Ngày 12 – 14/5/2011, Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Thái Lan, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban Ki-moon, đã gởi bức thông điệp đến Đại lễ. Nay xin giới thiệu nội dung bức thông điệp ấy đến bạn đọc.
Ngày 12 – 14/5/2011, Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Thái Lan, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban Ki-moon, đã gởi bức thông điệp đến Đại lễ. Nay xin giới thiệu nội dung bức thông điệp ấy đến bạn đọc.
Tôi hân hoan gởi lời chúc mừng nồng hậu đến toàn thể quý vị tham dự Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8 tại Thái Lan.
Quý vị đã chọn chủ đề về sự phát triển kinh tế xã hội, một chủ đề có tính hiện đại, nhưng cốt lõi của nó lại là vấn nạn về khổ đau của nhân loại mà chính Đức Phật Thích Ca đã nhìn thấy và đã nhấn mạnh cách đây hơn 2.500 năm, khi Ngài từ giã hoàng cung, từ bỏ những thứ sở hữu của thế tục để xuất gia tầm đạo.
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu và kho giáo lý ấy có thể định hướng cho những nỗ lực giải quyết các vấn đề nghiệm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới ngày nay.
Lời huấn thị của Ngài chống lại ba thứ độc hại, đó là tham lam, sân hận và si mê. Lời huấn thị ấy có thể khơi dậy những cuộc hội đàm đa phương về sự đói kém đang ảnh hưởng đến gần một tỷ người trong thế giới giàu có của chúng ta, về sự bạo lực đầy thú tinh cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm, và về sự tàn phá một trường một cách vô tội vạ gây nguy hại cho ngôi nhà duy nhất của chúng ta, trái đất mà chúng ta đang sống.
Rất nhiều tổ chức của Phật giáo đang thực hành giáo pháp của Đức Phật. Tôi vô cùng cảm ơn sự ủng hộ của họ đối với những hoạt động của Liên hiệp quốc nhằm đạt được Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ, đối với kế hoạch chi tiết nhằm giải quyết những thách thức về kinh tế xã hội mà thế giới đang phải đối mặt.
Nhân ngày Đại lễ Vesak, tôi hy vọng là tất cả mọi người có thể dựa vào những lời dạy có giá trị phổ quát trong đạo Phật để hành động trong tình đoàn kết với những người đang khổ đau, để góp phần tạo nên một thế giới nhiều tình thương yêu hơn, nhiều sự tỉnh giác hơn cho tất cả chúng ta.
Theo Minh Nguyênchuyển ngữ/phattuvietnam.net