đậu tương đen hữu cơ

GĐPT & CLB Trẻ

18:15 02/12/2011

Phần XV: Vấn đáp ký lục (HT.Tuyên Hóa)

(TG&DT) - Nếu con muốn nghe một thứ âm thanh, hoặc là muốn nghe một cái gì, thì đó đều là vọng niệm. Đấy là một loại vọng giác, chớ không phải là Siêu Giác. Vì Siêu Giác thì rất tự nhiên, không có tham, không có cầu, không có trông mong bất cứ cái gì. Nếu con còn có cầu mong, thì không phải là siêu giác, mà có thể nói là vô giác đó.

Hỏi: Có người nói Ngài là Lão ma vương, vậy thì làm sao đây?


Đáp: Thế thì tôi là Lão Ma Vương vậy!


Hỏi: Việc sanh con từ ống thí nghiệm tượng trưng cho điều gì?


Đáp:Tượng trưng cho nhân loại sắp phải bị diệt vong!


Hỏi:Khổ là gì? Vui là gì?


Đáp:Nếu làm những chuyện mà mình không muốn làm thì mình cảm thấy khổ. Còn đối với việc mà muốn làm thì mình cảm thấy vui. Ví như nếu quý vị không có cái muốn, mà cũng chẳng có cái không muốn, đó tức là không khổ, không vui vậy.


Hỏi: Trong gia đình, vợ chồng nên đối xử với nhau như thế nào mới đúng? Có nhân cách quan hệ ra sao mới là chánh đáng?


Đáp:Phải kính trọng nhau như đối với khách. Vợ chồng biết tôn trọng lẫn nhau thì nhất định sẽ sanh con làm tổng thống. Còn nếu vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau thì nhất định sẽ sanh con làm ăn mày.


Hỏi:Trên căn bản thì sự tu hành là thế nào?


Đáp:Đừng vọng tưởng, không nên nghĩ ngợi nhiều như vậy. Niệm động thì trăm sự sanh, ngừng niệm thì vạn sự không. Một niệm động rồi thì chuyện gì cũng có, nếu một niệm không sanh thì toàn thể hiển hiện, chuyện gì cũng không có. Nhưng gốc căn bản là phải “Không có dục niệm” ham muốn. Đó là vấn đề cơ bản đấy.


Hỏi:Thiền sư Nhật Bổn là Đạo nguyên đã nói: “Ai cũng có thể thành Phật.” Nhưng con có lúc lại hoài nghi về lời nói này. Người khác thì có thể sẽ thành Phật chớ không phải là con!


Đáp:“Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật,” đó là do đức Phật Thích Ca nói, chớ không phải Thiền sư Nhật, Đạo Nguyên nói. Thật là tưởng tượng quá đáng.


Hỏi:Vậy chúng con nên tu như thế nào?


Đáp:Quý vị có thể tu được thế nào thì cứ tu như thế ấy, tự liệu sức mình, làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Việc gì làm không nổi thì cũng không nên gượng ép.


Hỏi: Tụng kinh có thể siêu độ cho tổ tiên không?


Đáp:Có chút chút, trong mười phần, người sống được bảy phần, còn ba phần cho người chết hưởng.


Hỏi: Con người sanh ra để làm gì?


Đáp: Con người sanh ra không phải là vì ăn cơm mà là phải giúp đỡ người khác. Bổn phận làm người là phải hoan hỉ giúp đỡ mọi người.


Hỏi:Con đã từng học qua thiền Siêu Giác. Trong lúc tĩnh tọa con nghe một thứ âm thanh, lại tưởng tượng ra phong cảnh ở biển. Lúc đầu con cảm thấy rất tập trung, cảnh giới rất khoái lạc. Nhưng trải qua một thời gian, lại cảm thấy càng lúc càng mơ hồ, có một chút hơi hỗn độn. Con không biết, cách thức thiền Siêu Giác này là tốt hay không tốt?


Đáp:Nếu con muốn nghe một thứ âm thanh, hoặc là muốn nghe một cái gì, thì đó đều là vọng niệm. Đấy là một loại vọng giác, chớ không phải là Siêu Giác. Vì Siêu Giác thì rất tự nhiên, không có tham, không có cầu, không có trông mong bất cứ cái gì. Nếu con còn có cầu mong, thì không phải là siêu giác, mà có thể nói là vô giác đó.


Hỏi: Thầy hướng dẫn thiền Siêu Giác dạy chúng con phải tưởng tượng ra một thứ âm thanh chi đó.



Đáp:Như vậy là trên đầu lại chồng thêm cái đầu và cưỡi lừa lại đi tìm lừa, là làm một chuyện thừa thải vô ích. - Vậy tức là không nghĩ tới cái gì hết, phải không? - Niệm động thì trăm sự sanh, Ngừng niệm thì vạn sự không – không còn vọng tưởng (tức thanh tịnh) thì sẽ không có chuyện gì cả (tức an lạc). Tâm dừng niệm tuyệt là chân phú quý, Tư dục đoạn tận là chân phước điền. Quý vị mà muốn nghe một thứ âm thanh thì đó là hướng ra ngoài để tìm cầu.



Hỏi:Vậy rốt cuộc thì phương thức tĩnh tọa Siêu Giác này là tốt hay không tốt? Vì hiện nay loại thiền này thì rất thịnh thành trên khắp thế giới.


Đáp:Đó là vì có số người không cách gì ngồi kiết già cho được, nên người ta mới nghĩ ra một phương pháp khác biệt thôi. Thật ra, muốn tĩnh tọa thì trước tiên phải học ngồi kiết già. Không luyện tập ngồi kiết già, không ra chút công phu mà muốn đắc đạo. Đó là chuyện không thể có được.


Hỏi: Thật vô lý, người xuất gia mỗi ngày chỉ ăn một bữa?


Đáp: Họ ăn nhiều thì dục niệm của họ cũng sanh nhiều thêm.


Hỏi:Con thường nghe nói rằng: tất cả những hành động của chúng ta đều sẽ trở thành chủng tử trong thức thứ tám. Con không biết giữa thức thứ tám này và bảy thức trước có mối quan hệ ra sao?


Đáp: Bảy thức trước là cùng làm việc với nhau trong thân thể chúng ta. Bảy thức đó đều chịu sự chi phối của thức thứ tám. Nếu phân tách ra thì bảy thức đó cũng không có trách nhiệm gì mà lãnh trách nhiệm lại là thức thứ tám. Nhưng đến lúc cuối cùng, khi thức thứ tám không thể điều khiển được bảy thức trước thì con người sẽ chết. Lúc chết, thức thứ tám rời khỏi thân thể sau hết, nhưng lúc nhập thai thì nó lại đến trước tiên.



Cho nên nói: “Đi sau tới trước làm chủ ông.” Thức thứ tám là chủ nhân ông, nếu y không tới thì bảy thức kia cũng không có tác dụng gì. Bảy thức đều do thức thứ tám mà có, nếu nó bị hư hoại thì bảy thức kia cũng bị hoại luôn. Giống như bộ phận tống dầu trong đầu máy xe mà bị hư thì các bộ phận còn lại đều không có tác dụng gì cả!


HT.Tuyên Hóa


Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp