên tính để rồi hàng tỷ năm đúc kết kinh nghiệm ngẫu nhiên hình thành sự sống đa dạng,hẳn nhiên khởi thủy là những tế bào đơn giản, vì vậy thần học gọi nguồn gốc sự sống là ngôi Lời, tức âm thanh khởi thủy hay chấn động lực hình thành.
Vì vậy thân sống sinh loại đầu tiên là nguồn sáng, chưa có thân vật chất nên không bị chướng ngại, theo kinh tạng PG, con người đầu tiên xuất hiện trên tinh cầu nầy là một quang thân, do nếm thử đất thơm của quả địa cầu vừa hình thành nên mất thần thông, có nghĩa khi khởi ý tham,trí tuệ liền bị gián đoạn. Đứa bé trong bào thai cũng được nuôi dưỡng bằng dạng năng lượng âm thanh chấn động như vậy, các nhà khoa học có lý khi tăng trưởng thảo mộc bằng âm nhạc, vì đó là dạng sóng tương ứng với tế bào phát triển, cây cối thiên nhiên phát triển phần lớn nhờ chuyển động của gió, trong đó chấn động lực tiềm ẩn của ánh sáng và không khí góp phần quan trọng; âm nhạc tạo hưng phấn vì sóng âm tương thích với trình độ của người nghe; tiếng nói dịu dàng tạo cảm tình với người đối diện, lời an ủi, tâm sự quan trọng hơn của bố thí, những âm thanh nghe được từ bên ngoài luôn đánh lừa chúng ta, đôi khi bị lệch lạc.
- Năng lực âm thanhMột lời nói khích động tạo cảnh xô xát, một lời hiệu triệu có thể hy sinh nhiều mạng sống, một sự trấn an, bệnh nhân phục hồi tinh thần, đó là những năng lực thấp; có những năng lực cao cấp mang tính vô hình để xử dụng nguồn âm lưu vô hình như bùa chú của Lỗ Ban hay Năm Ông, các dân tộc thiểu, số luôn có những thần chú trừ tà, chữa bệnh, thư ếm… những dạng quyền năng vô hình như vậy vô số kể, riêng VN thông dụng ta được biết như Thiên Liêng Cái, cầu cơ, lên đồng…Tây Tạng có Mật pháp, người ta thường lẫn lộn bùa chú và Mật Tông làm một, thật ra giá trị và hoạt dụng cũng như mục đích khác nhau. Ngoài xử dụng âm thanh như một năng lực phát lệnh, một số trường phái tâm linh dùng nó như một phương tiện kết nối với lực lượng vũ trụ như Đạo gia và Yoga để trở về với bản thể nguyên sơ.
Trường lực vũ trụ được cô đặc qua hàng tỷ năm ánh sáng từ những tế bào đơn giản, thông qua trao đổi kinh nghiệm, quy nạp hoạt sinh biến dần những tâm thức sơ khai và rồi ý thức mãnh liệt tạo thành Am lưu dưới dạng năng luợng bao bọc vũ trụ, nơi sóng âm đó biến thành dung môi tồn trữ mọi hoạt dụng của tâm thức, sự sống từ đó được bắt đầu, thật đơn giản và nhẹ nhàng, càng ngày do sóng thức phóng xuất hướng ngoại ( ly tâm ) nên tâm năng sinh học càng xuống cấp biến tính thành thể đặc ngày càng thô trược.
Con người đầu tiên trong vũ trụ mang thân ánh sáng, là những quang năng sinh học đơn thuần, vô nhiễm, mãi đến khi năng lượng vũ trụ biến thành năng lượng sinh học, phân tử hữu cơ, những dạng tâm linh cũng nẩy sinh từ đó, qua hàng triệu năm những chu kỳ thánh đức ra đời, những năng lượng xấu xuất hiện, tạo thành lực lượng đối trọng với năng lực thánh đức, thu hút những quang năng tương thích lập thành khối lượng đen, tiêu cực. Có khuynh hướng đi xuống, xa dần năng lượng tinh khiết ban đầu, tôn giáo gọi là ma quỷ; và quang năng trong suốt đã thành ô trược nặng nề.
Thần chú, có nhiều dạng, những loại thuộc bùa Lổ Bang, thần quyền, các bí pháp của dân tộc thiểu số như thư ếm, ma xó… là những lực lượng đen tối nhất, lực lượng đã được định hình bởi những tâm năng tiền sinh do bất toại, thề nguyền trong cuộc sống, khó giải thoát, luôn ở trong trạng thái trả thù hoặc yểm trợ kẻ cùng thiên hướng có chung tần số cung bậc khi phát âm những mật ngữ chủ định, những loại như vậy chỉ tương tác ở một âm bậc thấp, tác hại nhiều hơn làm lợi cho những năng lượng sinh học ngang tầm; ngược lại, mật chú của các Lạt Ma, của các giáo phái hướng thượng trong mật tông PG phát triển, đây là những dạng sóng âm có cường độ mạnh và tốt, nghĩa là một dạng năng lượng hướng thượng hỗ trợ cho việc phát triển tâm linh, hành giả xử dụng có thể phát thành lời để kích hoạt âm lưu hay dùng định lực để phát âm trong tư tửơng đều kết quả như nhau và cùng mang tình thương châu biến khắp vũ trụ do chấn động âm lưu truyền tải.
Những thời kỳ nhân lọai tiền sinh, xử dụng âm lưu qua quang năng tư tưởng đã một thời lưu lại trên hành tinh chúng ta những kỳ quang mà khoa học hiện nay vẫn bó tay; Am lưu hội tụ biến thành năng lực như các Lạt Ma hay xử dụng OM ngân động bầu không gian tĩnh mịch trên dãy Hy Mã, họ dùng âm lực thần chú biến năng lượng vi tế thành hình khối vật chất thô, hoặc ngược lại,có thể khuếch tán phân tử hữu cơ trở thành dạng quang năng bằng tâm năng thần chú,đó là tâm lực định tụ, ngược lại, âm lưu phát tán nó trở thành năng lượng vô tính hoặc năng lượng sinh học bình thường,thời kỳ văn minh của chủng tộc Lê mu ri – Atlan là những thời đại văn minh nhất hành tinh, họ có những thiết bị bay do năng lực thần chú, có nghĩa họ xử dụng tâm năng của định lực. Vào thời kỳ đầu của chủng tộc Lemuri, tức người viễn cổ, phát âm bằng mũi, không chỉ phát tầm âm bình thường mà còn ở tần sóng siêu âm và sóng hồng ngoại, do vậy, năng lực âm thanh của cổ nhân có một lực lượng bất khả tư nghì.
Trong lãnh vực bùa chú nhân gian, không thiếu thầy thư ếm mà người bị ếm ,thư, không gặp bậc cao tay ấn gỡ, có thể mạng vong, hoặc thầy phù thủy hô phong hoán võ, tác động đến cảnh vật chung quanh, họ có thể đốt nhà cách xa hàng cây số chỉ bằng những câu thần chú, chúng ta không nghi ngờ gì về năng lực âm lưu như vậy.
Trong lãnh vực khoa học hiện đại, tuy chưa phát triển bằng nền văn minh Kim Tự Tháp, Angkor, Nhân sư…cũng đã xử dụng sóng từ để điều khiển, kích hoạt như quang tuyến, Laser trong y học, quân sự, không gian và tiện nghi đời sống; bộ điều khiển cầm tay xử dụng trong gia đình cho máy móc, lệnh truyền cho hoạt hành của vật bay lên không gian…tất cả đều xử dụng dưới dạng sóng âm mà thường gọi cảm ứng điện từ , từ những sóng âm, khoa học có thể điều khiển hoặc phá hủy một vật cách xa trên mặt đất như phá hủy một vệ tinh nhân tạo trên không trung.
Năng lượng âm lưu đã được khoa học và các nhà tâm linh xử dụng từ lâu, khác chăng, khoa học còn bị tùy thuộc vào phương tiện xử dụng, các nhà tâm linh siêu đẳng họ chủ động trong mọi tình huống, vì họ đã hòa nhập tâm linh và năng lượng làm một, nói cách khác, họ đã trở lại với năng lượng sinh học của thời khởi nguyên mà các tôn giáo cổ đều đồng nhất quy hướng.
- Cái chung và riêng của các tôn giáo.Bà La Môn, một cổ giáo của An quan niệm Bhrama là đại thể vũ trụ, con người là tiểu thể, tu luyện để trở về với đại thể.
Kitô giáo, Thượng đế là đấng sáng tạo muôn loài, con người, hoặc là trở về Thiên đường với Thượng Đế, hoặc xuống hỏa ngục đời đời, nhưng Jesus đã tầm sư học đạo tại Hy mã Lạp sơn với các đạo sĩ Yoga,Bà La môn,Phật giáo trước khi quây về Do Thái hoằng hóa.
Yoga là bộ môn vừa mang tính chất thể lực, vừa rèn luyện tâm linh, một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần minh mẫn là điều kiện ắt có và đủ để hành trình tâm linh hòa nhập vũ trụ tốt nhất. Các chủng tộc ưu việt đều lưu lại hậu thế những con người đạt đại định gọi là Xô ma chi, một nhục thân lưu tồn hàng trăm, hàng triệu năm không hề hư hoại mà khi còn tại thế phải có một thể chất và tinh thần sắt đá; không những tại Tây Tạng, An, khắp nơi trên thế giới những cao đức hành thiền đều lưu lại nhục thân, tại VN được biết có ba vị, Đài Loan, Trung Hoa, Thái…đều có những trường hợp như vậy,các khoa học gia nghiên cứu tôn giáo huyền bí đều xác nhận có những pháp thân ẩn tàng sâu trong hang động, dưới lòng đất, trong đại dương để chờ phục hoạt tiếp nối một nền văn minh tâm linh khi chu kỳ họai diệt trên mặt đất xẩy đến và thường xẩy đến hàng triệu năm qua mà gần đây nhất, nền văn minh At Lan Tic bị chôn vùi dưới đại dương độ 850.000 năm về trước, không xử dụng ướp xác mà vẫn không bị hư hoại, vì khi nhập định, các ngài đã tiêu hóa chất nước và vi khuẩn dưới một nhiệt độ của hỏa lực Tam muội..
Phật giáo, tuy thừa hưởng nền văn hóa Bà la môn và những giáo lý của các tôn giáo sinh thời, nhưng đức Phật không áp dụng một cách máy móc, biết chắt lọc cái ưu và loại trừ cái khuyết, nhất là giai cấp và sự kỳ thị đánh mất giá trị tuyệt đối của con người trong cuộc sống, với trí tuệ của một minh triết, ngài đưa đạo Phật vượt khỏi phạm trù tín ngưỡng mà hàng ngàn năm sau chưa một giáo chủ nào có được, thoát khỏi giáo điều và tín điều mù quáng mà các tôn giáo hầu hết bị va vấp, nâng Đạo phật lên tầm vóc một triết thuyết, một học lý, một nghệ thuật sống và một nền minh triết tâm linh khoa học, không bảo thủ Phật tính là một năng lực chủ đạo mà chúng sanh phải hoà nhập trở về như Bà La Môn giáo hay quy phục như Kito giáo, tất cả đều có mầm mống Phật tính, đều có khả năng giải thoát như nhau, và một giá trị đồng đẳng tuyệt đối, đó là một dạng năng lượng tâm linh bàng bạc kháp vũ trụ, không nơi nào để đến, cũng chẳng đi về đâu gọi là NHƯ LAI.
Lão gíáo . đạo gia cũng từ chối một cuộc sống hiện thực, muốn trở về điểm khởi nguyên của sự sống, trở về với vô vi, đó là nơi vĩnh hằng của Vô Cực.
Cái chung các tôn giáo là xem cõi đời như một lãnh thổ tạm trú, cỏi tạm, không thật, nhưng PG khác hơn cái hành xử – không trốn chạy, mà trực diện và hòa nhập để thăng hoa, đó là triết lý sống độc đáo của đạo Phật, cho dù khác nhau lối hành xử, nhưng tất cả đều biết xử dụng năng lượng âm học để thăng hoa, vì các tôn giáo đều chịu ảnh hưởng từ một nguồn gốc tâm linh sinh trường trong vũ trụ, khoa học vật chất và khoa học tâm linh đều thoát thai từ một trường lực của vũ trụ bằng âm lưu ba động, nhưng lực ly tâm phát triển, mỗi ngành đi một hướng ngày càng xa bản thể uyên nguyên.
- Những đẳng cấp năng lượng tâm linh.Như ta đã biết, khởi nguyên sự sống là nguồn sáng quang năng, quá trình vận hành, trao đổi hàng tỷ năm biến thành một ý thức và tâm thức đa chiều, vì vậy cảm thức cũng sai biệt ở một trình độ sai biệt nhất định, tín ngưỡng khởi nguyên cũng không là tôn giáo thần thánh mà là sinh trường năng lượng chú hướng đến tuệ trí mà dấu ấn còn lại phản phất nơi các tôn giáo cổ và nhất là PG, tuy PG ngày nay đã xuống cấp như một tôn giáo đáp ứng trình độ nhân loại bị tha hóa nhưng tinh túy vẫn hướng con người khôi phục tính giác, tức ánh sáng trí tuệ, mỗi ngày, con người khai triển một tín ngưỡng mới lạ, không những ở đất nước chậm phát triển, ngay cả trên xứ sở văn minh, không thiếu những tôn giáo cuồng tín, phản khoa học, có nhiều nguyên nhân:
Hoặc kẻ phát minh cảm ứng một tín hiệu sóng âm được gọi là ơn soi sáng, dẫn dắt, hoặc mặc khải, như cầu cơ của đạo Cao Đài,hoặc các tiên tri của thần giáo.
Hoặc khởi xuất từ một hoàn cảnh xã hội như PG Hòa Hảo
Hoặc cải biên từ một tôn giáo đi trước như Tin Lành
Cũng có thể phát xuất từ một ý thức chính trị hoặc triết lý nhân sinh như đạo Khổng…
Một số giáo phái cuồng tín phản khoa học xuất hiện khắp nơi trên các quốc gia văn minh như giáo phái mặt trời ở Nhật, nhánh Tin Lành ở Nam Triều Tiên tin ngày tận thế, một nhóm Hồi giáo cực đoan…Tất cả những dạng nầy có chiều hướng đi xuống bởi lực ly tâm, rời xa từ trường Quang và Am của vũ trụ, chiêu cảm các dạng sóng âm tiêu cực tối tăm, vì vậy ánh sáng trí tuệ bị ám đục.thiên hướng ma lực.
Các dạng tín ngưỡng trên thế gian được chia làm nhiều cấp độ bởi năng lực âm lưu như:
Ma-quỷ, đồng cốt thuộc dạng tâm năng sinh học thấp, chiêu cảm những tần sóng âm hạn hẹp và tối,bị ẩn uất trong cỏi trung giới.
Bóng rỗi, đình miếu thuộc tâm năng tiết khí trung liệt chiêu cảm sóng âm cực đoan, nóng nảy của thần Atula
Tứ phủ là những tâm năng ra khỏi thần lực nhưng chưa phát triển thánh lực.
Thầy mo, phù thủy, thầy pháp…là những tay thợ nắm chìa khóa âm bậc của sinh trường ở mức thấp. Vì lực lượng âm bị họ xử dụng sai khiến, chưa thoát khỏi ách tắc tâm lý khi bước sang thế giới vô hình, đó là những âm bậc nhất định như âm giai cung bậc của giây đàn, khảy đúng vào đó là thành âm vang, không nhất thiết hữu dụng, thường bị trì trệ tâm năng.Thôi miên là dạng năng lượng được xử dụng khá hơn những dạng trên, dùng định lực tác động sóng âm thẳng vào não bộ đối tượng, khai thác tiềm thức, loại bỏ ý thức của đối tượng, có giá trị trong phạm vi giới hạn như chữa bệnh, thẩm vấn, truy tầm bệnh lý như nhà thôi miên Mỹ – Cai-si.
Ngoại cảm là những người có quang năng nhạy bén của giác quan thứ sáu hay là con mắt thứ ba, tâm năng họ giao cảm với thông tin trường lực ngoại vi theo tần số có điều chỉnh, như máy bắt sóng đúng tần số cần dò.
Các đạo sư, minh sư, thánh triết ,giáo chủ là những vị làm chủ trường lực nội tại và trường lực vũ trụ, họ là bộ phát sóng cực mạnh và thanh khiết, tâm thức họ hòa nhập toàn thể vũ trụ mà PG gọi là thức vô biên xứ, họ thoát khỏi sự chi phối của tương đối và nhân quả, sống chết, kéo dài thọ mạng tùy ý, trường lực bao quanh họ là hào quang của tình thương vô điều kiện, họ tác động toàn vũ trụ, nhưng không ai có thể tác động được họ, họ sống bằng sự minh triết của trí tuệ.
-D Con đường ý nghĩaCác tôn giáo lớn , nếu loại trừ những lễ nghi, tập quán xã hội, một điểm chung gặp nhau là nâng cao tâm thức, mỗi tôn giáo có một phương cách thanh tẩy tâm linh, mỗi pháp hành có một giá trị nhất định, đều hướng về năng lượng tinh thần.
Ánh sáng trí tuệ không phải là một cách biểu đạt tượng trưng mà là đặc trưng, vì trí tuệ vốn là ánh sáng tâm linh, một năng lượng nguyên thủy của vũ trụ từ lúc hình thành, một dạng quang năng tuyệt đối của mọi sinh vật, con người có khuynh hướng tha hóa, ly tâm, đi xuống chốn sai lạc, bất toàn và khổ đau, nên tôn giáo, các giáo chủ có bổn phận giúp đỡ hồi tỉnh, thoát ly cái phiền trược thể chất, phục hồi giá trị năng lượng sinh học của cá thể hòa nhập với vũ trụ, vì con người vẫn là một tế bào của vũ trụ, con người tìm lại thế cân bằng với quang năng sinh hóa của vũ trụ sẽ trở lại thời đại khoa học tột đỉnh của kỷ nguyên những kỳ quang thế giới, cái giải thoát của đạo Phật là giải thoát khỏi sự ràng buộc những bất toàn trong cuộc sống tăm tối, tìm lại sự tự do tuyệt đối như chư Phật đã thể hiện một quang thân trong sáng mà đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni có màu vàng chói của ánh sáng huỳnh kim, đây là một sự thật chứ không phải một mô tả cường điệu vì sự sùng kính, các nhà nhân chủng, khảo cổ, sử gia thế giới đã tìm đâu đó một lịch sử nhân loại thuở khởi nguyên có những quang thân năng lượng như vậy, bác sĩ giải phẩu người Nga E-Rơ-Nơ Mun Đa Sép, từ một nghiên cứu khoa học duy vật trong thế kỷ XXI đã vô tình chạm phải ranh giới khoa học tâm linh, nơi đó sự thú vị lẫn kinh ngạc trước cái vĩ đại khó lường của năng lực tâm linh, để rồi chính tự thân bác sĩ cùng đoàn khoa học gia phải xác nhận những kiến thức hạn hẹp của mình giữa cái vô tận mầu nhiệm của kiếp người, nơi đó, các Lạt Ma, đạo sư, những chủng tộc văn minh cực điểm của loài người hàng triệu năm trước còn lưu xác như một quỹ Gen cho nhân loại khi loài người bị hủy diệt như đã từng bị hủy diệt.
Như ta đã biết, Yoga, Đạo gia, Lão, Bà la Môn, một số giáo phái thần bí rải rác khắp hành tinh, PG và gần đây có Trường sinh học nhân điện, pháp Quán Am, kể cả Mật pháp…đều khởi xướng phục hồi năng lượng sinh học qua tâm linh, những pháp hành là một chấn động lực nâng cao tâm thức, tẩy rửa phiền trần như cơn sóng ba đào xô dạt xác chết khỏi đại dương, năng lượng tâm linh cũng đánh bạt mọi nghiệp thức, bạch tịnh hóa tâm thức, như vậy, không phải vô tình mà các tôn giáo khởi xướng tâm linh, vì tâm linh quyết định hữu hiệu những hạn chế mà khoa học vật chất không thể chu toàn, cái cơ bản của tôn giáo là tâm linh, nhìn ở góc độ khoa học, tâm linh là dạng năng lượng sinh học có ý thức, hoạt dụng của tâm linh là sóng năng lượng âm lưu như một âm lưu trong vũ trụ từ lúc hình thành và tồn tại, một âm lưu sinh trưởng thảo mộc, một âm lưu trưởng dưỡng thai nhi, đó là nguồn mạch sự sống như hít thở khí trời mà ta vẫn quên bẵng.
Cái hoạt dụng và dịu dụng của âm lưu bàng bạc khắp sự sống, tôn giáo biết nương vào đó để thăng hoa và trở về, khoa học một giới hạn nào đó cũng xử dụng chấn động lực âm thanh trong các ngành y học, nông nghiệp, công nghiệp… nhưng khoa học chưa tận dụng âm thanh như một nhiên liệu siêu vi thay thế nhiên liệu thô nhiều tác hại hiện nay, trái đất chúng ta đã một thời kỷ nguyên tiến bộ dùng âm thanh điều khiển vật bay không cánh một cách linh hoạt, đã từng xử dụng chấn động lực loại trừ lực hấp dẫn để nâng khối đá hàng tấn làm thành kỳ tích Angkor và Kim tự tháp;
Tóm lại, âm thanh, một chấn động lực luôn là nguồn tài nguyên vô tận để khoa học vật chất lẫn tâm linh thành đạt mọi ước mơ – phục vụ cho con người.
MINH MẪN