đậu tương đen hữu cơ

GĐPT & CLB Trẻ

17:19 14/11/2011

Phần IX: Vấn đáp ký lục (HT.Tuyên Hóa)

(TG&DT) - Học Phật sẽ gặp phải chướng ngại, chỉ là xem tự mình có định lực hay không thôi. Nếu quý vị có đủ định lực và huệ lực thì gặp chuyện gì quý vị cũng có thể giải quyết một cách dễ dàng, chớ không bị chướng ngại làm cản trở. Nếu quý vị quá ngu muội, thì dù có bị con muỗi chích một cái quý vị cũng cho đó là chướng ngại, con ruồi hất cẳng một cái thì cũng cho là chướng ngại.

Hỏi: Con không biết là nên hạ thủ công phu như thế nào để tu tọa thiền, tham thoại đầu câu “Niệm Phật là ai?” hay “Ai đang niệm Phật?”


Đáp:Tham thoại đầu: “Niệm Phật là ai, ai đang niệm Phật,” tức là phải nghiền ngẫm, nghiên cứu mới được, chớ không phải là dùng câu đó để hỏi. Đây là phải tham (nghiền ngẫm) cũng giống như lấy dùi khoan lỗ, chừng nào dùi thấu qua được là biết ngay. Nếu chưa thấu qua thì dù con có hỏi cũng không hiểu đâu. Vì là pháp môn “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” tức ngôn ngữ, lời nói đều dứt đoạn và chỗ tâm hành cũng diệt hết, nên không ai nói ra được. Dù có người nào có thể nói cho con biết đi nữa thì cũng đều là giả cả.


Hỏi:Rốt cuộc thì con người từ đâu tới?


Đáp:Các vị có thấy sâu mọt trong khạp gạo không? Nó vốn là không có gì hết, nhưng bỗng nhiên lại sanh ra sâu mọt, mà chúng ta cũng không biết chúng từ đâu tới. Con người từ chân không mà sanh thì cũng tương tự như đạo lý trên.


Hỏi:Chồng con có vợ bé, con phải làm sao?


Đáp: Nên niệm “Tâm Kinh” nhiều thêm.


Hỏi:Đức Phật dùng thái độ nào để đối diện với kiếp nhân sanh?


Đáp:Từ, Bi, Hỉ, Xả.


Hỏi:Làm thế nào để kềm giữ tâm mình, nhất là người tại gia khi sống trong cảnh lục trần? Sống trong xã hội mà có nhiều sự cám dỗ, vậy chúng con nên tu trì pháp môn nào mới chánh đáng?


Đáp:Pháp môn này là muốn cho quý vị tự mình phải có chí khí, phải có sự cứng rắn và tự nói là sẽ không bị ngoại cảnh cám dỗ, dù cho có chuyện gì tới cũng không động tâm. Là vậy thôi chớ không có pháp môn gì cả. Không có một bài chú nào có thể khiến quý vị đừng bị ngoại cảnh lôi cuốn, cũng không có bộ kinh nào có thể kềm chế được tâm vượn ý mã của quý vị. Cho nên cũng vẫn là tự mình phải ra công phu và tự mình phải lập ý chí. Vạn pháp đều do tâm tạo, bởi thế nếu trong tâm quý vị không muốn bị ngoại cảnh lay chuyển thì cũng không ai lay động quý vị được.


Hỏi:


1) Niệm Phật có cần phải xuất gia hay không?


2) Đoạn dục trừ ái là đoạn loại dục nào và trừ loại ái nào? Có phải là đoạn tình ái vợ chồng, hay đoạn tình cha mẹ, bạn bè? Xin Sư Phụ khai thị cho.


3) Tình cảm lúc ban đầu giữa nam và nữ rất tốt, nhưng về sau thì một bên lại đổi dạ, vậy có đáng tìm người ấy trở lại hay không? Nếu như người này thật lòng muốn thử để người kia quay về, như vậy có được không? Vậy phải theo đuổi như thế nào để người kia trở lại?


Đáp:


1) Tại sao niệm Phật cần phải xuất gia? Nếu niệm Phật thì phải xuất gia, vậy xuất gia rồi sẽ niệm cái gì?

2) Tôi không biết xay tàu hủ (đi vòng vòng).

3) Đối với chuyện đó thì tôi không phải là chuyên môn. Cho nên, tôi không có cách chi để chỉ bảo cho quý vị.


Hỏi:Trong lúc ngồi thiền, trong tâm con nên quán tưởng cái gì?


Đáp:Không có chỗ nào nhất định cả. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm,” tức nên không chỗ trụ mà sanh tâm. Nếu phải có một chỗ tức là trụ ở chỗ đó rồi. Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, tức là ở ngay chỗ đó mà dụng công phu.


Hỏi: Mỗi khi nước Mỹ tham dự vào cuộc chiến thì đều có phe phản chiến biểu tình. Xin hỏi Hòa Thượng, Ngài có lối nhìn như thế nào về phe phản chiến này?


Đáp:Phản chiến tức là có một trận chiến khác lại nổi lên. Những người lính chiến đấu này đều là những người đã phản chiến trong thời quá khứ.


Hỏi:Sanh, lão, bệnh, tử trong đời này là do sự tích lũy nghiệp chướng của đời trước mà thọ nhận. Nhưng đa số lại không biết là do những việc làm xấu của kiếp trước mà thành nghiệp chướng của đời này. Họ cứ nghĩ rằng, khi họ bị bệnh là không có nguyên nhân gì. Như vậy, có phải là một sự trừng phạt quá nặng nề đối với con người hay không?


Đáp:Ai bảo chú sanh ra làm người chi?


Hỏi: Người ta thường nói: Do giới mà nhập định và sẽ sanh huệ. Vậy sao thiền tông chỉ nói là cùng tu trì định huệ cho đến lúc giác hành viên mãn?


Đáp:Đấy là tùy tiện muốn nói sao cũng được. Nếu chú chỉ nói riêng lẻ về giới thôi thì cũng được, hoặc chỉ nói về định hay chỉ nói về huệ thôi cũng được. Việc này là do tôn chỉ và lý luận của mỗi cá nhân lập ra, chớ không có một tiêu chuẩn gì nhất định cả.


Hỏi:Trong bài thơ “Vũ Trụ Bạch” Sư Phụ có viết câu: “Song chưởng đả phá hư không tận,” nghĩa là hai tay đánh nát cả hư không. Vậy là nghĩa gì?


Đáp:Không có ý nghĩa gì cả, nếu có ý nghĩa thì không đánh nát được hết hư không!


Hỏi: Rau cải cũng có sanh mạng. Vậy ăn chay có kể như là sát sanh không?


Đáp: Ăn thịt thì sát sanh, cho nên tôi không ăn thịt. Nếu ăn chay cũng là sát sanh, thì tôi cũng không ăn chay.


Vậy thì ăn cái gì? Lúc trước đã có nhiều người hỏi về vấn đề này rồi. Rau cải tuy là có sanh mạng, nhưng chúng không có trí huệ là bao nhiêu. Chúng không biết chạy, cho nên khi quý vị ăn chúng, chúng cũng không chạy đi đâu. Rau cải tuy có tánh mạng, nhưng chúng không sợ hãi mà cũng không bỏ chạy. Hãy xem con muỗi đó, khi nó hút máu quý vị, nếu quý vị chỉ cần động đậy một chút là nó liền bay đi, nếu quý vị giết nó thì tức là sát sanh.


Hỏi:Có thể dùng âm nhạc tiếng Phạn để cúng dường Phật không?


Đáp: Cái chi cũng được cả. Những gì mà con thích thì đều có thể cúng dường Phật và Bồ Tát vậy.


Hỏi:Tại sao có ma?


Đáp:Đó là vì trong tự tánh có ma, cho nên mới lôi cuốn ma bên ngoài vào. Ma của tự tánh là: tham, sân, si. Chúng là chất độc của tự tánh, nên mới tiếp dẫn bọn ma ở bên ngoài.


Hỏi:Học Phật như thế nào để không bị chướng ngại?


Đáp:Học Phật sẽ gặp phải chướng ngại, chỉ là xem tự mình có định lực hay không thôi. Nếu quý vị có đủ định lực và huệ lực thì gặp chuyện gì quý vị cũng có thể giải quyết một cách dễ dàng, chớ không bị chướng ngại làm cản trở. Nếu quý vị quá ngu muội, thì dù có bị con muỗi chích một cái quý vị cũng cho đó là chướng ngại, con ruồi hất cẳng một cái thì cũng cho là chướng ngại.


Hỏi:Làm sao để trừ bỏ sự quấy nhiễu khốn đốn chất chứa trong tâm?


Đáp: Mới vừa rồi chú có thấy người đó không? Ông ta có đầy đủ cả tham sân si, và ông ta đang hiện thân nói pháp đấy.


Hỏi: Bồ Tát Quán Thế Âm từ đâu đến?


Đáp: Quý vị hãy tự hỏi mình là từ đâu ra?


Hỏi: Thỉnh hỏi, thường ngày trì chú là chuyên trì một bài chú hay là trì niệm nhiều loại chú? Trì chú nào được lợi ích thù thắng hơn?


Đáp: Không có được lợi lộc gì! Vì đều là pháp bình đẳng, không có cao thấp. Một tức là nhiều, nhiều cũng là một. Con niệm chú nhiều nhưng cũng phải chuyên tâm thì mới linh nghiệm. Nếu con có thể chuyên nhất trì tụng một bài chú thôi thì càng được linh nghiệm hơn. Đó là bởi vì con có lòng tham nên mới nói là muốn niệm nhiều chú, nhiều kinh thêm một chút. Đây đều là do lòng tham của con tác quái đó thôi!


Hỏi:


1) Như thế nào mới là một người tại gia hoàn toàn: vừa lo cho sự nghiệp và vừa có thể tu hành?


2) Người tu tại gia có thể nói chuyện tình ái không?


Đáp: Nếu muốn làm người tại gia thì đừng nên làm người xuất gia. Còn nếu muốn làm người xuất gia thì không nên làm người tại gia. Con không thể, một lúc vừa bắt cá lại vừa bắt gấu được.


Hỏi: Theo như trong Kinh điển Phật giáo bảo rằng: Ngọc Hoàng Đại đế của Đạo giáo tức là Thiên chủ Thích Đề Hoàn Nhân ở trời Đao Lợi, nhưng Đạo giáo lại không thừa nhận điều đó. Họ nói Ngọc Hoàng Đại Đế và tất cả Đại La Kim Tiên đều ra khỏi luân hồi, nên họ tuyệt đối là sẽ không có ở dục giới và cũng chưa từng chống đối với A Tu La. Thỉnh hỏi Hòa Thượng, chuyện này rốt cuộc là sao?


Đáp: Vấn đề đó dù có đi kiện cáo cũng không xong. Thế tục có câu “Quan thanh liêm thì khó xử chuyện gia đình.” Còn Pháp Sư này thì khó dàn xếp chuyện tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều nói giáo phái của mình là số một, và chỉ mình là có đạo lý. Thật ra họ đều là đang gãi ngứa trên giày, như là người mù sờ voi. Rốt cuộc thì Ngọc Hoàng Đại đế cao bao nhiêu, mập cỡ nào, có màu sắc chi, họ có biết hay không? Tôi có biết không? Quý vị có biết không? Tôi tin là không có gì để làm bằng chứng cả.


Hỏi: Nếu muốn vãng sanh thì làm sao giải quyết?


Đáp:Quý vị mang theo nhiều rác rưởi quá như vậy thì làm sao mà vãng sanh cho nổi!


Hỏi:Phương pháp tọa thiền của các vị có chỗ nào không giống với phương pháp tọa thiền của Pháp sư Ajahn Sumadho? Nếu có, thì chỗ không giống đó ra sao?


Đáp:“Quy nguyên vô nhị lộ, phương tiện hữu đa môn,” đường về nguồn chỉ có một mà cửa phương tiện thì nhiều. Đây cũng giống như quý vị có khuôn mặt của quý vị, tôi có khuôn mặt của tôi, họ có bộ mặt của họ. Khuôn mặt của mọi người tuy không giống nhau, nhưng chúng ta đều là người, và tâm chúng ta đều giống như nhau. Không vì thế mà quý vị bảo là hình dáng của mỗi người thì phải giống y hệt nhau. Đó là đạo lý thì giống y nhau.


Hỏi:Làm thế nào để trẻ con khai mở trí huệ?


Đáp:Nếu con không ngu si thì sẽ sanh con có trí huệ.


Hỏi: Đệ tử ngu độn, ngẫm nghĩ không thấu suốt được bổn tâm mình. Trong lúc tọa thiền mà không để ý thì bị ngủ gục. Đối với hai vấn đề trên, con nên khắc phục như thế nào?


Đáp:


1) Đâu có chuyện dễ như vậy, mới tu có đôi ba ngày mà đã đòi thấu rõ được bổn tâm.

2) Ngủ mà không có vọng tưởng thì càng tốt.


Hỏi:Ban tòa án tư pháp nên cứu người như thế nào?


Đáp: Là phải “đại công vô tư”, không tham của đút lót, không nhận vật hối lộ, vì nhân dân mà phục vụ.


Hỏi: Thật là có số mạng không? Con người có khả năng điều khiển vận mạng số kiếp của họ được không?


Đáp:“Người Quân tử biết cách tạo mạng mình, Mạng do ta lập, phước tự mình cầu. Họa phước vô môn, bởi người tự chiêu Quả báo thiện ác như bóng theo hình.” Người quân tử có thể sáng tạo và thay đổi vận mạng của họ. Đa số người đời vì không hiểu, nên cứ nghĩ rằng, mọi sự đều do trời định. Nhưng nếu quý vị có lòng tin và nghị lực, thì trong một niệm là có thể từ chỗ phàm phu nhảy vọt lên quả vị Phật. Nếu như tất cả đều là định mạng, có số mạng nhất định, vậy khi chưa học Phật chúng ta có thể bói quẻ trước để xem mình có cơ hội thành Phật hay không? Số mạng gặp thiện và ác thì không phải là cố định. Nếu quý vị là người đại thiện hoặc là người đại ác, như quý vị đã làm những chuyện vượt qua khỏi phạm vi của người thường, thì vận mạng của quý vị cũng không giống với người thường.


Hỏi:Phật giáo nói - tất cả đều bình đẳng, vậy người và chó cũng nên bình đẳng mới phải? Tại sao có sự phân biệt giữa người và súc vật?


Đáp: Chú có thể kêu chó là “CHA” không?


Hỏi:Như có lúc nghe được một bài hát hoặc một khúc nhạc rất hay, chúng con có thể đem bài hát đó cúng dường Phật và Bồ Tát không? Chúng con nên cúng dường như thế nào?


Đáp:Thì cũng cứ hát đi, nhưng quý vị phải biết bản nhạc đó không có khuynh hướng dâm loạn hoặc có ý tà dâm, thì mới chánh đáng. Hiện ở Vạn Phật Thành chúng ta cũng có những bài hát Phật giáo và đều có thể dùng để cúng dường Phật. Thí dụ như khi chúng ta tán tụng trước đức Phật, thì đó cũng là dùng các bài ca để cúng dường Phật vậy. Trong Kinh Pháp Hoa cũng có nói rất rõ là các bài hát có âm nhạc, những bài chú tán tụng đều có thể cúng dường được hết.


Hỏi:Làm thế nào để ủng hộ Phật giáo?


Đáp:Để ủng hộ Phật giáo, quý vị nên lặng lẽ quán sát. Nếu là đạo thì nên tiến tới, còn không là đạo thì hãy thoái lui. Quý vị nên suy nghĩ cho chính chắn, vì có khi quý vị xuất tiền của là tạo công đức, có lúc xuất tiền của thì lại tạo tội. Người xuất gia không được có tiền của, một khi có tiền thì họ sẽ không giữ qui luật. Quý vị mà giúp họ, họ sẽ tha hồ ăn uống, điếm đàng, bài bạc. Được nhiều tiền thì họ sẽ hoàn tục. Nếu quý vị không giúp họ, thì họ còn tiếp tục tu hành. Nhất là khi chỉ có một người xuất gia sống đơn độc, thì chỉ cần có đủ ăn là được rồi.


Hỏi:Làm sao cho xã hội được an tường?


Đáp: Chúng ta nên bắt đầu từ sự giáo dục, dạy dỗ cho trẻ nhỏ biết hiếu thuận với cha mẹ và biết trung thành với quốc gia.


HT.Tuyên Hóa

Bình luận (1)

Đừng nên sử dùng những hình ảnh như thế này: TĂNG NI NGỒI SÁT BÊN NHAU. Tôi thấy điều này ko hay lắm. Hình như nhà Phật ko cho phép như thế!...
Văn Dũng ( 15/11/2011 13:15:53)

Viết bình luận mới

Tên bạn
Email
Nội dung
 
  • Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa dát vàng nổi tiếng
  • Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng) Bộ hình ảnh Thập nhị Dược Xoa Thần tướng (Thích Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội Chùm ảnh "Hoa Hồng xuống phố" - TP.HCM và Hà Nội
  • Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng) Chùm ảnh: Tranh thư pháp mùa Vu Lan 2012 (Minh Hoàng)
  • Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo Chùm ảnh: Nghệ An tràn ngập sắc màu Phật giáo
  • Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ Đưa quá khứ bước ra từ những pho tượng giả cổ
  • Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa) Lược sử Ðức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập niết bàn (HT.Thiện Hoa)
  • Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc Đa dạng, hân hoan Phật đản tại Hàn Quốc
  • Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ” Người giữ hồn “Quốc hoa Tây Hồ”
  • Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội Chùm ảnh: Hoa "Đức Phật" rực sáng đường phố Hà Nội

Đánh giá của bạn về giao diện website: tongiaovadantoc.com

Rất tiện lợi và chuyên nghiệp
Giao diện đẹp dễ dùng
Tôi có một góp ý cho TG&DT
Cũng bình thường
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp