Qua những ngày nóng bỏng về vụ” thầy trò Đướng Tông…” nhiều cư dân mạng và độc giả báo giấy, đã có những phản ứng gay gắt.
Trước sự việc diễn biến như vậy, ông Trần Sỹ Minh, giám đốc ngôi nhà tuổi trẻ tuyên bố tỉnh bơ: "Tôi phụ trách chung nhiều mảng nên không có điều kiện theo dõi sát sao nội dung cuộc thi. Việc một tác phẩm dự thi bị độc giả phản ảnh là 'phản cảm' là điều hoàn toàn nằm ngoài ý muốn và chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm"
Vâng, ông phụ trách chung nhiều mảng có nghĩa một mình ông ôm đồm công việc mà không có phụ tá? Vô lý! Nếu có phụ tá thì ông cũng phải chỉ đạo mục đích công việc, khuynh hướng và dự đoán những điều bất cập cần phải tránh. Sự việc xẩy ra đã nói lên tinh thần vô trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức. Việc một tác phẩm dự thi bị độc giả phản ánh là “phản cảm” là điều hoàn toàn nằm ngoài ý muốn…Một câu nói của một giám đốc hết sức vô nghĩa, bởi lẽ, có ai muốn bị phản cảm đâu mà gọi là ngoài ý muốn, bị phản cảm là do thiếu tinh thần trách nhiệm thì không thể nói muốn hay ngoài ý muốn. Và cuối cùng “chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm” thế là xong?
Trẻ con chơi đốt nhà hàng xóm, bố mẹ qua bảo: Đó là ngoài ý muốn, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm? Chỉ có nhữung cán bộ vô trách nhiệm mới nói như thế. Trong những quốc gia tiến bộ, cấp dưới làm sai, cấp trên xin lỗi và tuyên bố từ chức ngay. Thậm chí tai nạn giao thông cũng buộc bộ trưởng giao thông tự nguyện từ chức. Xã hội ta chưa đạt được trình độ ý thức và nhân cách như thế nhưng chẳng lẽ lời xin lỗi cũng không đủ can đảm thốt ra?
Hầu như chưa có cán bộ nào đứng ra xin lỗi người dân khi sự việc làm mất lòng dân, có lẽ họ nghĩ luôn luôn người dân sai chứ cán bộ không thể sai : ”VÔ NGỘ” !!! rút kinh nghiệm là câu nói thuộc lòng trước những sự cố gây tổn thương như vậy.
Tuy hai tiếng xin lỗi một cách nhẹ nhàng, nhưng rất khó cho những con người luôn bảo thủ và vô rách nhiệm.
MINH MẪN
13/3/2012